Tài liệu :Hàng vi trong tổ chức

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Chương 1
Dẫn nhập


HÀNH VI TRONG TỔ CHỨC
Cũng như tất cả các yếu tố đầu vào khác, con người trong tổ chức là một loại tài nguyên – tài nguyên con người (human resources). Trong một tổ chức, có rất nhiều loại tài nguyên khác nhau: tài chánh, máy móc, nguyên vật liệu, thông tin … và con người. Các loại tài nguyên này phải được kiểm soát để bảo đảm hai mục tiêu của quản trị là kết quả (effectiveness) và hiệu quả (effeciency)[1]. Nói rằng con người là một loại tài nguyên trong số các tài nguyên khác không có nghĩa là đánh đồng giữa con người với những loại tài nguyên khác trong tổ chức. Bởi con người có nhu cầu, nguyện vọng, có ý thức, có tự do lựa chọn trong hành vi, hành động, phản ứng của mình chớ không phải là những nguyên vật liệu câm nín hoặc những máy móc, nhà xưởng vô tri vô giác kia. Cho nên, quản lý con người là một công việc đặc biệt khó khăn và nhiều thách đố: các nhà quản trị phải hiểu được và sử dụng, khai thác đúng đắn các loại tài nguyên này. Muốn được vậy, nhà quản trị trước hết phải tự hỏi đã biết gì về cá nhân con người với tất cả đời sống bên trong (nội tâm) của nó, với tất cả các mối quan hệ giữa cá nhân này với cá nhân khác (liên cá nhân), và giữa cá nhân với các điều kiện, môi trường làm việc để sử dụng thích đáng loại tài nguyên đặc biệt này. Cái nguy hiểm nhất là nhìn nhận con người một cách đơn giản! Biết bao nhiêu lần bắt bẻ, hiểu lầm nhau, quy chụp nhau rồi “đì” nhau đôi khi chẳng qua chỉ vì lý do này!


Như vậy, “Hành Vi Trong Tổ Chức” (Behavior in Organizations hoặc Organizational Behavior) là một bộ môn khoa học có đối tượng nghiên cứu là hành vi - hành vi của con người. Và ai cũng biết, con người có thể thể hiện ở bất cứ nơi đâu: ở nhà, ở chợ, ở đường phố, … nhưng những hành vi đó không thuộc phạm vi nghiên cứu của chúng ta. Chữ “trong” đứng trước danh từ “tổ chức” để chỉ định phạm vi nghiên cứu, có tác dụng tách bạch giữa đối tượng và phạm vi nghiên cứu

[1] “Kết quả” và “Hiệu quả” với nghĩa phân biệt như trên để dịch hai thuật ngữ trong tiếng Anh : Effectiveness (kết quả) và Efficiency (hiệu quả). Trong tiếng Việt, ý nghĩa thông thường của“kết quả“ và“hiệu quả“ có một “màu vẻ riêng”, hoàn toàn không đồng nghĩa hoặc giống nhau.

- Kết quả. Kết: thắt buộc lại với nhau, tụ họp lại; Quả: có quả nở sinh. Kết quả là sinh ra quả, nghĩa bóng là sự thành công.

- Hiệu quả. Hiệu: ra sức; Quả: có kết quả.

Hiệu quả”, là mới có triệu chứng kết quả, tức là một động tác; còn “kết quả”là một cứu cánh, một sự thành công hiển nhiên, rõ rệt. Trong thời gian đang tiến hành công việc, căn cứ vào cách làm việc, thì nói là“hiệu quả”; nhưng nếu công việc đã rõ rệt, được thua, hay dở, thì dùng “kết quả”.

Ví dụ: Công việc của anh ấy làm có hiệu quả chứ? -Hiệu quả gì. Kết quả là lỗ vốn, đã phải cầm nhà để trả nợ.

(Xem Long Điền Nguyễn Văn Minh, Việt ngữ Tinh hoa Từđiển, NXB Hội Nhà Văn, Hà nội, 1998, p.383.)

Trong thuật ngữ chuyên môn ởđây, chúng ta cũng dùng danh từ kết quả (effectiveness) để chỉ sự thành công, sự hoàn thành mục tiêu, và hiệu quả (effecciency) để chỉ việc vận dụng các tài nguyên trong tiến trình sản xuất sao cho ít tốn công sức và ở mức chi phí thấp nhất.
ST
 

Đính kèm

  • hanh_vi_to_chuc-1.rar
    43,6 KB · Lượt xem: 113
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top