Startup Việt "vượt vũ môn"

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
tai-xuong-2-.png

Phong trào khởi nghiệp của giới công nghệ Việt có vẻ trầm hơn 2 năm trước. Trầm, nhưng không có nghĩa là lắng vì đâu đó vẫn có những startup mới ra đời, những vườn ươm, những hội thảo về startup…

Bức tranh

Tinh thần khởi nghiệp là không bao giờ tắt trong giới trẻ nhưng dù ở thời nào thì cũng có đầy rẫy cạm bẫy chông gai thách thức họ.

Trước kia, startup thường sẽ vấp phải các khó khăn như Internet thì chưa đạt tốc độ cáp quang, hầu như là tự thân vận động chứ không có nhiều quỹ đầu tư muốn rót tiền vào lĩnh vực công nghệ hiện nay và không có sân chơi chung để kiếm cộng sự và đồng nghiệp nhiều như hiện nay.

Và có những khó khăn cũng vẫn dai dẳng bám theo họ đến tận giờ này.

Gọi vốn

Các quỹ đầu tư công nghệ được sinh ra nhiều hơn bao giờ hết, có thể nói tiền là không thiếu, chỉ sợ thiếu ý tưởng đủ tốt để nhận tiền đầu tư.

Đơn cử, GrabTaxi mới ra đời 3 năm đã nhận được đầu tư lên đến 340 triệu USD cho thấy giá trị vốn hoá của họ phải lên đến hàng tỉ USD. Dường như là điều không thể để biến thành doanh nghiệp tỉ USD trong vòng 3 năm đối với các ngành kinh doanh khác. Cùng cạnh tranh với GrabTaxi tại thị trường châu Á còn có hai đơn vị khác và các nhà đầu tư chia sẻ rằng họ sẽ chỉ chọn đơn vị tốt nhất để trao niềm tin. Bên cạnh đó, vẫn có hàng loạt startup tham gia lĩnh vực gọi xe qua ứng dụng nhưng để tiếp cận nguồn vốn nêu trên là điều khó khan vì họ đã có quá nhiều lựa chọn. Không còn cơ hội cho kẻ đến sau. Có chăng là những quỹ quy mô nhỏ hơn.

Và giữa muôn trùng ý và tưởng, nhà đầu tư dường như đã bị bão hoà khi nghe quá nhiều ý tưởng mà chẳng thấy đâu là lý do để đầu tư nếu startup đến gặp nhà đầu tư và nói “Em làm giống Uber nhưng khác ở chỗ A B C X Y Z”.

Luật lệ

Có một sự thật là ở thời đại công nghệ này luật luôn đi sau những cái gì mà con người có thể nghĩ ra được. Bộ Thông Tin – Truyền Thông chỉ có thể khống chế giá cước viễn thông của các nhà mạng Viettel, Mobifone nhưng không thể can thiệp vào những ứng dụng như Zalo và đặc biệt những cái tên ngoại như Viber, WhatsApp vì họ chỉ hoạt động thông qua Internet và không bị đơn vị nào ở Việt Nam quản lý.

Thêm một đơn cử về tình huống của Nguyễn Hà Đông – người đã làm rạng danh startup Việt trên thương trường quốc tế. Tại sao Nguyễn Hà Đông phải đóng thuế trong khi anh này kiếm tiền từ các nước khác (tất nhiên có quảng cáo từ Việt Nam) và các doanh nghiệp như Google, Facebook mỗi năm lấy đi hàng triệu triệu USD từ doanh nghiệp Việt Nam cũng có đóng thuế cho Chính phủ Việt Nam đâu!!!???

Gần đây, báo chí liên tục đưa ra những tin tức trái chiều, gây tranh cãi về tính pháp lý của GrabTaxi và Uber. Nếu xét theo luật hiện hành, chắc chắc không có luật nào để phân xử. Ngay cả các nước tiên tiến hơn chúng ta rất nhiều như Mỹ, châu Âu cũng không có luật cho anh chàng phá bĩnh Uber này.

Ở Việt Nam, việc Uber bị “càn quét” bởi tư lợi nhiều hơn chuyện công. Tức nước vỡ bờ, đến mức đại diện truyền thông của Uber phải lên tiếng là bị “hãng taxi lớn nhất cài bẫy, đe doạ tại TPHCM”. Điều này cho thấy, việc cạnh tranh với các đối thủ hiện hữu đã khó. Còn phải chống đối với thế lực “trong bóng tối” còn khó hơn rất rất nhiều. Đó là chính khó khăn của startup nếu làm những dự án xã hội.

Sẽ không bao giờ là êm đẹp cho con đường khởi nghiệp. Muôn màn khó khăn rình rập từ tiền thiếu, người không có cho đến những mối đe doạ từ bên ngoài. Nhưng dẫu chuyện gì xảy ra, thì tinh thần khởi nghiệp sẽ mãi không tắt vì hầu hết sinh viên ngay từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường đã luôn nung nấu câu hỏi “Làm lính công ty lớn hay làm chủ công ty nhỏ?”. Và ai cũng có chung đáp án.

Theo Brandsvietnam​
 
×
Quay lại
Top