Tác hại kinh khủng của nhắn tin khiến bạn muốn vứt điện thoại ngay-lập-tức

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Ngày nay, nhất là với sự có mặt của điện thoại thông minh, việc nhắn tin đã trở nên phổ biến và có thể xem là một phần tất yếu của cuộc sống. Thế nhưng, thói quen này đang“âm thầm” phá hoại sức khỏe của bạn một cách chậm rãi mà bạn không hề hay biết.


20150814-124423-tac-hai-cua-nhan-tin-260635225093-520x319-7.jpg


Hành động nhắn tin trên điện thoại ngày nay không chỉ giới hạn ở SMS (nhắn tin ngắn) hay MMS (nhắn tin đa phương tiện) nữa, mà đã phát triển mạnh hơn khi điện thoại thông minh ra đời. Hiện nay, chúng ta còn có thể nhắn tin trên các ứng dụng OTT (over the top). Tất nhiên, những tác hại dưới đây còn đến từ việc chúng ta nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính bảng quá lâu.

Đau lưng, đau cổ


20150814-124423-tac-hai-cua-nhan-tin-260635225093-520x319-6.jpg


Mới đây, một nghiên cứu được thực hiện bởi bác sĩ Kenneth Hansraij thuộc Trung tâm Phẫu thuật và Hồi phục Cột sống New York cho thấy, việc nhìn smartphone, đặc biệt là trong trạng thái cúi đầu sẽ rất nguy hiểm, nhất là với cột sống.

Theo bác sĩ Hansraij, đầu của chúng ta có trọng lượng khá lớn (5 – 6 kg) và nếu cứ đưa nó về phía trước, theo thời gian sẽ gây ra những cơn đau cổ và đau lưng dữ dội.

Để khắc phục, bạn cần cầm điện thoại cao hơn và giữ tư thế tay nằm ở góc thẳng đứng so với hai bên vai. Quan trọng, bạn cũng không nên nhắn tin quá lâu, mà nên ngưng một vài phút để tránh bị mỏi.

Cơ ngón tay cái bị tổn thương


20150814-124423-tac-hai-cua-nhan-tin-260635225093-520x319-5.jpg


Theo các nhà khoa học, ngón tay cái có các cơ cố định để nắm giữ vật và không thể di chuyển linh hoạt như các cơ khác. Do đó, việc nhắn tin quá lâu sẽ làm cho phần cơ tiếp nối giữa ngón tay cái và bàn tay bị đau. Nếu về lâu dài, bạn có thể gặp phải tình trạng suy giảm lực nắm giữ của bàn tay hoặc giảm khả năng chuyển động của ngón cái.

Do đó, bạn cần hạn chế nhắn tin mà thay vào đó, nên sử dụng tính năng nhận diện giọng nói để soạn tin nhắn hoặc gửi tin nhắn bằng giọng nói…

Đau cơ bàn tay


20150814-124423-tac-hai-cua-nhan-tin-260635225093-520x319-4.jpg


Không chỉ ngón tay cái mà cả bàn tay cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Nguyên nhân được xác định là do bàn phím trên điện thoại khá nhỏ và nếu hành động nhắn tin được thực hiện liên tục trong thời gian dài, nó sẽ tạo ra một số bệnh như viêm gân, hội chứng ống cổ tay…

Để khắc phục, bạn nên luyện tập cho bàn tay bằng cách giãn các ngón tay hết mức có thể một cách thường xuyên.

Tổn hại đến tim, phổi


20150814-124423-tac-hai-cua-nhan-tin-260635225093-520x319-3.jpg


Việc cúi đầu về phía trước không chỉ tổn thương cột sống mà nó còn làm cho việc thở bị cản trở, theo nghiên cứu của Hiệp hội Hệ Vận động Anh Quốc. Nếu bạn thường xuyên nhắn tin ở tư thế đó, việc thở sâu sẽ bị hạn chế. Bên cạnh đó, xương sườn cũng sẽ giảm khả năng chuyển động tự nhiên, kéo theo tim và phổi bị ảnh hưởng.

Do đó, ngay từ bây giờ bạn cần phải thở sâu và duy trì thói quen đó. Đồng thời, bạn có thể tập các bài thể dục nhẹ hoặc đơn giản hơn là vươn vai nếu ngồi nhắn tin lâu.

Dễ nhiễm vi khuẩn, vi trùng


20150814-124423-tac-hai-cua-nhan-tin-260635225093-520x319-2.jpg


Thông thường, trên màn hình điện thoại chứa rất nhiều vi khuẩn, đặc biệt là các điện thoại có bàn phím vật lí. Theo một nghiên cứu, 20 – 30% vi khuẩn hàng ngày xâm nhập thông qua hành động thao tác điện thoại và việc nhắn tin là một trong số đó. Nhắn tin trong lúc ăn sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn thức ăn cần dùng tay để bốc.

Các bệnh về mắt


20150814-124423-tac-hai-cua-nhan-tin-260635225093-520x319-1.jpg


Các màn hình điện thoại có kích thước nhỏ, do đó bạn phải căng mắt để nhìn, lâu dần sẽ khiến bạn đau đầu, nhức và khô mắt, thậm chí từ từ mờ đi. Điều này đã được chứng minh bởi nghiên cứu của trường Optometry, thuộc hệ thống Đại học công lập SUNY của Mỹ. Do đó, bạn nên có thói quen cài đặt cỡ chữ trên màn hình điện thoại lớn cho dễ nhìn.

Thoái hóa thần kinh


20150814-124423-tac-hai-cua-nhan-tin-260635225093-520x319.jpg


Khi nhắn tin, tức là bạn đã tiếp xúc với các bức xạ điện thoại. Theo một nghiên cứu gần đây, các luồng bức xạ có hại phát ra từ điện thoại di động có thể gây tổn hại DNA trong các tế bào não, từ đó sẽ ảnh hưởng tới chức năng thần kinh.

Vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với điện thoại hoặc lập thời gian biểu cho việc sử dụng, đặc biệt là khi nhắn tin.

Theo SKCĐ
 
@ly quoc Thỉnh thoảng e t nó nt nên t nhắn lại thôi. Thg thì t hay gọi đt hơn.
 
@Rẻ quạt Ừ tớ cũng vậy tớ nt chậm lắm nên ít khi đụng tới có gì gọi phát là xong.
 
ơ, :-? thà k đc gọi điện còn hơn thiểu năng trí tuệ:Conan22:
 
Nói thì dễ chứ muốn bỏ không dễ đâu nha.
 
*gào thét * em làm đc, em sẽ làm đc
em đi ngủ đây :wave:pài pái anh nha
 
lâu lâu mới nhắn tin, vì đt ko bao giờ có tiền =))
 
×
Quay lại
Top