Tại sao chúng ta không cảm thấy hạnh phúc hơn trong suốt những ngày lễ?

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Nhiều người trong chúng ta đang đợi chờ hạnh phúc. Chúng ta tin rằng nếu chúng ta không hạnh phúc ngay bây giờ thì chúng ta sẽ hạnh phúc khi sự nghiệp của chúng ta cuối cùng cũng thăng hoa, khi chúng ta có em bé, khi chúng ta tìm được người đàn ông hoàn hảo, khi chúng ta giàu có.

Điều hoang đường về hạnh phúc” này là nguy hại, vì những kỳ vọng quá cao của chúng ta có thể gây ra một cuộc khủng hoảng lớn khi chúng ta nhận ra đạt được những giấc mơ đó không làm cho chúng ta hạnh phúc mãnh liệt (hoặc hạnh phúc rất lâu) dù chúng ta tin rằng chúng sẽ.

cotet-tapchiamthuc.vn.jpg


Những ngày lễ là một thời điểm có đầy ắp những kỳ vọng lạc quan. Chúng ta mong đợi những ngày đó suốt cả năm, viết danh sách những việc cần làm, tìm kiếm quà, lên kế hoạch đi du lịch. Chúng ta kỳ vọng nhìn thấy sự vui sướng trên khuôn mặt những đứa trẻ khi chúng mở quà, sự kinh ngạc chúng ta cảm nhận trong suốt những nghi lễ tôn giáo, sự phấn khích của một chuyến du lịch mà chúng ta chờ đợi đã lâu và niềm vui đoàn tụ với bạn bè và thành viên gia đình.

Tuy nhiên, khoa học chỉ ra rằng những kỳ vọng cao đó thường nguy hại và sai lầm. Nguy hại vì chúng có thể dẫn đến sự thất vọng và thậm chí trầm cảm. Sai lầm vì chúng ta tập trung quá nhiều vào những thời điểm nổi bật (ví dụ, kỳ nghỉ, các chuyến đi hoặc các bữa tiệc) và tập trung quá ít vào những công việc thường ngày, những yếu tố kích thích và những rắc rối nhỏ là những thứ ảnh hưởng nhiều nhất đến hạnh phúc của chúng ta.

Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những điều gây khó chịu thì tồi tệ hơn những thảm họa và những niềm vui hằng ngày ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng ta nhiều hơn những sự kiện to lớn.

Thật không may, những ngày lễ đầy những rắc rối, căng thẳng và điều bực mình. Xe bị hỏng, va li bị thất lạc và trẻ con đánh nhau... Do đó, khi những mơ tưởng về ngày lễ của chúng ta va chạm với thực tế cuộc sống thì nó không được thỏa mãn.

Tại sao chúng ta không hạnh phúc hơn trong suốt những ngày lễ? Vì mặc cho những thách thức hằng năm, những kỳ vọng của chúng ta về niềm vui ngày lễ vẫn quá lạc quan và quá tự tin từ năm này qua năm khác.


Nguồn Why Aren't We Happier During the Holidays?
The Holidays Are a Time of Pollyannaish Expectations
Published on December 1, 2013 by Sonja Lyubomirsky, Ph.D. in How of Happiness
PsychologyToday
 
Oa, mong đến Tết quá ^^! :Conan24:Xem Táo quân, trông bánh chưng, ngồi cả ngày với bà, chả làm gì đợi đến bữa tối thì ăn bánh chưng =)) Bé còn hay đi chơi theo người lớn, chứ bây giờ chả đi đâu mấy cả, toàn ngồi nhà không. Nhưng vẫn vui^^:Conan20:
 
Sắp đến Tết rồi, nhưng cảm giác thực sự không còn muốn đến Tết nữa. Tết ngày nay đã bớt đi nhiều cái không khí vui vẻ, đầm ấm của cái Tết ngày xưa. Tết đến, mỗi người thêm một tuổi, em bé mới ngày nào giờ đã biết đi, con bé học mẫu giáo năm nay đã học lớp 1, bản thân mình thì lớn hơn một chút... không còn tính trẻ con nữa. Ba mẹ cũng già thêm một tuổi, những sợi tóc bạc của ba, những nếp nhăn trên gương mặt mẹ cũng xuất hiện nhiều hơn. Bà của mình... cũng già thêm một tuổi...
 
Dù gì cũng thích Tết nhất.
 
Mình vẫn muốn có ngày lễ để được nghỉ ngơi, xả hơi xíu, nhiều việc, nhức đầu quá, lâu lâu nghỉ phép được ngày thế mà điện thoại vẫn réo, ngủ mà bị dựng đầu dậy, mình là mình cũng hay trả lời điện thoại, nhưng đôi lúc đuối quá, thấy số lạ đôi khi nhức đầu quá chẳng muốn bắt máy mà mình không muốn bấm reject do phép lịch sự, nhưng nhiều khách hàng họ gọi tới khi nào mình bắt máy mới thôi, nhiều lúc đang đi ngoài đường điện thoại rung tới khi nào Alo mới thôi. Mong Tết quá hà, được về ở cả ngày với ba mẹ dài ngày <thật ra cũng chẳng dài lắm>, được tự do đi nhong nhong, được ăn đồ món mẹ nấu, thịt kho Tàu mềm lụn, chưa kịp cắn mà mỡ nó đã tan ra:KSV@11:
 
Cảm giác đợi chờ cái tết đến sao mà nó lâu qua
 
tết xa nhà, xa người thân thì sẽ k còn ý nghĩa gì nữa
 
×
Quay lại
Top