Tài liệu :Pháp luật thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
III. Chế độ pháp lý thị trường ngoại hối.

Hoạt động ngoại hối bao gồm nhiều nội dung khác nhau liên quan đến ngoại hối như đầu tư, hoạt động tín dụng, bảo lãnh, mua bán, và tiến hành các giao dịch khác mà đối tượng giao dịch hoặc chuyển giao là ngoại hối[1]. Từng nội dung cụ thể của hoạt động này đã được phản ánh trong hoạt động của các tổ chức tín dụng hoặc hoạt động của các tổ chức và cá nhân có giao dịch ngoại hối. Nội dung chế độ pháp lý thị trường ngoại hối chỉ đề cập đến hoạt động mua bán, trao đổi ngoại hối của các chủ thể.

1. Chế độ pháp lý thị trường ngoại tệ liên ngân hàng[2].

Ngân hàng Nhà nước quản lý và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia thông qua Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Những can thiệp này thể hiện quan hệ trực tiếp của ngân hàng trung ương tới thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhưng lại là sự can thiệp gián tiếp tới thị trường hối đoái phổ thông. Điều này được lý giải bởi khi nhu cầu của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ đưọc cân bằng sẽ tạo ra sự bình ổn của thị trường phổ thông. Đây là thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tín dụng là thành viên của thị trường.

1.1. Tổ chức, điều hành thị trường.

Xuất phát từ yêu cầu thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia, đặc điểm của thị trường này là thị trường có tổ chức, Ngân hàng Nhà nước là người tổ chức, giám sát và điều hành thị trường đồng thời là người bán và người mua cuối cùng.

Với tư cách là chủ thể quản lý và điều hành thị trường, Ngân hàng nhà nước xét và cấp giấy phép xác nhận tư cách thành viên cho các tổ chức tín dụng đủ điều kiện. Để đảm bảo tính tập trung trong quản lý và phối hợp hoạt động ngoại hối với hoạt động ngân hàng khác của ngân hàng trung ương, Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước điều hành trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng về các việc thực hiện nội qui giao dịch của thị trường của các thành viên cũng như trực tiếp giao dịch với thành viên thị trường trong trường hợp cần thiết.

Một yếu tố cơ bản trong quản lý và thực hiện chính sách ngoại hối là quản lý tỷ giá, vì vậy Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá giao dịch và biên độ giao dịch tại thị trường. Tỷ giá giao dịch được Ngân hàng Nhà nước công bố là tỷ giá giao dịch bình quân tại thị trường ngày làm việc trước. Chế độ công bố tỷ giá hiện này của Ngân hàng Nhà nước là một bước tiến đáng kể vì đây chính là một hình thức biểu hiện của việc thả nổi dần từng bước tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, do đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam trong hiện tại, Ngân hàng Nhà nước vẫn phải xác định một biên độ thích hợp cho các giao dịch thực tế. Việc qui định công bố tỷ giá và biện độ giao dịch có tính tới một số yêu cầu cụ thểcủa Nhà nước trong từng giai đoạn. Qui định hiện hành về tỷ giá phản ánh đúng quá trình hội nhập từng bước trong hoạt động ngân hàng của Việt Nam, đồng thời đảm bảo vẫn quản lý được các giao dịch ngoại tệ trong giới hạn cho phép.

Tham gia đông đảo vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện và có nhu cầu giao dịch ngoại tệ tại thị trường. Tổ chức tín dụng muốn trở thành thành viên thị trường phải có các điều kiện sau đây:

- Có giấy phép hoạt động ngoại hối.

- Có quá trình kinh doanh ngoại tệ tốt, không vi phạm các qui định về quản lý ngoại hối hiện hành.

- Có hệ thống máy móc thiết bị đảm bảo nối mạng thông suốt.

- Có đội ngũ cán bộ đảm nhiệm được nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.
ST
 

Đính kèm

  • luat tt.doc
    161 KB · Lượt xem: 269
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top