Sử dụng túi nylon: "Chúng ta sẽ phải trả giá..."

vnGreener

Cựu quản lý
Tham gia
23/2/2011
Bài viết
588
Sử dụng túi nylon: Sẽ trả giá đắt, nếu...
Đi cùng với những bao bì sản phẩm ngày càng đẹp hơn, tiện dụng hơn là lượng rác thải do bao nylon, chai nhựa, vỏ hộp bọc nhựa cũng gia tăng. Dù tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 8,5%, nhưng nếu tính đến cả các tổn thất do môi trường thì tốc độ tăng GDP thực tế của Việt Nam sẽ chỉ là 3 - 4%. Trong số thiệt hại này, túi nhựa nylon “góp phần” không ít.

chinaplasticbags1.jpg

Người tiêu dùng chuộng túi nylon nên các siêu thị cũng không dám mạnh tay dẹp bỏ.


Thói quen khó bỏ

Chị Nguyễn Thu Trang cảm thấy mình vướng víu và quê kệch khi bước ra khỏi siêu thị Metro Hoàng Mai ở Hà Nội. Tay trái chị lỉnh kỉnh với hộp dầu ăn và hộp giấy vệ sinh to đùng, trong khi tay phải bận rộn với xô xà phòng và hàng mớ không tên những đồ dùng hàng ngày khác. Chị Trang than phiền: “Họ bán được bao nhiêu hàng hoá mà còn tiếc cái túi nylon gói hàng. Đi chợ ở đây bất tiện quá!”.
Kể từ cuối năm ngoái, các siêu thị thuộc hệ thống này ngừng cung cấp túi nylon gói hàng với mục tiêu “bảo vệ môi trường”. Thay vào đó, khách hàng được yêu cầu mua túi xách “đa năng” giá 7.000 đồng. Và thế là vô số khách hàng than phiền chuyện này. Cho đến nay, Metro mới chỉ là một trong số ít ỏi các công ty ở Việt Nam hạn chế sử dụng túi nylon trong các hoạt động thương mại, vì đa số đều muốn trang bị tận răng cho khách hàng các phương tiện mua sắm thoải mái nhất.
Ông Nguyễn Hồng Hà, cục trưởng cục Bảo vệ môi trường, bộ Tài nguyên môi trường nhận xét: “Người tiêu dùng đã quen sử dụng túi nylon để gói hàng. Và nay thì túi nylon đã trở thành nguồn gây ô nhiễm quá rồi”.
Người Việt Nam đang tiêu dùng khoảng 25 – 35kg nhựa/người/năm và dự báo trong hai năm nữa, khi đời sống kinh tế ngày càng khá hơn thì mức tiêu dùng sẽ đạt đến 40kg/người/năm, đồng thời sản lượng ngành bao bì nhựa lúc đó cũng đạt khoảng 1,4 triệu tấn.
Theo các công ty sản xuất, thị trường cho vỏ bao bì nhựa có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 30%, tương ứng với mức tăng thị trường nước giải khát các loại, sữa và nước đóng chai. Ngoài ra, các loại chai nhựa đựng thực phẩm (nước mắm, nước tương, tương ớt, gia vị…) hàng năm cũng sử dụng không dưới 50 triệu chai; gần nửa triệu tấn thuốc nước bảo vệ thực vật sử dụng trên đồng ruộng hàng năm cũng cần khoảng 10.000 tấn bao bì nhựa... Sức tiêu thụ của các loại bao bì tăng theo tính tiện dụng càng nhiều thì lượng rác thải ra môi trường càng lớn.
Chưa có một thống kê chính thức nào được công bố về lượng rác thải từ bao nylon, bao bì nhựa ở Việt Nam. Một chuyên gia về môi trường cho biết mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 800 tấn rác nhựa thải ra môi trường (số liệu được công bố từ đầu những năm 2000). Nếu tính theo tốc độ tăng trưởng sản xuất và thương mại hiện nay, mỗi ngày có khoảng 2.500 tấn rác nhựa hoặc hơn nữa.
“Chúng ta sẽ phải trả giá cho việc này…”


Nhu cầu vốn đầu tư bảo vệ môi trường của Việt Nam lên tới 85.000 tỉ đồng. Hội thảo quốc gia về ngành công nghiệp môi trường, diễn ra hôm 28.2 tại Hà Nội

GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, giám đốc trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp nói: “Các công ty làm đa dạng mẫu mã túi nylon cho đẹp, chứ thật ra nó rất nguy hiểm cho môi trường. Tôi nghĩ, chúng ta sẽ phải trả giá cho việc này, nếu không có biện pháp ngăn chặn ngay từ bây giờ”.
Theo các nhà khoa học, các loại túi nylon có thể mất từ 500 năm đến 1.000 năm mới có thể tự phân huỷ nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, dù đã phân huỷ và lẫn vào đất thì chất nhựa PVC sẽ làm đất bị trơ, không giữ được nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Không kể những tác hại môi trường các thế hệ sau phải gánh, túi nylon còn gây ra nhiều tác hại trước mắt, trực tiếp vào người sử dụng. Rác thải nhựa làm tắc các đường dẫn nước thải gây ngập lụt cho đô thị, dẫn đến ruồi muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh… Bao bì nylon cũng đe doạ trực tiếp tới sức khoẻ con người vì nó chứa chì, cadimi… (có trong mực in tạo màu trên các bao bì) có thể gây tác hại cho não và là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi.
Để đối phó với nguồn ô nhiễm này, chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã có nhiều biện pháp hạn chế cũng như cấm hẳn việc sử dụng túi nylon cho khách hàng (xem thêm bài trang 34), nhưng ở Việt Nam thì chưa. Ông Hà cho biết luật Môi trường đã có mục quy định về việc này, nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa thể ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể. Ông Hà nói: “Chúng tôi sẽ có hướng dùng biện pháp kinh tế để hạn chế sử dụng túi nylon, hơn là các mệnh lệnh hành chính cấm cái này cái kia”.
Tư Giang – Bích Thuỷ
ThS Đỗ Hoàng Oanh, chuyên viên của sở Tài nguyên môi trường TP.HCM:

Vấn đề đối với rác thải nhựa là chúng không phân huỷ thành các chất vô hại, phân huỷ rất chậm trong môi trường tự nhiên và là chất thải tồn tại lâu dài. Quá trình sản xuất ra chai nhựa PET làm phát thải chất độc cao hơn 100 lần vào môi trường không khí và nước, so với quá trình sản xuất chai thuỷ tinh cùng kích thước. Các phát thải khác từ quá trình sản xuất nhựa gồm SO2, NOx, methanol, ethylene oxide và các hợp chất hữu cơ bay hơi (volantile organic compounds-VOCs). Ngoài ra, quá trình sản xuất và đốt cháy nhựa cũng tạo ra dioxin, một chất có độc tính rất cao ngay cả ở nồng độ thấp. Hơn nữa, nhựa không bao giờ phân huỷ hoàn toàn bằng cơ chế sinh học. Bụi nhựa có thể hấp thụ chất độc như polychlorinated biphenyl (PCBs) và thuốc bảo vệ thực vật DDT và tích tụ trong môi trường gây hại đến sức khoẻ con người.

Những nơi nói không với túi nylon

Trung Quốc: Đầu tháng 3/2008, nhà máy sản xuất bao bì nhựa lớn nhất Trung Quốc Huê Cường ở huyện Toại Bình (Hà Nam), đã phải đóng cửa theo lệnh cấm sản xuất bao bì nhựa của chính phủ.
Đài Loan: Từ 1/1/2003, cấm phát miễn phí túi nhựa và vật dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Ireland: Dùng công cụ thuế để kiểm soát việc sử dụng túi nylon khiến lượng tiêu thụ giảm mạnh.
Bang Himachal Pradesh (Ấn Độ): Các hành vi sản xuất, tích trữ, phân phối và sử dụng túi nylon sẽ chịu hình phạt từ nộp 100.000 rupee (khoảng 2.000 USD) đến ngồi tù bảy năm.
Nam Phi: Cấm sử dụng các túi nhựa mỏng, và sẽ phạt tới 10 năm tù những người vi phạm…
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
vấn đề này cũng khó giải quyết :KSV@08:thói quen này khó bỏ lắm....mà ko đựng bằng túi nilon thì đựng bằng gì:KSV@02:
 
vấn đề này cũng khó giải quyết :KSV@08:thói quen này khó bỏ lắm....mà ko đựng bằng túi nilon thì đựng bằng gì:KSV@02:
Có thể dùng sản phẩm túi nylon tự huỷ mà, nhưng thị trường sử dụng thì rất ít nên các công ty, doanh nghiệp cũng hạn chế sản xuất và tăng cường đầu tư. Chủ yếu vẫn là ý thức của người tiêu dùng thôi!
 
Uhm phần đông người TD ko mấy quan tâm đến túi nylon tự hủy vì giá của chúng hiện nay cao hơn nhiều so với túi nylon bthg. Trong khi cuộc sống ở thời điểm bão giá thế này đã rất khó khăn thì mấy ai chịu bỏ thêm chi phí dù biết là có thể bảo vệ môi trường.
Công nhận là ý thức rất quan trọng nhưng muốn giải pháp dùng túi nylon tự hủy được áp dụng đại trà thì công nghệ SX túi nylon tự hủy với giá thành hợp lý phải được NN đầu tư để phát triển nhanh chứ ko thì...
:KSV@13:Ra chợ thấy mấy cô mấy bác xách làn đi chợ, vừa đựng được nhiều lại hạn chế sử dụng túi nylon hay cách làm ở siêu thị Metro mình rất ủng hộ. Trước mắt mình nghĩ cần phải hạn chế đã, còn giải pháp thay thế túi nylon cần phải từ từ thích ứng dần
 
×
Quay lại
Top