Sự tích về linh vật Tỳ Hưu mang may mắn đến cho mọi nhà

daquyvietnaminfo

Thành viên
Tham gia
20/6/2016
Bài viết
17
image-110-e1464329506897.jpeg



Nhân vật Hòa Thân là một nhân vật có thật vào thời nhà Thanh – Trung Quốc, tương truyền trong dân gian, Hòa Thân với tài nịnh hót mà được vua Càn Long ân sủng, giữ đến chức Thái thượng Hoàng, “dưới một người mà trên vạn người”. Sau này, khi bị luận tội, người ta tìm thấy trong biệt phủ của Hòa Thân có bức tượng con Tỳ Hưu làm bằng ngọc phỉ thúy giấu kín trong bức giả sơn. Khối tài sản của Hòa Thân sau khi bị tịch thu, ước lượng lớn gấp 10 lần ngân khố nhà vua, vậy mà ông vẫn thoát tội chu di tam tộc. Người ta cho rằng, đó là nhờ chữ Phúc mà vua Càn Long ban tặng và bức tượng con Tỳ Hưu mà ông cất giấu trong nhà.
1. Tổng quan về tỳ hưu
Các bậc thày về phong thủy cho rằng Tỳ Hưu là linh vật mang đến tài lộc và thịnh vượng, bởi vậy mà viên quan tham Hòa Thân thời nhà Thanh mặc dù được vua hết sức ân sủng, nhưng với lòng tham và nhờ thỉnh Tỳ Hưu giấu kín trong nhà mà khối tài sản của ông sau này lớn gấp 10 lần nhà vua.

Tỳ Hưu mang hình dáng của mãnh thú, bề ngoài nhìn có vẻ vô cùng hung dữ nhưng thực chất Tỳ Hưu mang đến tốt lành.

Tỳ Hưu được tạo hình và chế tác bằng nhiều chất liệu khác nhau, như gỗ, đá, sứ, kim loại… song vật liệu chế tác nhất định phải trân quý, càng quý thì tính linh nghiệm của Tỳ Hưu càng cao.

Tỳ Hưu trên đầu có một sừng, có bờm, mình to, mông lớn, đuôi có lông, một số loại có cánh. Tỳ Hưu còn được gọi là Kỳ Hưu hoặc Thiên Lộc.

Tỳ Hưu là linh vật rất được ưa chuộng ở các nước phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc, Hongkong, Thái Lan và Việt Nam. Ở Hongkong, Tỳ Hưu được coi là bảo vật và được bộ VHTT nước này cấp phép lưu hành.

Tỳ Hưu chính gốc được sử dụng từ thời nhà Minh chỉ có 1 sừng. Một số tài liệu ghi rằng Tỳ Hưu 1 sừng gọi là Tịch tà (trừ tà khí) và Tỳ hưu 2 sừng gọi là Thiên lộc (lộc trời). Các ghi chép này mang tính cá nhân, truyền miệng và không được công nhận cũng như không có tác dụng phong thủy.

t%E1%BB%B3-h%C6%B0u.jpg

Tỳ hưu ngọc phỉ thúy (ảnh: internet)

2. Truyền thuyết tỳ hưu
2.1. Tỳ hưu giúp vua Minh Thái Tổ gây dựng cơ đồ
Truyền thuyết kể rằng, Đại Minh Thái Tổ Cao Hoàng Đế (Chu Nguyên Chương) là người đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc chống lại nhà Nguyên, thống nhất Trung Hoa.

Trong lúc lãnh đạo nhân dân đánh đuổi nhà Nguyên (giữa thế kỷ 14), gặp phải nạn đói, bệnh dịch khắp nơi, dẫn đến ngân khố cạn kiệt. Nhà vua được báo mộng, mơ thấy có con vật đầu lân mình to, chân to, đầu có sừng xuất hiện ngoài chánh điện, nuốt nhanh những thỏi vàng rồi mang vào nội cung.

Ngày hôm sau, vua cho gọi các cao tăng vào giúp giải mã giấc mộng. Theo tính toán, nơi con vật xuất hiện thuộc cung tài, đất ấy là đất linh. Biết thiên mệnh thuộc về mình, nhà vua tin rằng trời muốn giúp vua lập nên nghiệp lớn, và thời khắc khó khăn này ắt sớm trôi qua.

Hôm sau, vua cho xây một cổng thành lớn hướng Bắc-Nam, ngay tại cung tài nơi con vật xuất hiện trong giấc mộng.

Con vật xuất hiện trong giấc mộng có đầu to như kỳ lân, mình gấu, mông bò, đuôi dài, long đuôi rậm. Con vật không ăn gì khác ngoài vàng, bạc, không có hậu môn nên vàng bạc nuốt bao nhiêu cũng không bị thất thoát.

Vua cho thợ giỏi nhất trong thành tạc lại tượng con vật này bằng ngọc phỉ thúy, đem đặt ở cung tài. Từ đó, ngân khố gia tăng, vua giải quyết được các vấn đề trong dân chúng, lại tuyển mộ thêm binh lính đánh đuổi nhà Nguyên, triều đại nhà Minh ngày càng hùng mạnh.

Sau này, khi người Mãn Thanh lật đổ nhà Minh và lập nên nhà Thanh, các vị Hoàng đế triều Thanh vẫn hết sức tin vào quyền năng của con linh vật này. Các đời hoàng đế đều cho thợ giỏi tạc tượng tỳ hưu bằng ngọc phỉ thúy vô cùng quý hiếm, mang đặt tại cung tài ngoài chánh điện và trong cung vua và hoàng hậu. Ngoài ra, vua cũng ban lệnh cấm các hoàng tử và công chúa được thỉnh tỳ hưu, quan lại và dân thường càng không được phép dùng, bất cứ ai thỉnh tỳ hưu đều mang tội phạm thượng, mang chém đầu và chu di tam tộc.

Tuy nhiên, lịch sử cũng ghi lại việc tỳ hưu được lén lút thỉnh trong hầu hết giới quan lại và tầng lớp giàu có. Do tin vào sự mầu nhiệm của linh vật tỳ hưu, mà các quan lại và những người có tiền đã bí mật nhờ các thợ giỏi tạc tượng tỳ hưu đem giấu kín trong nhà để thu hút tài lộc.

Các thợ chế tác thấy linh nghiệm, cũng tự tạc cho mình một con cất kín trong nhà. Cứ thế, trải qua trăm năm, khi chế độ phong kiến lụi bài, thì tỳ hưu đã trở nên phổ biến hơn trong đời sống xã hội.

Ngoài ra, chất liệu sử dụng để tạc tượng tỳ hưu cũng phải là đá quý, đá càng quý càng linh nghiệm. Quan niệm này do từ xưa, tỳ hưu vốn chỉ được vua chúa và quan lại giàu có sử dụng, họ thường dùng ngọc quý để làm tượng tỳ hưu. Ngoài ra, người Hongkong và người miền Nam Trung Quốc khi luận bàn về chữ Ngọc (Túc)- 玉 là từ chữ Vương (Vượng) – 王 thêm một dấu chấm (.), nên hễ ai chơi ngọc ắt sẽ vương giả, giàu sang hoặc mang ngọc để thịnh vượng, sung túc.

2.2. Hòa Thân qua mặt Khang Hy, lén thỉnh Tỳ hưu giấu trong hòn giả sơn.
Hòa Thân là nhân vật “dưới một người, trên vạn người” trong tác phẩm điện ảnh Tể tướng Lưu gù.

Tương truyền, thuở thiếu thời hoàng đế Càn Long vì vô tình mà hại chết một phi tần là Năm Hương, ông rất hối hận, ngày triều đình làm lễ chôn cất Năm Hương, ông đã lấy một vệt son đánh dấu vào cổ nàng và hẹn kiếp sau được gặp lại để đền đáp cho nàng.

Thời gian sau, khi lên làm hoàng đế triều Thanh, Càn Long mới gặp Hòa Thân, thấy trên cổ Hòa Thân có vết bớt màu son nên nghĩ nàng Năm Hương năm xưa hiện về.

Càn Long từ đó luôn ưu ái và bỏ qua các lỗi lầm mà Hòa Thân phạm phải. Hòa Thân vốn thông minh, nhạy bén, lại thông thạo 4 ngoại ngữ, đặc biệt Hòa Thân rất biết nịnh làm Càn Lòng vui lòng, nên sớm được Càn Long nâng đỡ, đưa lên đến chức Thái thượng hoàng.

Có thực quyền trong tay, Hòa Thân tha hồ vơ vét, tham nhũng, làm lũng đoạn cả triều đình. Đến độ, trong dân gian có câu “những gì vua Càn Lòng có thì Hòa Thân có, những gì Hòa Thân có chưa chắc vua Càn Long có”

Sau này, khi vua Càn Long thoái vị và qua đời, người kế ngôi ông là hoàng đế Gia Khánh đã điều tra và xét tội Hòa Thân cùng vô số đàn em. Số tài sản Hòa Thân bị tịch thu lớn gấp 10 lần ngân khố của nhà vua.

Điều đặc biệt nhất, khi kiểm tra tài sản của Hòa Thân, người ta tìm thấy vô vàn báu vật nhưng không thứ gì được Hòa Thân giấu kỹ bằng tượng một con Tỳ hưu.

Con Tỳ hưu chạm trổ bằng ngọc phỉ thúy xanh, cùng với chữ Phúc do đích thân Càn Long viết tặng mẹ Hòa Thân, được dấu kỹ trong hai ngọn núi giả (giả sơn) đặt ở cung tài của biệt phủ. Con Tỳ hưu này được chạm bằng ngọc quý hơn ngọc của Càn Long, có thân và mông lớn hơn con đặt trong cung của vua Càn Long.

Với từng ấy tội, nhẽ ra Hòa Thân bị xử chu di tam tộc, nhưng vua Gia Khánh sau này chỉ bắt ông tự vẫn tại phủ và tịch thu toàn bộ tài sản. Người ta cho rằng, chính chữ Phúc và con Tỳ hưu đã mang đến tài sản cho Hòa Thân và giúp ông tránh khỏi bị chu di tam tộc.

3. Tác dụng của Tỳ hưu trong phong thủy
Trong phong thủy, Tỳ hưu mang lại may mắn trong công danh và tài lộc, mang lại sức khỏe cho chủ nhân. Ngoài ra, đây cũng là linh vật trấn trạch, trừ tà, bảo vệ ngôi nhà khỏi sự xâm hại của ma quỷ, mang đến sự bình yên, hóa giải xung khắc giữa các thành viên trong gia đình.

Về mặt màu sắc:

Tỳ Hưu màu đen thường được làm từ thạch anh đen, thạch anh khói, đá hắc ngà Nam Mỹ, đá canxedon có tác dụng chiêu tài, phát lộc, trừ tiểu nhân, mang may mắn đến cho gia chủ.

Tỳ Hưu màu trắng thường được làm từ thạch anh pha lê, quý hơn có thể kể đến như các loại sapphire trắng, beryl trắng. Có tác dụng chiêu tài, phát lộc, đặc biệt bảo trợ sức khỏe.

Tỳ Hưu màu xanh thường làm từ đá Ruby Nam Phi, quý hơn có thể kể đến như ngọc Phỉ thúy, ngọc Bích. Là biểu tượng chiêu tài, phát lộc, thăng quan tiến chức.

Tỳ Hưu màu vàng thường làm từ ngọc Tủy, đá mắt hổ. Có tác dụng bổ trợ về công danh, tài lộc, sức khỏe và hóa giải các sao xấu cho chủ nhân.

Tỳ Hưu màu đỏ thường làm từ đá kim sa, quý hơn có thể kể đến như thạch anh tóc đỏ, đá mặt trời, ruby. Là biểu tượng của tài lộc trong công danh sự nghiệp.

Trong phong thủy nhà ở, Tỳ Hưu là linh vật bảo hộ cho gia đình, Tỳ Hưu có tác dụng trấn trạch, tránh tà khí. Đặt Tỳ Hưu ở các hướng tốt như Diên niên, Sanh khí, Phục vị, Thiên y để thu hút tài lộc, nâng cao sức khỏe, may mắn.

Trong kinh doanh, Tỳ Hưu là linh vật chiêu tài hết sức linh nghiệm. Các công ty lớn, các sòng bài ở Hongkong, Macau, Singapore thường đặt Tỳ Hưu trong phòng làm việc, trong lồng kính (nhằm tránh mất cắp, sẽ mang lại xui xẻo). Một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam cũng đặt Tỳ Hưu làm logo của công ty.

Trong cuộc sống, Tỳ Hưu là linh vật có tác dụng hóa giải “ngũ hoàng đại sát”, một loại sát tinh có hại cho các thành viên trong gia đình, làm suy giảm sức khỏe và tài vận.

4. Cách thỉnh Tỳ hưu
Khi lựa chọn Tỳ hưu, chúng ta nên chọn những con có miệng rộng, bụng to, mông lớn. Điều này có nghĩa là Tỳ hưu có thể ăn được nhiều và tích trữ được nhiều vàng bạc, tài lộc cho gia chủ. Sừng Tỳ hưu phải to để xua đuổi tà khí, bảo vệ sự bình yên cho bạn. Đặc biệt nhất là chất liệu dùng để chế tác Tỳ hưu, chất lượng càng quý thì tính linh nghiệm càng cao.

5. Cách trưng bày Tỳ hưu
Đặt Tỳ hưu ở cung Tài hoặc những nơi trang trọng ở phòng khách, phòng làm việc, quầy thu ngân, trên két sắt. Đầu Tỳ hưu phải hướng ra cửa chính hoặc cửa sổ

Không đặt Tỳ hưu trước gương để tránh quang sát.

Không đặt đầu Tỳ hưu quay vào nhà, mông hướng ra cửa.

Không đặt Tỳ hưu trong phòng ngủ, đầu hướng vào gi.ường ngủ, sẽ gây hại cho bản thân.

Không đem cho hoặc tặng Tỳ hưu của mình cho người khác, sẽ làm mất tài lộc, ảnh hưởng tài vận của chính bạn.

6. Cách khai quang điểm nhãn Tỳ hưu
Nhiều người cho rằng Tỳ hưu được làm từ vật liệu trân quý, trong mình đã sẵn có năng lượng tốt thì không cần khai quang điểm nhãn. Điều này là hoàn toàn sai lầm, muốn Tỳ hưu phát huy hết công năng trong phong thủy thì Tỳ hưu cần phải được mang đi khai quang điểm nhãn.

Bạn có thể nhờ các thầy có y đức và pháp thuật cao để làm. Tốt nhất là nhờ các thày tăng ni xuất gia hoặc các cư sỹ. Bởi họ thường ăn chay niệm Phật nên sự linh ứng sẽ rõ ràng. Họ sẽ có trình tự cụ thể. Ở đây không tiện trình bày. Nếu có trình bày, bạn đọc nắm được, tự tung tự tác dẫn đến kết quả không được như ý.

7. Những điều nên tránh khi thỉnh Tỳ hưu
Khi trưng hoặc đeo Tỳ hưu bên mình, chúng ta cần tránh sờ hoặc để người khác sờ vào miệng, mắt, răng, sừng của Tỳ hưu. Trong phong thủy, Tỳ hưu giống như linh vật có một sức sống vô hình, những điều này vô tình làm Tỳ hưu bị mờ mắt, mòn răng, mòn sừng, làm giảm công năng tác động đến tài vận và bảo vệ chủ nhân.

Khi đi ngủ hay lúc quan hệ vợ chồng, cần tháo ra và cất đi để tránh điều không may.

t%E1%BB%B3-h%C6%B0u-1.jpg

Mặt tỳ hưu đeo cổ bằng đá cẩm thạch

t%E1%BB%B3-h%C6%B0u-5.jpg

Mặt tỳ hưu đeo cổ bằng ngọc Obsidian

t%E1%BB%B3-h%C6%B0u-2.jpg

Mặt nhẫn tỳ hưu

t%E1%BB%B3-h%C6%B0u-3.jpg


t%E1%BB%B3-h%C6%B0u-4.jpg

Móc khóa tỳ hưu ngọc Obsidian

Theo Daquyvietnam.info,
Nguồn: daquyvietnam.info/truyen-thuyet-ty-huu-len-thinh-ty-huu-hoa-than-om-mong-giau-hon-vua/
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top