Sử dụng tiên đoán tự hoàn mãn để có lợi cho bạn

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Sự tiên đoán tự hoàn mãn (self-fulfilling prophecy) hoạt động như thế nào

Một tiên đoán tự hoàn mãn là một niềm tin trở thành sự thật vì chúng ta hành động như thể nó là sự thật. Người ta gọi nó là Quy luật hấp dẫn (ví dụ, xem cuốn The Secret của Rhonda Byrne), nhưng thực sự không có bí ẩn nào về nó. Kỳ vọng của chúng ta rằng chúng ta sẽ thấy một kết quả nào đó làm thay đổi hành vi của chúng ta, điều đó hình thành nên cách người khác nhìn về chúng ta. Đến lượt nó, người khác đem lại những phản hồi mà chúng ta muốn nhận được, điều đó giúp củng cố niềm tin ban đầu.

Ví dụ, giả sử tôi sẽ tham dự một bữa tiệc mà tôi không quen nhiều người. Nếu tôi tin rằng tôi không tạo được một ấn tượng ban đầu tốt, hoặc tôi lo sẽ không có ai nói chuyện với tôi, tôi có thể đi dự tiệc và cư xử ngượng ngùng, lo lắng. Đến lượt nó, mọi người có thể sẽ tiếp xúc với tôi với ít sự nhiệt tình, hoặc họ có thể phớt lờ hoặc tránh xa tôi. Điều đó chỉ củng cố niềm tin của tôi là tôi không tốt với những người tôi không biết.

Ngược lại, nếu tôi đến bữa tiệc và tin rằng tôi tốt với những người tôi không biết và mong đợi kết bạn với nhiều người mới, tôi có thể sẽ thân thiện, duyên dáng và ít có xu hướng tỏ ra lạnh lùng. Kết quả là, mọi người sẽ đáp lại sự thân thiện của tôi bằng sự tử tế, hòa nhã và tôi có thể làm quen với nhiều bạn mới.

Do đó lời khuyên “hãy giả vờ như thế cho đến khi bạn làm được” có vẻ là lời khuyên khá hay.

Hành vi của chúng ta đối với người khác ảnh hưởng đến hành vi của người khác đến chúng ta.

Giả sử bạn đã hoàn thành xong một cuốn sách và được hiệu đính bởi những độc giả đáng tin, và bây giờ giả sử bạn biết làm sao để viết một lá thư yêu cầu lịch sự, chuyên nghiệp.

Nếu bạn tin tưởng cuốn sách của bạn, bạn sẽ viết một lá thư đầy tự tin. Quan trọng hơn, bạn sẽ có động cơ để tìm thấy những nhà xuất bản danh tiếng sẽ hứng thú với cuốn sách của bạn. Ngược lại, nếu bạn không chắc chắn về cuốn sách và những giá trị của nó, bạn có thể gặp vấn đề với việc viết một lá thư lạc quan. Nếu bạn không tin rằng có người sẽ muốn mua cuốn sách của bạn thì tại sao bạn phải bận tâm nỗ lực quảng cáo nó. Ngược lại, nếu bạn tin là bạn có những độc giả sẽ hứng thú và thấy cuốn sách có ích, bạn sẽ say mê với việc đem cuốn sách đến với những độc giả tiềm năng. Và sự say mê, nhiệt huyết có tính lây lan.

Cảnh báo: Tự tin là tốt; kiêu ngạo thì không. Một số tác giả quá tự phụ và tiếp cận những nhà xuất bản bằng những câu không thực tế: “Đảm bảo đây sẽ là cuốn sách bán chạy nhất” hoặc “Bạn đang đọc một lá thư từ một JKRowling tiếp theo!” Tính khiêm tốn và sự sẵn sàng học hỏi thường đi cùng nhau. Và sự tự tin và khiêm tốn cũng có thể đi cùng nhau.


Nguồn
Using Self-Fulfilling Prophecies to Your Advantage
Why "fake it 'til you make it" is good advice
Published on October 11, 2012 by Carolyn Kaufman, Psy.D. in Psychology for Writers
PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top