Startup Việt - Hãy dừng xin tiền và học cách giải quyết vấn đề

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
Các startup Việt Nam thường bị ám ảnh quá nhiều bởi nguồn tài trợ mà quên nhìn vào thực tế những vấn đề khởi nghiệp tại Việt Nam.

- Các startup Việt Nam sẵn sàng ngửa tay xin tiền, thậm chí cả khi chưa có sản phẩm. Họ thường tập trung đến xin vốn để sống sót.
- Thực tế, các nhà đầu tư không đầu tư vào ý tưởng. Họ đầu tư vào những nhóm tốt có thể xây dựng sản phẩm và công ty.
- Ngay cả khi các startup có được cố vấn miễn phí, họ còn không thèm lấy nó. “Tôi đưa cho họ rất cả những lớp học và workshop miễn phí, nhưng chỉ một số ít thực sự tham gia.”
- Việc các nhà khởi nghiệp thiếu hiểu biết về vốn chủ sở hữu và các rào cản chính sách ở Việt Nam quá lớn là nguyên do hạn chế các nguồn vốn tiềm năng đổ vào Việt Nam.

Tôi gặp rất nhiều khởi nghiệp tại Việt Nam. Nếu khởi động dưới 1 năm mà không gặp thất bại, người sáng lập sẽ đi tìm nhà đầu tư. Một số khởi nghiệp tôi từng nói chuyện có số người sử dụng khiêm tốn và chỉ có chút sự thu hút nhưng dù vậy, họ vẫn sẵn sàng ngửa tay xin tiền đầu tư. Nực cười ở chỗ chính sự thu hút mới chính là thứ quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư – kể cả Việt Nam hay nước ngoài – khi họ xem xét có nên đầu tư cho công ty khởi nghiệp đó.

Tiếc rằng các nhà sáng lập thường tập trung đến xin vốn để sống sót thay vì xây dựng cơ sở người sử dụng và chắc chắn rằng họ đang tạo ra giá trị thật sự để tạo nên sự thu hút.
Một startup tôi từng gặp còn chưa có sản phẩm nhưng vẫn muốn xin đầu tư. Đó có phải vì tất cả những sáng lập này đang đọc TechCrunch quá nhiều và mơ về 1 Silicon Valley nơi tiền dường như mọc trên cây? Hãy thực tế rằng các nhà đầu tư không đầu tư vào ý tưởng. Họ đầu tư vào những nhóm tốt có thể xây dựng sản phẩm và công ty.

Tôi từng giới thiệu 1 startup còn đang trong giai đoạn thử nghiệm với một cố vấn. Rõ ràng thứ công ty đó cần là lời khuyên về mẫu hình kinh doanh và sản phẩm, nhưng dường như thứ tất cả các sáng lập đều muốn là cố vấn giới thiệu anh ta tới nhà đầu tư.

Trong một sự kiện gần đây, Philip Mai, một cố vấn và thí sinh tại DEMO ASEAN và mLab Hackathons đã chỉ ra rằng ngay cả khi các startup có được cố vấn miễn phí, họ còn không thèm lấy nó. “Tôi đưa cho họ rất cả những lớp học và workshop miễn phí, nhưng chỉ một số ít thực sự tham gia.”

Tất cả dường như dẫn đến một tình hình chung: Các sáng lập người Việt đang bị ám ảnh bởi tiền hơn sản phẩm. Họ bị ám ảnh bởi đầu tư hơn người sử dụng.

Ngay cả khi tiền đến, nó cũng vô cùng khó

Nhưng vấn đề không dừng tại đó. Các nhà sáng lập thường không biết hướng tầm nhìn và sử dụng vốn chủ sở hữu thế nào. Đây là phản hồi phổ biến nhất tôi nghe được từ 3 nhà đầu tư lớn tại Việt Nam là IDG, CyberAgent Ventures và DFJ VinaCapital.

Mặc dù các startup muốn tài trợ, nhưng ngay cả giây phút họ ký bản thỏa thuận, họ cũng chưa hề hiểu hoàn toàn về vốn chủ sở hữu.

Kể từ khi các nhà sáng lập tại Việt Nam không hiểu về vốn chủ sở hữu, đồng nghĩa họ đang mất đi những cơ hội lớn để đưa công ty mình lên 1 tầm mới.
Điều quan trọng, điều này khiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trở nên khó khăn. Khi Guy Kawasaki, tác giả công nghệ và nhà đầu tư từ Silicon Vally tới Việt Nam vài tháng trước, 1 doanh nhân đã hỏi anh “Bạn sẽ đầu tư vào các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam?”.

Guy chỉ nói không và đưa ra 3 lý do chính đó là pháp luật quá phức tạp. Các nhà đầu từ Singapore trong năm ngoái đã có sự hứng thú trở lại trong việc đầu tư tại Việt Nam, nhưng đầu tư không hề dễ. Các tổ chức nước ngoài phải nhảy qua quá nhiều rào cản pháp lý và các nhà đầu tư địa phương còn phải đối mặt với chi phí pháp lý đáng kể đề đầu tư vào Việt Nam.

Tất cả những điều này làm cho thị trường bị đóng kín và cách biệt với các nhà đầu tư. Không chỉ các nhà sáng lập cần thực tế về xin tài trợ mà hệ thống đầu tư cho các startup cũng cần đơn giản hóa. Cho đến khi câu chuyện vẫn tiếp diễn, tiền sẽ không chảy vào như nó nên có trong tình trạng khởi nghiệp Việt Nam hiện nay.

Theo MandaMind
 
×
Quay lại
Top