Tại sao bạn khó đón nhận sự chỉ trích?

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo
Why Criticism Is So Hard to Take 
Published on January 29, 2009 by Leon F. Seltzer, Ph.D. in Evolution of the Self

Rất ít người có thể đón nhận sự chỉ trích 1 cách hoà nhã. Đối với hầu hết chúng ta, bị chỉ trích là điều khó chịu nhất, thậm chí tồi tệ nhất. 

Tất cả chúng ra đều có nhu cầu cảm thấy tốt về bản thân, vì vậy khi ai đó đánh giá chúng ta một cách tiêu cực, bất kỳ sự hoài nghi nào chúng ta có thể có về bản thân ngay lập tức xuất hiện. Và ai trong chúng ta không có những nỗi hoài nghi sâu xa về giá trị bản thân, năng lực, những phẩm chất tốt hoặc sự quyến rũ ngoại hình? 

Sau đây là những lời giải thích tại sao hầu như tất cả chúng ta dễ bị tổn thương trước sự chỉ trích. Cần nhấn mạnh rằng, đó là điều phổ biến và có thể hiểu được khi bạn cảm thấy bị tổn thương, nhưng không có nghĩa là chúng ta bị khuất phục hoàn toàn trước sự chỉ trích. Nhưng nếu chúng ta vượt qua sự phòng vệ mang tính thói quen trước sự chỉ trích, chúng ta trước tiên phải học cách làm thế nào để trở nên tự khẳng định bản thân nhiều hơn (self-validating). Một khi cảm giác an toàn cá nhân của chúng ta bám chặt từ bên trong thì những gì người khác nghĩ về chúng ta sẽ không còn là mối bận tâm chính. 

Ở đây tôi sẽ mô tả 1 số lý do mà sự chỉ trích có thể dễ dàng gây ra 1 phản ứng phòng vệ. Những lời giải thích đó có thể mô tả đặc điểm những phản ứng của bạn trước sự đánh giá tiêu cực nhiều như thế nào có thể giúp bạn quyết định (1) những gì bạn có thể cần làm việc từ bên trong, để trong tương lai bạn sẽ ít bị tổn thương trước sự chỉ trích của người khác, và (2) những gì, bên ngoài, bạn có thể muốn thay đổi trong cách bạn đương đầu với người khác, để bạn có thể giảm bớt khả năng gây ra những sự phòng vệ của họ. 

Có thể khi còn là 1 đứa trẻ, bạn thường xuyên (thậm chí liên tục) bị chỉ trích bởi những người chăm sóc bạn. Vì không ai trong chúng ta mới lọt lòng mẹ đã được xã hội hoá đúng đắn, vì vậy bố mẹ của chúng ta phải chuẩn bị cho chúng ta trở thành những công dân của xã hội, giúp chúng ta học cách làm thế nào để quan hệ với những người khác để không gây ra sự phản đối hoặc sự từ chối. Rất ít bố mẹ nào có đủ kỹ năng để không làm chúng ta kết cuộc trở nên quá nhạy cảm và do đó phản ứng quá mức trước sự chỉ trích. Kết quả là, những sự đánh giá tiêu cực chúng ta nhận được khi trở thành người lớn có thể tự động nhắc chúng ta về sự khiếm khuyết chúng ta cảm nhận sâu sắc khi bị chỉ trích khi còn bé. 

Giả định rằng chúng ta chưa bao giờ xử lý được hoàn toàn những cảm xúc bị tổn thương sâu xa đó, thì khi đó tất cả những thành tựu của chúng ta khi chúng ta trưởng thành - những thành tựu đó nên xác minh năng lực thực chất của chúng ta - sẽ không đủ để bảo vệ chúng ta không phải trải nghiệm lại một số phần bị tổn thương trước đây còn sót lại bất cứ khi nào chúng ta bị bắt lỗi. Đây là lý do tại sao những sự chỉ trích ở hiện tại có khả năng gây ra trong chúng ta nhiều đau khổ về cảm xúc. Thêm nữa, chừng nào những thành tựu ở tuổi trưởng thành của chúng ta chưa bao giờ được nội tâm hoá đầy đủ, thì chúng ta có nhiều khả năng cảm thấy bị thúc ép phải làm dịu đi bất kỳ lời đánh giá tiêu cực nào chống lại chúng ta thông qua một số kiểu tự phòng vệ - cho dù đó là phòng vệ dưới hình thức phàn công ("Tôi không sai - bạn sai!"), bảo vệ vị trí của chúng ta, hoặc thích ứng với người khác hoàn toàn. 

Một lần nữa, hãy nhìn vào quá khứ (khi chúng ta "nhạy cảm" trước sự chỉ trích ban đầu), chúng ta cảm thấy như thế nào khi bị chỉ trích bởi ai đó dường như rất quan trọng với chúng ta. Trong giây phút đó, điều mà hầu hết chúng ta trải nghiệm là sự đau đớn khi bị rút lại tình yêu, sự thừa nhận và sự ủng hộ. Những thân chủ của tôi nói về trải nghiệm khi họ bị chỉ trích nặng nề bởi những người chăm sóc họ, khiến họ cảm thấy không chỉ đơn giản là sự khiếm khuyết mà đó còn là sự không được chấp nhận và thậm chí bị bỏ rơi. Và đối với 1 đứa trẻ bất an - và đến một mức độ nào đó, ai trong chúng ta không cảm thấy bất an khi còn là 1 đứa trẻ? - những phản ứng của bố mẹ như vậy có thể gây ra nỗi lo sợ rất lớn trong chúng ta và sự rối loạn cảm xúc nói chung. 

Sau tất cả, làm thế nào những sự chỉ trích như vậy không tạo ra 1 mối đe doạ ngay lập tức đối với mối quan hệ gắn bó mà chúng ta khi còn bé rất cần nếu chúng ta muốn duy trì 1 cảm nhận về bản sắc gia đình và sự thuộc về an toàn? Trong giây phút bị chỉ trích - đặc biệt là những lời chỉ trích thô bạo, bôi xấu - thì mối liên kết hoà thuận mà chúng ta cần để cảm thấy quan hệ an toàn với ai đó mà chúng ta phải phụ thuộc vào, bị vỡ vụn hoặc bị cắt đứt. Và ngay cả khi chúng ta lớn lên (và hy vọng là thông minh hơn), những tình huống chúng ta bị chỉ trích không tránh khỏi sẽ liên kết với - và do đó có thể dễ dàng gây ra - nhiều trải nghiệm lo sợ, thất vọng và thất bại trước đây. Trở nên ý thức về sự tổn thương trước đây của chúng ta có thể là 1 trong những lý do tại sao bị chỉ trích trong hiện tại có thể thúc đẩy chúng ta nói với bản thân khác đi trong những tình huống như vậy, khi ai đó bắt lỗi chúng ta. 

Khi chúng ta không được tán thành, chúng ta có thể trải nghiệm mối bất hoà đó như là 1 sự làm nhục. Sự nhạy cảm 1 cách tiêu cực trước sự chỉ trích, chúng ta có thể đáp lại như thể chúng ta bị nói rằng chúng ta là người tồi tệ, xấu xa hoặc ngu ngốc. Trong những trường hợp như vậy, đứa bé bị tổn thương bên trong chúng ta - chưa bao giờ được chữa lành hoàn toàn khỏi những tổn thương đầu đời và những lời chỉ trích có thể quá mức của bố mẹ - có thể bị chảy máu lần nữa. Và do đó chúng ta đơn giản là không thể lắng nghe 1 cách khách quan những nhận xét của người khác, bình tĩnh đánh giá chúng và đáp ứng lại phù hợp. Nếu sự chỉ trích của họ làm chúng ta tức giận, chúng ta bị thúc ép phán ứng lại với những cảm xúc mãnh liệt hơn là dựa trên lý trí. Do đó, điều quan trọng là chúng ta học cách làm thế nào để nói chuyện một cách yêu thương và làm yên lòng đứa trẻ bất an này bên trong chúng ta. 

Sự chỉ trích, thậm chí những lời chỉ trích có ý định tốt, cũng có thể được hiểu như 1 sự tấn công trực tiếp đến cái tôi của chúng ta. Khi chúng ta gắn bản thân với ý thức về cái tôi của chúng ta thì lúc đó, bất cứ khi nào quan điểm của chúng ta bị nghi ngờ, không thể tin tưởng được hoặc không được đồng ý, thì chúng ta cảm thấy bản thân lâm vào cảnh nguy hiểm - sự cân bằng tâm lý, cảm xúc của chúng ta trở nên mất cân bằng. Khi điều này xảy ra, hãy nhắc nhở bản thân rằng, cho dù chúng ta đã nói hoặc làm điều gì đó sai trái thù chúng ta về cơ bản vẫn ok. Tình huống đó không thực sự đòi hỏi chúng ta phải bảo vệ bản thân, vì sự chấp nhận bản thân của chúng ta không phụ thuộc vào sự ủng hộ của người khác. Và cuối cùng, cái nhìn tích cực về bản thân có thể giúp chúng ta chống lại bất kỳ và tất cả những sự đánh giá tiêu cực.

Tuy nhiên, những gì chúng ta thường làm khi bị chỉ trích là cố gắng lấy lại sự cân bằng tâm lý của chúng ta bằng cách tập trung tất cả sự chú ý của chúng ta vào người chỉ trích. 1 phản ứng như vậy khó dẫn đến sự phát triển cá nhân, nhưng nó có thể không cưỡng lại được trong những tình huống mà cái tôi của chúng ta bị nguy hiểm.

Thêm nữa, đối với những người đặc biệt cảm thấy bất an về việc người khác nghĩ gì về họ - và do đó nhạy cảm với những lời chỉ trích nhẹ nhàng nhất - thậm chí 1 đề xuất có ý định tốt cũng làm họ cảm thấy bị đe doạ. Những đề xuất của người khác có thể bị xem như 1 sự đánh giá tiêu cực về cách chúng ta làm việc. Những đề xuất đó có thể làm chúng ta cảm thấy đúng hoặc bị đổ lỗi, hoặc chúng ta bị xem là bất tài, cho dù là về trí tuệ, nhận thức, nguyên tắc hoặc bất kỳ điều gì khác. Thật khó để chấp nhận 1 lời đề xuất đơn giản nếu những sự hoài nghi về bản thân vẫn nằm bên trong chúng ta.

Cuối cùng, mặc dù các tài liệu tâm lý dường như chưa nhận ra điều này, có thể có điều gì đó bẩm sinh về phản ứng tiêu cực trước lời chỉ trích. Những gì xảy đến với chúng ta về mặt thể lý và sinh lý khi chúng ta bị chỉ trích cũng gần giống với cách cơ thể chúng ta phản ứng lại khi ai đó đấm chúng ta. Theo kinh nghiệm, bị nhắc nhở hoặc khiển trách gần giống với bị tát hoặc bị hành hung. Mặc cho tính dễ bị tổn thương bầm sinh trước sự chỉ trích này, nếu chúng ta có thể lặp đi lặp lại với bản thân rằng mối đe doạ chủ quan mà chúng ta đang trải nghiệm thực sự không có gì hơn ngoài 1 'sự ảo tưởng nhận thức', thì chúng ta có thể chặn trước nỗi đau tiềm tàng của sự chỉ trích. 


Nguồn: psychologytoday
 
×
Quay lại
Top