Sự lựa chọn khác ngoài con đường ĐH

meo208

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2011
Bài viết
88
Con đường đến với thành công không phải có duy nhất là ĐH mà vẫn có rất nhiều con đường khác đấy. Quan trọng là mình có niềm tin và bản lĩnh đương đầu với khó khăn mà thôi.

Kì thi ĐH-CĐ đã qua nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng mãi trong lòng mỗi teen 12. Đại học là kết quả của quá trình 12 năm đèn sách nhưng đó không phải là kết quả duy nhất mà mỗi người may mắn có được. Có nhiều sĩ tử đã không may trở thành “tử sĩ”, nhưng con đường công danh sự nghiệp thì không phải dừng lại lúc này. Có vô vàn những con đường khác đang được teen lựa chọn ngoài tấm bằng ĐH.

Tìm cho mình một trường thích hợp

Đâu phải ai cũng may mắn được bước chân vào giảng đường ĐH đâu. Một phòng thi có hơn 30 người nhưng chắc gì số lượng người đậu đã cao, có khi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều bạn đến với ĐH chỉ đơn giản là theo ý muốn của bố mẹ, theo số đông của bạn bè trong khi sức học của mình chỉ có giới hạn.

Chính vì thế mà sau khi biết mình rớt nhiều bạn không cảm thấy buồn chút nào mà lại nhanh chân nộp đơn vào các trường cao đẳng, trung cấp… với hy vọng được học đúng với khả năng và sức lực của mình.
T.Hương chia sẻ tâm sự khi biết mình rớt ĐH: “Mình biết sức học của mình chỉ có giới hạn nên thi cho vui thôi, mình làm 2 bộ hồ sơ và chuẩn bị cho kì thi Cao đẳng sắp tới.

Bây giờ mình đang ôn thi gấp rút hy vọng có thể học CĐ. Mình nghĩ tuỳ theo khả năng mỗi người mà lựa chọn cho mình một trường thích hợp, không hẳn cứ ĐH là giỏi đâu. Nhiều bạn khác cứ nghĩ là phải học ĐH thì mới có việc làm nên đâm đầu vào thi ĐH, phải biết cân nhắc sức của mình chứ. Nếu như ai cũng nghĩ ĐH, ĐH thì CĐ với trung cấp nghề bỏ đi đâu?”

Nhiều teen đã có cái nhìn thoáng hơn và biết cân nhắc sức học, điều kiện của mình mà chọn cho mình một ngành nghề thích hợp. Học gì thì cũng là để kiếm tiền và cống hiến cho xã hội mà thôi. Đừng quá chú trọng vào tấm bằng mà hãy quan tâm đến năng lực của bản thân liệu có làm được không, đó là cả một vấn đề.

Giả sử, một sinh viên ĐH vừa mới ra trước và một sinh khác học cao đẳng, trung cấp nhưng dày dạn về kinh nghiệm, có kiến thức tiếng anh giao tiếp vững vàng thì mình sẽ chọn ai, tất nhiên những công ty này sẽ chọn sinh viên có kinh nghiệm rồi. Không phải cứ được đào tạo trong một môi trường đại học ra là có thể xin được việc làm.
Sự lựa chọn khác ngoài con đường Đại học

Du học mở mang kiến thức

Một sự lựa chọn khác dành cho teen nhưng đây là dành cho những teen có gia đình khá giả, đủ kiều kiện tài chính. Nhiều phụ huynh ngày nay đều thích hướng con mình đến việc đi du học. Vì thế, dù đậu hay không đậu thì cái đích của họ là đều muốn con mình được học trong một môi trường giáo dục tốt.

Chúng ta đều biết du học chính là cơ hội để ta mở mang đầu óc, trau dồi kiến thức. Được học tập trong một môi trường đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, được biết đến nhiều nền văn hoá khác nhau từ nhiều bạn trên thế giới và quan trọng là được học một ngành yêu thích của mình trong điều kiện thoả mái, năng động, hiện đại là điều ai cũng muốn.

V.Hùng (du học sinh ở Singapore): “Ngay khi biết là mình khó có khả năng đậu thì gia đình mình ngay lập tức hướng mình đến con đường khác là du học. Mình chọn Sing vì nơi đó hội tụ những tiêu chuẩn của mình mà lại còn rất sạch đẹp nữa. Tuy là biết mình đi du học nhưng mình cũng cảm thấy buồn khi rớt ĐH, điều này chứng tỏ năng lực của mình có kém lắm. Qua đó nhất định mình sẽ học hỏi thật nhiều”.

Không hẳn bất cứ lúc nào ĐH cũng là ưu tiên số một, nhiều teen đã định hướng cho mình con đường du học ngay từ khi học lớp 11, đây là thời điểm thích hợp nhất để đi. Nhiều teen khác thì muốn thử sức mình nên muốn đăng kí thi ĐH sau đó sẽ đi du học. Vậy đó, đâu phải cứ học xong 12 năm thì bắt buộc chúng ta phải học ĐH đâu. Có rất nhiều con đường khác dành cho teen ngoài học ĐH, có khi những con đường này lại phù hợp với bản thân và điều kiện chính gia đình của mình.

Những teen nào không may mắn đậu ĐH thì đừng có buồn mà hãy lạc quan lên, con đường đến với thành công không phải có duy nhất là ĐH mà vẫn có rất nhiều con đường khác đấy. Quan trọng là mình có niềm tin và bản lĩnh đương đầu với khó khăn mà thôi.



khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
Nguyễn Thị Hưong 0982862561
------------------------------------------------
VĂN PHÒNG TRỌN GÓI- Nhà cung cấp văn phòng chuyên nghiệp.
· Tiếp thị và Quản lý Bất động sản
· Môi giới Bất động sản/Sàn giao dịch Bất động sản
· Văn phòng diện tích nhỏ (5m2), văn phòng Ảo
 
Bằng cấp cao chưa hẳn đã tốt hơn


f68.jpg
Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) vừa tổ chức Diễn đàn Giáo dục ACCA Việt Nam 2010 có chủ đề: “Hợp tác hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tài chính – Kế toán đáp ứng yêu cầu xã hội” với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Phạm Vũ Luận, lãnh đạo của nhiều trường đại học và các doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực hàng đầu tại Việt Nam.

Diễn đàn lần này được tổ chức nằm trong chuỗi các hoạt động của ACCA trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Chủ tịch ACCA toàn cầu, ông Brendan Murtagh.
Doanh nghiệp hãy bắt tay cùng nhà trường
Đây là dịp để cả hai phía: người sử dụng lao động (các doanh nghiệp) và cơ sở đào tạo nhân lực (các trường đại học) “ngồi lại” thảo luận, đề xuất các hoạt động phối hợp nhằm nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên. Tại diễn đàn, nhiều doanh nghiệp đều có chung nhận xét: sinh viên tốt nghiệp Tài chính – Kế toán trong nước hiện chưa đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết để có thể nhập cuộc được ngay mà doanh nghiệp không cần phải đào tạo lại.
Theo ông Trịnh Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam, sinh viên Việt Nam được trang bị kiến thức nhiều nhưng lại không được thực hành để chuyển hóa kiến thức ấy thành kỹ năng, đặc biệt, thiếu hụt kỹ năng mềm và kém cập nhật thông lệ quốc tế. Bởi vậy, “mặc dù nhân sự có trình độ thạc sĩ đang được phổ cập hóa nhưng dường như, cái chúng tôi cần hơn lại là những chứng chỉ nghề nghiệp” – ông nhấn mạnh.
Trong khi đó, đại diện các trường đại học lại cho rằng các doanh nghiệp vốn không tham gia vào quá trình đào tạo nhưng lại muốn sinh viên ra trường có thể đáp ứng ngay các yêu cầu và kỹ năng công việc là chưa thỏa đáng. Bà Lê Thị Thu Hà, đến từ Học viện Ngân hàng cho biết, nhiều doanh nghiệp, thậm chí còn không hào hứng tiếp nhận sinh viên đến thực tập, không giao công việc phù hợp thì khó có cơ hội để các bạn cọ sát với thực tiễn.
Cũng theo bà Hà, công tác tuyển dụng lao động không phải bao giờ cũng dựa trên năng lực thực sự của người ghi danh mà rất nhiều trường hợp là dựa trên “quan hệ”, nhất là tại các doanh nghiệp nhà nước.
Để khắc phục tình trạng chưa “gặp nhau” giữa nhà trường và doanh nghiệp, PGS.TS Ngô Trí Tuệ, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ Kiểm toán Nhà nước đề xuất, khi xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo cũng như ban hành chuẩn đầu ra cho sinh viên từng chuyên ngành, các trường cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia cùng. “Không có sự tham gia của người sử dụng lao động thì việc xây dựng nội dung và các chuẩn đánh giá quá trình đào tạo sẽ xa rời yêu cầu thực tiễn”, ông Tuệ kết luận.
Kế toán – nghề rất có tương lai
Theo các cuộc khảo sát của ACCA, chỉ riêng trong lĩnh vực kế tóan, 63% người được hỏi cho rằng nhu cầu về kế toán đạt chuẩn sẽ tăng trong 5 năm tới. Tại các nước phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp gắn kết rất chặt chẽ trong việc đào tạo và hỗ trợ sinh viên thực tập trong quá trình đào tạo. “Đây cũng là một trong những nỗ lực mà ACCA luôn đặt lên hàng đầu trong việc kết nối doanh nghiệp và các trường đại học thong qua các chuyên gia và đội ngũ hội viên – những người đang giữ những vị trí cao hoặc đóng vai trò tư vấn cho các doanh nghiệp” – ông Brendan chia sẻ.
Cũng trong dịp này, ông Brendan đã có buổi nói chuyện với sinh viên ngành Tài chính – Kế toán, tại Hà Nội. Lễ vinh danh 89 hội viên ACCA kỳ cựu (gia nhập trên 5 năm) và ra mắt 72 hội viên mới nhân chuyến thăm và làm việc lần đầu tiên của ông Brendan Murtagh đến Việt Nam trong cương vị Chủ tịch ACCA toàn cầu cũng đã được tổ chức trang trọng và ấm áp.
Như vậy, tính đến hết tháng 4/2010, số lượng hội viên ACCA tại Việt Nam lên tới 309 hội viên chính thức và 67 hội viên dự bị, đóng góp quan trọng vào đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp có trình độ quốc tế tại Việt Nam. Số lượng học viên theo học các chương trình của ACCA cũng đã đạt tới 4.656 học viên, hứa hẹn sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu kế toán – kiểm toán viên chất lượng cao ngày càng tăng.
Nhờ mạng lưới toàn cầu và uy tín của các hội viên tại 170 nước ngày càng tăng, ACCA được các nhà tuyển dụng toàn thế giới coi như một tổ chức kế toán chuyên nghiệp toàn cầu hàng đầu. Số lượng hội viên toàn cầu của ACCA hiện là 140.000 người.


khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
Nguyễn Thị Hưong 0982862561
------------------------------------------------
VĂN PHÒNG TRỌN GÓI- Nhà cung cấp văn phòng chuyên nghiệp.
· Tiếp thị và Quản lý Bất động sản
· Môi giới Bất động sản/Sàn giao dịch Bất động sản
· Văn phòng diện tích nhỏ (5m2), văn phòng Ảo
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
icon2.gif
5 Thói quen chuyên nghiệp để thành công
Những chuyên gia thành công nhất thường có thói quen làm việc chuyên nghiệp từ sớm để định hướng cho sự nghiệp phát triển của mình. Nếu muốn thành công bạn cũng phải như thế. Vậy những thói quen chuyên nghiệp đó là gì?

Những lời gợi ý dưới đây sẽ hướng dẫn bạn tạo ra những thói quen tốt để đạt được sự tích cực trong năng suất làm việc:

1. Tạo và làm theo danh sách công việc hàng ngày

Không có một lý do gì để bạn phải “lúng túng” tại nơi làm việc chỉ vì không chuẩn bị và không tập trung. Việc đặt ra một kế hoạch sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về mục đích và cách hiệu quả nhất để đạt được mục đích đó. Bạn có thể tổ chức tốt công việc nếu bạn vẽ ra một biểu đồ những việc cần làm trong ngày và cuối ngày. Một người có đầu óc tổ chức sắp xếp tốt luôn đạt được hiệu quả mà không bị lãng phí thời gian vô ích.

Xem xét từng nhiệm vụ và luôn ghi nhớ trong đầu rằng bạn đang làm việc cho ai - những người cần biết đến sự tiến bộ của bạn và bạn mong đợi những gì từ những người cộng tác với bạn. Tạo một danh sách công việc và mục tiêu hoàn thành chúng trong một thời gian nhất định. Nếu có việc gì cần được điều chỉnh, bạn nên giải quyết nó một cách nhanh chóng và cố gắng tránh ảnh hưởng tới những nhiệm vụ khác.

Những thói quen chuyên nghiệp thường đòi hỏi cách “tiếp cận” nhiệm vụ đúng hướng. Cách tiếp cận này chính là tạo ra một luồng công việc phù hợp và cho phép bạn thiết lập được thời hạn thực tế. Nếu công việc của bạn được tổ chức, tâm trí của bạn sẽ phối hợp một cách nhịp nhàng, và khi đó tổng thể chất lượng và sự thoả mãn trong công việc của bạn sẽ tăng lên.

Một khi bạn đã làm chủ được những thói quen chuyên nghiệp như việc hàng ngày lập kế hoạch, bạn có thể mở rộng nó để lập kế hoạch hàng tuần, như vậy bạn sẽ biết rõ ràng 5 ngày tiếp theo sẽ diễn ra như thế nào. Nếu trong trường hợp đã đến hạn chót cho một công việc nào đó, thì một danh sách các việc cần làm sẽ giúp bạn bình tâm mà thực hiện hơn là rơi vào tình trạng “đầu bù tóc rối” không biết nên làm gì và đành biến nhà thành công sở.

2. Sớm hơn 10 phút

Đúng giờ là một trong những yếu tố quan trọng nhất của những thói quen chuyên nghiệp để bạn áp dụng. Đó là điều thiết yếu trong giới kinh doanh và nó là một chỉ số trung thực của các kỹ năng tổ chức và uy tín của bạn. Sự chậm chạp thường phản ánh một loạt các lỗi khác mà nhiều người sử dụng lao động sẽ tránh gặp phải. Nếu bạn là một trong số những người đi làm trễ, dù đúng hay không, bạn cũng sẽ được xem như là người cuối cùng quay lại làm việc sau bữa ăn trưa và như là người cuối cùng đến trong một cuộc họp quan trọng.

Sự đúng giờ cần phải đặt lên đầu danh sách các thói quen chuyên nghiệp để áp dụng. Hãy thử là sớm 10 phút thay cho muộn 10 phút. Bạn cũng có thể áp dụng quy tắc 10 phút vào những hạn chót khác trong kế hoạch hàng ngày của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn có một cái hạn chót vào lúc bốn chiều, bạn hãy hoàn thành nó vào 3h50. Mỗi lần bạn làm xong sớm, giám đốc của bạn sẽ ghi nhớ và nó sẽ tốt hơn là khi bạn thường xuyên hoàn thành muộn.

Bắt đầu sớm không có nghĩa là bạn phải tiêu tốn thêm thời gian của mình để làm việc. Vấn đề là để cho tâm trí của bạn có cơ hội để thư gian trước khi bước vào công việc. Mất vài phút để đọc tin tức, nghe nhạc hay là gọi một cuộc điện thoại ngắn. Khi đó tâm trí của bạn sẽ được tập trung và sẵn sàng để làm việc. Sau giờ làm việc, làm một số việc thư giãn tương tự như vậy trước khi bạn trở về nhà. Việc có thời gian để thư giãn và không cuống cuồng chỉ vì bị chậm trễ là một trong những lợi ích của việc đúng giờ và tất cả đều bắt đầu với việc sớm 10 phút.

3. Tìm hiểu thêm về công việc qua báo chí

Càng biết nhiều, khả năng thăng tiến của bạn sẽ càng cao. Một thói quen chuyên nghiệp tuyệt vời khác cần được áp dụng đó là tìm hiểu về ngành nghề của bạn. Tạo thêm thời gian để nghiên cứu xem công ty của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường và tìm kiếm những tạp chí có thể giúp bạn “tăng tốc” hoặc “động lực” để phát triển. Việc quyết định đọc tạp chí nào phụ thuộc vào việc bạn đang làm việc trong chuyên ngành nào. Nếu bạn không chắc chắn bắt đầu từ đâu, hãy thử đọc bất kỳ ấn phẩm nào có trong văn phòng của mình. Nếu bạn không thể tìm thấy bất kỳ bản in nào, bạn có thể “săn lùng” trong những bài báo trực tuyến.

Đọc báo không nhất thiết phải được đọc tại nơi làm việc. Nếu đam mê công việc thì một khi bạn đã chọn được một vài tạp chí yêu thích, bạn có thể đặt mua và đọc chúng vào thì giờ nhàn rỗi. Bạn càng đọc nhiều, kiến thức về chuyên ngành của bạn càng lớn. Nếu bạn áp dụng những kiến thức đó vào công việc của bạn, tất cả sự đóng góp của bạn sẽ tạo nên sức mạnh làm cho công việc của bạn sẽ luôn luôn tốt đẹp.

4. Giữ bàn làm việc gọn gàng

Một bàn làm việc lộn xộn là dấu hiệu của một tư tưởng vô tổ chức. Không có gì nói: “Tôi lộn xộn” hơn là biểu hiện của những giấy tờ rải rác trên bàn làm việc và còn “sót lại” bữa ăn nhẹ của ngày hôm qua bên cạnh chiếc máy tính. Chỉ cần có thói quen tốt và có tổ chức về những cái gì cần phải giữ và nơi cất chúng. Hãy đảm bảo rằng tất cả mọi thứ, từ các hồ sơ dự án đến rác đều có chỗ của nó. Đừng để giấy tờ chất đống, làm các thư mục cụ thể cho các dự án hiện tại, trong khi đó thường xuyên huỷ bỏ hay lưu trữ những tài liệu cũ không cần thiết.

Một bàn làm việc sạch sẽ có nghĩa là điện thoại, máy tính và lịch của bạn không bao giờ vượt ra khỏi tầm với của bạn. Với các thư mục gọn gàng, có tổ chức, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian khi phải tìm kiếm những chú ý cho cuộc họp cuối tuần hay là dự thảo các dự án mà bạn phải soạn thảo trong buổi sáng nay.

5. Sắp xếp các e-mail hàng ngày

Tài khoản email thường xuyên bị tràn ngập bởi những thông báo hàng ngày. Email có thể tiện lợi, nhưng khi nó được gửi đến hàng loạt và quá tải thì rất dễ khiến những tin tức quan trọng bị lạc trong cả đống email quảng cáo lẫn email làm việc và có nguy cơ bị đưa vào mục “spam”. Thói quen chuyên nghiệp cuối cùng để chúng ta áp dụng là kiểm soát các thư điện tử một cách khoa học.

Bạn có thể trả lời những email ngay lập tức, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bạn. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các quy tắc email tự động để chuyển những thư mới vào trong các thư mục định trước, có thể dựa trên người gửi, chủ đề, hay điều kiện nào khác tuỳ vào việc lựa chọn của bạn. Nếu bạn có nhiều khách hàng hay dự án, chúng rất dễ theo dõi. Ngoài các quy tắc email, bạn có thể xếp hạng tin nhắn của bạn theo tầm quan trọng (email phân loại) để xác định khi nào trả lời. Một số sẽ nhận được mail trả lời ngay lập tức, các cái khác có thể chờ đợi, nhưng mọi thứ sẽ được hoàn tất vào khoảng cuối ngày làm việc.

Đừng quên sắp xếp sổ địa chỉ của bạn. Danh bạ nên luôn luôn hiện hữu, do đó bạn không cần tốn thời gian xem lại những tin nhắn cũ để tìm kiếm một ai đó. Bạn cũng có thể tổ chức danh bạ của bạn vào số lượng lớn các nhóm email, vì vậy những tin nhắn của bạn có thể đi đến những danh sách đã được cài sẵn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian nhập địa chỉ của từng người nhận thư vào trong mail của bạn. Chỉ cần nhớ phép lịch sự trong email và những thói quen email của bạn sẽ là mẫu chuẩn.

Những thói quen cũ có thể khó bị phá vỡ, nhưng đó không phải là lý do để không cố gắng và thay thế chúng bởi những cái tốt hơn. Những người thành công là những người biết tận dụng cơ hội tốt kết hợp với thói quen chuyên nghiệp. Hãy thử làm nhé, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn, tổ chức tốt hơn và đạt năng suất làm việc tốt hơn.

kho kiến thức:www.khoinghiep.info

VĂN PHÒNG TRỌN GÓI – Nhà cung cấp dịch vụ bất động sản chuyên nghiệp
 
Em có bán sách online nè ! Ai muốn mua sách ủng hộ em thì gọi vào số 01649777220 hoặc gửi vào mail :thanh@vinabooks.vn nhé . không có hàng nhái đâu nhé , nguyên đai nguyên kiện đấy .ở HN thì e sẽ chuyển đến tận nơi còn ở xa thì e chuyển phát nhanh. cảm ơn vì đã đọc bài viết của e !
 
Chìa Khóa của sự thành công

Để có những cánh đồng lúa với những bông lúa vàng óng, nặng trĩu thì trước đó rất lâu, người nông dân đã phải cần cù nhổ cỏ, gieo hạt, bón phân... Để có những chiếc bát ăn cơm hàng ngày, những người thợ phải miệt mài biến những cục đất vô tri thành những vật dụng không thể thiếu trong đời sống thường nhật... Điều mà chúng ta học được từ những công việc tưởng chừng rất đơn giản này là: phải cần cù lao động thì mới mong đạt được kết quả tốt. Bí quyết thứ 1: Cần cù lao động Câu chuyện thứ 1: Vào đầu thế kỷ trước, một người Mỹ đã đúc kết kinh nghiệm làm việc của cả cuộc đời mình và viết nên cuốn sách: “Suy nghĩ để làm giàu” và “Quy tắc thành công”. Với hai bàn tay trắng ông đã xây dựng nên sự nghiệp của mình. Xuất thân từ một gia đình nghèo, ông đã xin vào làm công nhân của một mỏ khai thác than. Trong thời gian làm việc ở mỏ than, không những ông rất chăm chỉ làm việc mà còn tạo cho mình một "thói quen làm cho tôi trở nên giàu có". Đó là: Luôn làm nhiều việc hơn so với yêu cầu thực tế. Thay vì làm 8 tiếng, hằng ngày ông làm việc từ 9-10 tiếng. Hằng ngày, ông thường đến mỏ than rất sớm, chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm việc và kiểm tra các thiết bị xem có đủ độ an toàn không, mặc dù công việc đấy không phải của ông. Rất nhanh sau đó, ông được bầu làm tổ trưởng tổ khai thác than, sau nhiều năm cần mẫn làm việc ông được bầu làm giám đốc. Sau khi rời bỏ công ty khai thác than, ông còn làm nhiều công việc khác như: Tiếp thị, Biên tập viên báo chí… Nhưng trong bất cứ công việc nào, ông cũng đều nhận được sự tín nhiệm, được tăng lương, thăng chức liên tục, trong đó có vài lần ông được đề bạt làm giám đốc. Nhờ vậy, thay vì nhận lương 100 đô/1 tháng thì ông nhận được lương cao gấp 2-3 lần. Ông đã khiến rất nhiều người phải thán phục. Bí quyết thứ 2: Đóng góp nhiều trước khi đòi hỏi quyền lợi. Câu chuyện thứ 2: Thời nay, một thanh niên xuất thân từ nông thôn, sau khi tốt nghiệp, đã trụ lại thành phố để tìm việc. Mọi thứ mà anh có sau khi tốt nghiệp xoay quanh số 0: không tiền, không nhà, không người quen. Sau 3 tháng tìm việc vất vả, anh cũng tìm được vị trí làm nhân viên của một công ty buôn bán thuốc tây nhỏ. Cả công ty có 3 người: giám đốc, anh và một đồng nghiệp. Vì công ty nhỏ nên việc gì anh cũng phải làm qua, từ nghe điện thoại, đánh máy, tiếp thị cho đến bán hàng… có khi không thuê được người, anh còn đích thân chở hàng đến tận nhà cho khách dù mức lương của anh không phải dành cho người làm nhiều việc đến như vậy. Khi phải ở lại làm thêm không lương đến tối mịt, anh cũng không nề hà gì. Về sau, công ty mở rộng quy mô, tuyển nhiều nhân viên, anh đã được đề bạt làm phó giám đốc. Người thanh niên ấy thành công nhờ một bí quyết rất bình thường: Đóng góp trước khi đòi hỏi quyền lợi. Bài học rút ra: Nếu bạn thực sự cầu thị và chăm chỉ, chắc chắn cơ hội sẽ đến với bạn. Hiện nay, có rất nhiều người không tìm được việc làm như ý muốn nên ở nhà chờ cơ hội, đôi khi kéo dài hàng tháng trời ròng rã. Hãy nhận ra rằng bạn đang lãng phí thời gian quý báu một cách vô ích. Thay vì ngồi nhà chờ việc, bạn đã có thể tích cực tìm kiếm những việc làm khác. Công việc đó, dù có thể không đúng hoàn toàn như mong muốn của bạn, nhưng nếu chúng mang đến cho bạn nhiều cơ hội khác, hãy mạnh dạn thử. Quan trọng là bạn có chăm chỉ và có ý chí tiến thủ hay không mà thôi! Cũng vậy, rất nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường, khi đi phỏng vấn tìm việc đã nêu yêu cầu và chế độ đãi ngộ quá cao. Thực ra, họ nên cân nhắc xem những yêu cầu đó có hợp lý với những lợi ích họ có thể đem lại cho công ty hay không? Hãy nhớ, đóng góp nhiều trước khi đòi hỏi quyền lợi là chiếc chìa khóa vàng giúp Nhà tuyển dụng nhận ra giá trị thực sự của bạn. Nếu bạn luôn nghĩ "làm ra được hạt gạo thì quá dễ dàng và được ăn gạo ngon là một điều tất yếu" thành công sẽ không bao giờ đến với bạn. Chỉ có làm việc hăng say hết mình và biết tận dụng mọi cơ hội bạn mới có thể gặt hái được thành công.

kho kiến thức
khoinghiep.info
Dịch vụ vp trọn gói VĂN PHÒNG TRỌN GÓI – Nhà cung cấp dịch vụ bất động sản chuyên nghiệp
 
×
Quay lại
Top