SV cao đẳng "bật" lại quy định của Bộ Giáo dục

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Ba năm học CĐ để làm gì, khi em bỏ ra thời gian, tiền bạc, công sức để hoàn thành mà giờ lại xuất phát điểm từ con số không thì thật vô lý?

vn-copy-707604-4670.jpg
Ảnh minh họa, nguồn internet
Đặt bao nhiêu kỳ vọng vào việc liên thông mà khi đọc thông tin này em thực sự tuyệt vọng rồi, biết khi nào cái ước mơ cầm tấm bằng ĐH mới thực hiện được. Nếu ra quy định đó thì sao không ra từ 3 năm trước đi, để những người có ý định học liên thông họ còn biết đường chuẩn bị?

Người tốt nghiệp ra trường thì sau 3 năm đi làm mới được thi liên thông: thử hỏi thực tế sống trong một xã hội khi mà bằng cấp luôn là cái giấy thông hành chuẩn mực đầu tiên, đi xin việc ở đâu cũng đòi hỏi tốt nghiệp ĐH, có ít nhất 1 năm kinh nghiệm... cái bằng TC,CĐ cho dù khá, có bươn trải nổi trong suốt khoảng thời gian dài 3 năm đó không, nhất là kinh tế đang khủng hoảng?3 năm sau mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn. Người ta còn phải lo đủ thứ chuyện trong một xã hội đầy mưu sinh hối hả như thế này. Lúc ấy liệu có còn đủ nhiệt huyết, thời gian, sức lực và tiền bạc để tiếp tục học vấn?

Chưa kể đến chuyện nếu 3 năm sau Bộ lại ra quy định hài hước: không đào tạo hệ liên thông nữa thì... toi nữa cho ước mơ của rất nhiều người.Người tốt nghiệp ra trường, chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi liên thông thì phải dự thi tuyển các môn văn hóa. Vậy thì lượng kiến thức được học ở các trường TC-CĐ để làm gì, tại sao không thi bằng chính những môn đã học đó để đánh giá thực lực tốt hơn?

Không lẽ phải mất thêm ít nhất 1 năm đến các trung tâm ôn luyện thi ĐH,CĐ khi mà trước đây họ đã không thể đậu nên mới chọn những bậc học dưới, biết bao giờ mới đậu? Đúng là học 1 đàng thi liên thông 1 nẻo!Theo em, phải tăng cường giám sát quản lý các cơ sở đào tạo yêu kém, vẫn giữ quy định, bằng cấp khá, giỏi sau khi ra trường thì được thi liên thông ngay. Nếu không được, thì cần thời gian vừa đủ ngắn để họ trau dồi kiến thức rồi mới được thi. Việc học đừng để muộn, không ai muốn vậy cả! Càng để muộn thì càng làm xã hội trì trệ kém phát triển hơn thôi!Em thấy nếu như muốn áp dụng hình thức liên thông trước 36 tháng như trên thì chỉ được áp dụng cho những học sinh từ năm nay - sắp thi ĐH, CĐ. Còn những sinh viên hiện tại đang học TC, CĐ vì trước đây họ chưa được thông báo về hình thức thi liên thông như trên, thì việc áp dụng là vô cùng vô lý.

Thứ nhất: Những sinh viên TC,CĐ lại tốn hơn nửa năm ôn thi 3 môn văn hóa, thực sự chắc chắn tốn thời gian và 80% là không đậu, nếu đậu thì họ đã thi lại đại học chứ chẳng cần học TC, CĐ làm gì.

Thứ hai: Nếu có thông tin này thì tất cả các trường TC, CĐ sẽ thiếu chỉ tiêu giảng dạy và có xu hướng phấn đấu thành tất cả các trường ĐH. Chắc chắn sau này bằng cấp thấp nhất của nước ta là ĐH.

Thứ ba: Nếu bắt SV sau khi tốt nghiệp TC, CĐ học chung với sinh viên chính quy thì thời gian chẳng lẽ lại là 4 năm nữa?

Thứ tư: Những HS, SV TC, CĐ sau khi ra trường thực chất họ đã có năng lực làm việc. Như vậy nếu như lại học liên thông chính quy vào ban ngày chẳng khác nào đã phí đi một lượng lớn nguồn lực lao động nghề và tri thức của đất nước? Em thực sự bức xúc trước những ý kiến này, vì bản thân em là sinh viên CĐ năm cuối. Nếu như năm ấy Bộ thông báo thông tin có nội dung như trên , em sẽ chọn thi lại vào năm sau đó chứ không học CĐ làm chi.

Theo Thanhnien
 
chính xác là vậy !!! thà nói từ đầu cho rùi !!! do ko giám sát kỹ rùi đổ thừa Sinh viên học kém
 
mình thấy là bạn chưa đọc , chưa hiểu hết thông tư.... với lại ngay từ câu hỏi đầu đã thấy bất hợp lý: bạn học cao đẳng để làm j khi mà bạn rớt đại học, năng lực của bạn ? bạn có xác định từ đầu ko ? chắc có nhiều người cũng nghĩ như bạn.
4 ý kiến bạn nêu ra ở cuối bài càng bất hợp lý:
1, nếu đậu bạn đã học đại học rồi chứ ko phải cao đẳng, những người thi đậu đại học cùng đợt với bạn, họ đã đi trước bạn, vậy nếu bạn học đi vòng qua cao đẳng thì bạn canh tranh với họ bằng gì, khi mà cả hai đều học trong trường, còn kinh nghiệm đều ko có..... từ đây bạn sẽ thấy là cao đẳng sẽ phải chứng tỏ bằng kinh nghiệm làm việc khi ra trường sớm hơn chứ ko phải là bằng và có nguyện vọng thì tốt nhất là sau khi đi làm có kinh nghiệm thì học tiếp lên sau 36 tháng, học đúng thứ mình cần.
2. nếu bạn cũng đòi liên thông để lấy bằng đại học thì sau này bằng đại học cũng là thấp nhất thôi, chứ các trường cũng chẳng nhất thiết phải là đại học, vì đằng nào bạn cũng cố lấy cho bằng được bằng đại học.
3. câu này bạn chưa hiểu hết thông tư, bạn sẽ chỉ phải học những môn mà bạn phải học thêm, những môn đã học sẽ được miễn hoặc giảm, thời gian chắc chắn sẽ ngắn hơn, hệ tín chỉ mà, với lại trường đại học sẽ tự chủ về việc đào tạo này.
4. nếu đã có năng lực làm việc.....thì đi làm thôi, chứ học lên nữa làm chi để rồi ra cũng bị nói là thiếu năng lực so với trình độ.
 
chúng ta cần phải thay đổi.....tất nhiên vào giai đoạn thay đổi sẽ có một bộ phận chịu thiệt thòi, nhưng lọi ích chung sau này, nguồn nhân lực sẽ được phân định rõ ràng hơn, chuyên môn hơn, nếu thế hệ nào cũng đòi hởi công bằng thì chỉ là kìm h.ãm nhau thôi
 
Phân tích chính xác thật đó, mong là không thông qua
 
mình thấy là bạn chưa đọc , chưa hiểu hết thông tư.... với lại ngay từ câu hỏi đầu đã thấy bất hợp lý: bạn học cao đẳng để làm j khi mà bạn rớt đại học, năng lực của bạn ? bạn có xác định từ đầu ko ? chắc có nhiều người cũng nghĩ như bạn.
4 ý kiến bạn nêu ra ở cuối bài càng bất hợp lý:
1, nếu đậu bạn đã học đại học rồi chứ ko phải cao đẳng, những người thi đậu đại học cùng đợt với bạn, họ đã đi trước bạn, vậy nếu bạn học đi vòng qua cao đẳng thì bạn canh tranh với họ bằng gì, khi mà cả hai đều học trong trường, còn kinh nghiệm đều ko có..... từ đây bạn sẽ thấy là cao đẳng sẽ phải chứng tỏ bằng kinh nghiệm làm việc khi ra trường sớm hơn chứ ko phải là bằng và có nguyện vọng thì tốt nhất là sau khi đi làm có kinh nghiệm thì học tiếp lên sau 36 tháng, học đúng thứ mình cần.
2. nếu bạn cũng đòi liên thông để lấy bằng đại học thì sau này bằng đại học cũng là thấp nhất thôi, chứ các trường cũng chẳng nhất thiết phải là đại học, vì đằng nào bạn cũng cố lấy cho bằng được bằng đại học.
3. câu này bạn chưa hiểu hết thông tư, bạn sẽ chỉ phải học những môn mà bạn phải học thêm, những môn đã học sẽ được miễn hoặc giảm, thời gian chắc chắn sẽ ngắn hơn, hệ tín chỉ mà, với lại trường đại học sẽ tự chủ về việc đào tạo này.
4. nếu đã có năng lực làm việc.....thì đi làm thôi, chứ học lên nữa làm chi để rồi ra cũng bị nói là thiếu năng lực so với trình độ.

bạn phân tích rất hợp lý
tuy nhiên, thông tư này vẫn rất có vấn đề, ko hợp tình hợp lý
mục đích thì đúng nhưng hướng đi mới là quan trọng. Cách làm này ko hợp lý chút nào
1.các kiến thức thi đại học hầu như không có ứng dụng cho đa số ngành nghề, hay cuộc sống sau này, vậy hỏi hình thức thi liên thông lấy các môn đại học ra thì có ý nghĩa gì?
có lẽ sinh viên kinh tế ngay sau khi thi đại học xong đã ko cần quan tâm tới chất nào phản ứng với chất nào hay một chất bán ra sau bao lâu thì còn 1 nửa...
2. học đại học nửa năm thôi thì các kiến thức cấp 3 ko ôn luyện đã rơi rụng gần hết rồi. Sau 3 năm, SV CĐ có nhớ gì không, và có thật cần thiết nhớ không nếu nó không liên quan tới ngành nghề
3. liên thông thì khác gì với việc học đại học ngày từ đầu? hẳn sau 3 năm CĐ, SV đã có một nền kiến thức kha khá cho ngành đó thì hỏi việc thi đại học có ý nghĩa như thế nào? Họ học liên thông là muốn nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn thì hỏi phải ôn lại mấy môn thi đại học có đáng? và mất bao lâu?
4. việc thi đại học ko hẳn phản ánh trình độ, ko phải rớt đại học là học ko đủ khả năng học ngành nào đó. 3 năm CĐ nếu đủ trình độ thì học tiếp, ko đủ năng lực thì dừng ở đó
5. nếu muốn nâng cao chất lượng của sinh viên liên thông, có sẽ cần thắt chặt thi liên thông, với các môn chuyên ngành thì hợp lí hơn nhiều. hoặc thắt chặt đầu ra, đạt chất lượng thì mới cho ra (cái này ko chỉ SV liên thông mà cả SV chính quy cũng phải làm thế)
 
Mình ủng hộ việc phân biệt rạch ròi chuyện cấp bằng, nhưng cũng mong xã hội sẽ sớm không còn quá quan trọng hóa bằng cấp nữa, ai có năng lực hãy cứ tìm cách thể hiện mình :)
 
Nói thẳng ra là mấy bác trong bộ ko có chuyện gì làm nên đưa ra mấy cái thông tư bùn cười như thế này đó mà.
Mình thấy cái quy định này thật sự là quá vô lý, mình đang tự hỏi ko biết mấy bác trong Bộ có bằng cấp gì ko nhỉ? Hay là COCC mà ra nữa =)) Hài hước thật!
 
bạn nói cũng đúng. chắc mấy bác viết thông tư ngại ko viết ra chứ nói thẳng ra là đã rớt đại học thì học bậc cao đẳng đi cho phù hợp với khả năng của mình, không nên làm theo kiểu 4 năm bộ hồ sơ đại học , ko đậu trường này thì cũng đậu trường kia, rớt hết cả 4 trường thì ôn năm sau thi tiếp, làm vậy rất lãng phí thời gian và tiền bạc. những ai chọn học cao đẳng thì sau khi đi làm 3 năm khẳng định năm lực bản thân rồi, có vị trí trong công việc rồi lúc đó thấy cần nâng cao , học tiếp thì đi chứ không làm theo kiểu cứ đi học lấy cái bằng cao nhất rồi về làm ở cái vị trí thấp nhất.
mình là một sinh viên Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại năm thứ 3 rồi , mình cũng muốn thi liên thông, nhưng giờ có thông tư này rồi thì nhóm lớp sinh viên như mình sẽ gần như chả có ai liên thông nổi, vì thế nên xác định lại. bước ra đường đi làm khẳng định bản thân rồi có cần phải học tiếp hay ko thì trong 2 năm đi làm sẽ có kết quả.
nhóm thế hệ mình giống như chuột bạch vậy lần nào thay đổi sách mới, thay đổi cách học mới cũng trúng vào thế hệ mình.....đó là những suy nghĩ ban đầu nhưng sau này mình nghĩ lại nếu không phải thế hệ mình thì là thế hệ nào ? đây là khó khăn nhưng cũng là cơ hội khi có sự thay đổi toàn diện, lợi ích trước mắt của một nhóm sẽ bị thiệt thòi nhưng đất nước này sẽ có điều kiện để thay đổi.
về việc thắt chặt thi liên thông với lại thắt chặt đầu ra thì cái này mình thấy hơi khó. mấy năm nay có hình thức biến tướng là một số trường tuyển chỉ tiêu bên liên thông nhằm bù cho chỉ tiêu chính quy thiếu hụt, dẫn đến việc thi và điểm chuẩn của trường chẳng có gì là khó, cái này mà bộ đưa người xuống thanh tra, kiểm soát mỗi lần có trường tổ chức thi thì quá phiền phức lúc đó điệp khúc lại vang lên " hãy để cho các trường đại học được tự chủ ". thắt chặt đầu ra lại càng lãng phí, rất nhiều người có suy nghĩ thế này, học yếu nhưng đã lỡ vào thì cố ra , không ra được thì "cố" học rồi cũng sẽ ra được thôi, " cố" ở đây không phải là cố gắng học mà cố gắng bám lại, tìm mọi cách để ra được trường. nếu không ra được thì cứ học ở đấy, học với lớp sau càng học càng nản.
đây chỉ là một số điều mình suy nghĩ sau một vài ngày nghiền ngẫm thông, xem ý kiến ý cò của sinh viên trên các diễn đàn. ai cũng muốn nói là 3 năm để thi liên thông là quá lâu ai cũng muốn thi ngay, nghe có vẻ như lãng phí thời gian của các bạn, nhưng mình thấy lãng phí hơn cả đó các bạn mất nhiều thời gian để học tiếp, để đi đường vòng, để có được tấm bằng đại học, trong khi học 3 năm cao đẳng bạn có thể đi làm được rồi.
 
câu này trên facebook mình sẽ like mạnh, nhưng chắc cũng nhận được nhiều comment. không nhiều người nghĩ được và dám nghĩ như bạn. họ vẫn đang bị cuốn theo vòng xoáy " xã hội này cần bằng cấp, mình cũng phải có bằng" , mà bản thân mình có gì ? không chắc câu trả lời sẽ đúng nhưng, nhiều người chỉ có câu trả lời duy nhất"em có bằng đại học và các chứng chỉ liên quan".
 
bạn phân tích rất hợp lý
tuy nhiên, thông tư này vẫn rất có vấn đề, ko hợp tình hợp lý
mục đích thì đúng nhưng hướng đi mới là quan trọng. Cách làm này ko hợp lý chút nào
1.các kiến thức thi đại học hầu như không có ứng dụng cho đa số ngành nghề, hay cuộc sống sau này, vậy hỏi hình thức thi liên thông lấy các môn đại học ra thì có ý nghĩa gì?
có lẽ sinh viên kinh tế ngay sau khi thi đại học xong đã ko cần quan tâm tới chất nào phản ứng với chất nào hay một chất bán ra sau bao lâu thì còn 1 nửa...
2. học đại học nửa năm thôi thì các kiến thức cấp 3 ko ôn luyện đã rơi rụng gần hết rồi. Sau 3 năm, SV CĐ có nhớ gì không, và có thật cần thiết nhớ không nếu nó không liên quan tới ngành nghề
3. liên thông thì khác gì với việc học đại học ngày từ đầu? hẳn sau 3 năm CĐ, SV đã có một nền kiến thức kha khá cho ngành đó thì hỏi việc thi đại học có ý nghĩa như thế nào? Họ học liên thông là muốn nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn thì hỏi phải ôn lại mấy môn thi đại học có đáng? và mất bao lâu?
4. việc thi đại học ko hẳn phản ánh trình độ, ko phải rớt đại học là học ko đủ khả năng học ngành nào đó. 3 năm CĐ nếu đủ trình độ thì học tiếp, ko đủ năng lực thì dừng ở đó
5. nếu muốn nâng cao chất lượng của sinh viên liên thông, có sẽ cần thắt chặt thi liên thông, với các môn chuyên ngành thì hợp lí hơn nhiều. hoặc thắt chặt đầu ra, đạt chất lượng thì mới cho ra (cái này ko chỉ SV liên thông mà cả SV chính quy cũng phải làm thế)
chuẩn, rất giống với ý kiến của tớ
 
Xin lỗi các bác chứ em năm nay tốt nghiệp CĐ đây, giờ Bộ ra thông tư thế này thì em không biết có nên làm đồ án tốt nghiệp hay không nữa. Em thấy Việt Nam chúng ta cũng lạ thật nhân tài thì bỏ xó mà bằng cấp thì ồ ạt.
Em thấy giờ học ở đâu cũng thế đa số là lý thuyết xuông - đi thực hành thì ồ ạt, thời gian làm thì ít chủ yếu là đứng nhìn là chém gió, thầy hỏi hiểu chư thì gật gật cho xong lần.
Kinh tế thì suy thoái, công ty thì đòi bằng cấp, có CoCc là có bằng, ừm thì bằng đỏ đấy thử hỏi ra ngoài có làm được việc ko, nhìn mấy bác nông dân mà coi, có bằng đâu mà cũng chế ra máy ấp trứng, máy tách hạt ngô..v.v.. thử hỏi mấy người có bằng đã qua đào tạo có làm được không hay lại "ui,cái này đơn giản mà, nó dùng cái này cái kia..tao cũng làm được chẳng qua không thích thôi ..." :D
Quay trở lại Thông Tư của Bộ: Em thấy giờ học sinh nó không muốn học đâu, thi đậu ĐH là thiểu số, CĐ,TC là đa số vì thế em nghĩ các Bác bỏ quyết định đó đi cho các em ấy có con đường tiến lên phía trước ...em xin hết!!!
 
Mình ủng hộ việc phân biệt rạch ròi chuyện cấp bằng, nhưng cũng mong xã hội sẽ sớm không còn quá quan trọng hóa bằng cấp nữa, ai có năng lực hãy cứ tìm cách thể hiện mình :)
Em là muốn bằng nào ra bằng đó, cấm dây dưa lằng nhằng ... ảnh hưởng lẫn nhau :D
 
cho mình hỏi nếu mà học liên thông như thế này vậy mình chỉ học đại học 1,5 năm thôi đúng ko??? nhưng mà mình thấy cảnh mới thi tốt nghiệp cao đẳng chưa kịp ôn gì kiến thức phổ thông là thi đại học nản thật ( p/s: vậy điểm thi đại học nó có giống như các thí sinh tuyển bình thường hay là điểm sẽ khác biệt so với những thí sinh liên thông ).... mình đọc cái thông tư này mà bức xúc bất mãn ghê, thôi nếu nói vậy mình thi lại đại học cho rầu... tại mới năm 1 trường tài chính - hải quan mà...tại đường nào cũng thi lại đại học thà thi sớm đỡ quên...

 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top