Sinh viên Việt Nam dốt, tại sao ?

Pagodasto

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2013
Bài viết
12.016
1. Giới thiệu sơ lược lịch sử hình thành và xu hướng đào tạo chung:

+ Hệ thống Đại học — Cao đẳng (ĐH/CĐ) Việt Nam cho đến thời điểm này được tổ chức theo mô hình phân tán cơ sở của Liên Xô, mỗi trường tồn tại nhiều cơ sơ phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của chương trình giảng dạy chung. Trước 75, giáo dục Việt Nam hay nói đúng hơn là miền Nam Việt Nam được tổ chức theo mô hình giáo dục tập trung của Mỹ, với các Viện Đại học, các Cao đẳng và Đại học cộng đồng. Về Đại học có hai viện ĐH lớn là Huế, Sài Gòn và Đại học Bách Khoa Thủ Đức. Các trường Đại học tư thục nổi bật là Đại học Đà Lạt của linh mục Nguyễn Văn Lập và Đại học Vạn Hạnh của Thượng tọa Thích Minh Châu. Ngoài ra có các trường Cao đẳng nghề cho những ai có nhu cầu tìm việc làm thay vì nghiên cứu chuyên môn

Sau này nhà nước mới đã cho thành lập các khu phức hợp Đại học Quốc Gia, nhưng vì qũy đất không được quy hoạch tốt đã dẫn đến tình trạng một số Đại học trực thuộc phải tồn tại thêm cơ sở để đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy tiêu biểu có ĐH KHXH & NV

Ngoài những trường trực thuộc ĐHQG — TP. HCM thì đa số các ĐH khác sau 75 đều được tổ chức theo mô hình cơ sở phân tán

Vì là một quốc gia theo XHCN, các môn chính trị đóng một vai trò quan trọng không kém các môn chuyên ngành. Theo Giáo sư Nguyễn Văn Khoa, giảng viên ĐH Kinh Tế TP. HCM nhận định các môn chính trị chiếm 25% tổng khối lượng kiến thức trong bốn năm hệ cử nhân, riêng khối ngành kinh tế sinh viên bắt buộc phải hoàn thành 90 giờ học chính trị

2. Tiêu cực trong giáo dục Đại Học:


Một điều không ai phủ nhận được rằng Giáo dục Việt Nam đầy bất cập :

+ Bất cập từ mô hình tổ chức tổ chức rập khuôn và không thực tế

> Phần dân cư chính của Liên Xô nằm bên mảng Âu chứ không phải Á, khí hậu mát mẽ quanh năm, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng vì dường như sự thịnh vượng là đặc ân của các nước vùng ôn đới. Tôi không bao giờ xen Liên Xô là một nước thịnh vượng nhưng khí hậu mát mẻ giúp con người ta luôn khoan khoái. Hệ thống giao thông công cộng của Liên Xô phải nói dù không phải tân tiến nhất, nhưng phủ sóng và tiện lợi từ xe bus đến tàu điện ngầm từ Moscow đến Siberia

> Ngủ trưa và phơi đồ ngoài sào lại lavđặc ân của các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam và một số nước Địa Trung Hải. Cái nắng gay gắt khiến con người ta trở nên ít hoạt bát, nó cũng là môi trường sản sinh khói bủi khắp các thành phố lớn. Đến đây hẳn bạn hiểu tôi đang muốn.nói gì, Việt Nam lẽ ra không nên tổ chức mô hình Đại Học theo hướng này. Nó khiến sinh viên mệt mỏi, giảm năng suất học tập và còn chưa kể đến nguy cơ tai nạn, bệnh tật khi di chuyển nhanh trong các thành phố, thậm chí dịch vụ công cộng, đường sá của chúng ra còn bị tham phiền là hạn chế và xuống cấp nghiêm trọng. Sinh viên Đại Học Sư Phạm TP. HCM chắc hẳn phải cảm thán khi nhơ về những lần chơ xe bus đến muộn giờ học, ngủ gục trên xe đến tận Thủ Đức hay sự thiết hụt cây xanh trần trong khi cơ sở chính bây giờ không khác gì môht khu rừng bê tông

> Trước đây, việc hình thành các Viện đại học (một hình thức bao gồm nhiều Đại học trực thuộc) đã giúp Việt Nam Cộng Hòa giảm việc di chuyển. Tại sao việc này lại quan trọng ? Nó tiết kiệm thời gian càng bạc, hạn chế thương vong trong thời chiến khi mà các sinh viên là thành phần hay bị nhắm đến, trên hết nó giúp tăng khả năng giao tiếp giữa các sinh viên, ngoài chuyên ngành của mình còn được trao đổi thêm về những chuyên ngành khác, tạo khoảng cách gần gũi giữa sinh viên và Giảng Viên, giảm sự mệt mỏi giúp sinh viên tập trung hơn vào môn học, phong trào sinh viên cũng vì thế mà có sức ảnh hưởng lớn trên nhiều vấn đề xã hội. Lúc cao điểm nhất tiêu biểu ĐH Sài Gòn đã có gần 34.746 sinh viên theo học (1975) bên cạnh đó có các học xá (Ký túc xá) phục vụ sinh viên miền xa. Đế ngày nay cơ sở của Viện Đại Học Bách Khoa (Đại học Sư phạm kỹ thuật), Đại học Vạn Hạnh (cơ sở 2 Đại học Sư phạm TP. HCM) hãy còn nguyên vẹn

+ Việc giảng dạy quá mức các môn chính trị đã trở thành nổi ám ảnh với sinh viên Việt Nam. Để đối phó với nó phần lớn sinh viên chọn cách phao đáp án vào mỗi kì thi vì lẽ không thể thuộc nổi những giòng đậm chất tư tưởng ấy, là do người dịch tiếng Đức tiếng Nga quá lũng cũng hay do chính những môn học đó bản chất đã vô nghĩa ? Các bạn tự trả lời nhé !

Tiêu cực hơn nữa là vấn nạn đút lót thầy cô xảy ra chủ yếu ở sinh viên năm nhất, ngu ngơ từ cấp ba bước vào xem việc đậu rớt ở Đại Học là cái gì ghê gớm hoặc sinh viên năm cuối còn nợ đúng mỗi tín chỉ này và cần giải quyết cho nhanh để còn tốt nghiệp

+ Theo nhiều chuyên gia nhận định, giáo dục Việt Nam có những con người của thế kỷ 21, cơ sở hạ tầng thế kỷ 20 và giáo án thế kỷ 18. Văn hóa Nho giáo cộng với môi trường căng thẳng làm giảm nhiệt huyết của các giảng viên và sinh viện. Các bạn có thể nói răng ''Tôi thậm chí còn không biết một chữ Nho nào ?'' Ở đây tôi muốn nói về văn hóa Nho giáo đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta, giống như nỗi sợ ma dù không thấy ma hình dạng gì, từ nhỏ trẻ em Việt Nam được khuyến khích cư xử có chừng mực như bao đứa trẻ khác, chúng ta ngại khác biệt và thay đổi, đề cao quan hệ thứ bậc trong xã hội. Điều này làm chúng ta và cả chính giảng viên ngại đột phá trong học tập và giảng dạy, ngại thử nghiêm và trao đổi thẳng thắn với nhau. Chính vì ít tương tác mà đôi khi Giảng viên cũng rơi vào vòng luẩn quẩn không biết sinh viên đang không hiểu chỗ nào, càng bế tắc người ta càng bực bội, càng bực bội càng áp đặt lên kẻ dưới. Văn hóa Nho giáo khiến quan hệ ở các nước phương Đông trở nên ngạt thở và thăm chừng cũng từ đây. Bằng cấp tại Việt Nam gần như vô giá trị trên thế giới, nếu muốn học cao học ở nước khác sinh viên chỉ có thể ghi danh vào các trường tư thục top giữa nơi mà đồng dollar có tiếng nói hơn thực chất

Nhiều sinh viên Việt Nam du học chỉ lo ăn chơi, một số có lòng hơn nhưng vì tiếng Anh bì bỏm khiến họ khó theo kịp bạn bè. Có nhiều trường hợp đã phải tự hủy mình trong các trại tâm thần, so với những cá nhân được náo chí tung hô mỗi ngày. Việt Nam đang được hay mất nhiều hơn ? Chưa kể việc đủ tài chính để theo học các Đại học Quốc tế hay du học là một bộ phận rất nhỏ không thể đem lấp liếm cho sự yêu kém từ gốc rễ trong nước

Giáo dục được tạo ra để mang đến những giá trị công bằng phổ quá cho mọi công dân !

+ Giới trẻ cũng có lỗi trong chuyện này, chúng ta đang ngày càng xa rời thực tế xã hội nhưng lại sa đà vào những thú vui nhất thời. Điệp khúc tốt nghiệp cấp ba —> Đại học —> Thất nghiệp được thông tin hầu như mỗi mùa tuyển sinh, hiện nay nước ta đã có 4 triệu cử nhân, mỗi năm trung bình cho ra thêm 250,000 sản phẩm cử nhân đồng nhất về tư tưởng chính trị nhưng kém về chuyên môn nghiệp vụ, theo một phóng sự của VTV thực trạng làm trái nghề sau khi ra trường lên đến con số 70%

Hay có thể so sánh đùa tâm lí của giới sinh viên cũng giống như nước Mỹ hậu Liên Xô, trong Đệ nhị thế chiến Mỹ và Liên Xô phối hợp chống Phát xít không thể nào ăn ý hơn, nhưng sau đó cả hai quay sang thù địch nhau khi Nga Xô chủ trương mở rộng CNCS bằng vũ lực đánh chiếm các nước Đông Âu. Đứng trước một kẻ thù ngang sức về vũ lực người Mỹ đoàn kết hơn để tránh một nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Sự đuối sức cuối cùng của Liên Xô và hai cực quyền lực Ianta vào năm 1991 khiến người Mỹ cảm thấy nhẹ lòng, họ dần trở nên ít cảnh giác và thích hưởng thụ, trở thành những ông bà đầm Tây như bao quốc gia Châu Âu kệt cỡm nhìn xuống phần còn lại của thế giới. Việc các cá nhân tham nhũng như Hillary, thân Cộng như Bernie Sanders dành được một bộ phận cử tri là điều đáng báo động. Cho đến thời điểm này xu hướng khuynh tả vẫn chia rẻ tư tưởng của nước Mỹ trước nguy cơ lan rộng của chủ nghĩa cực đoan Hồi Giáo, cũng chủ trương dùng vũ lực mở rộng hệ tư tưởng như CNCS

Vốn có truyền thống trọng bằng cấp, học sinh xem Đại học, thâm chí bỏ qua luôn các trường Cao đẳng là con đường duy nhất, thời gian ôn thi và dự thi Quốc gia là lúc lí tưởng về giảng đường và sự học của mỗi học sinh thúc đẩy nhau ăn ý nhất, nhưng khi lên đến đỉnh vì không tìm thấy đam mê không còn thêm động lực để phấn đấu vì học theo nhu cầu thị trường, môi trường Đại học không mới lạ như mong đợi, đời sống sinh viên của họ trượt dài

Thay vì đấu tranh thay đổi thực trạng xã hội giới sinh viên, tương lại tri thức của đất nước lại mất định hình hệt ông Mỹ

+ Chính vì tâm lý chạy theo thị trường mà có một thời gian sư phạm trở thành một nghề hot, Đại học Sư Phạm TP. HCM vốn dĩ là nơi đào tạo ra những giáo viên nhiệt huyết thì bây giờ lại là nơi dành cho những người thực dụng nhất, những bậc phụ huynh thực tế chỉ thích khoe mẽ truyền thống hiếu học của gia đình. Tất cả cũng vì khi đã vào biên chế giáo viên tuyệt đối sẽ không bị sa thải hình thức kỷ luật cao nhất dành cho họ chỉ là khiển tránh trước Ban giám hiệu, chúng ta có một đội ngũ giáo viên hỏng về kiến thức và đạo đức là điều không tránh khỏi

Chưa kể ở trong quá khứ Việt Nam từng đi ngược với lợi ích chung theo theo Liên Xô, Trung Quốc học tiếng Nga, tiếng Tàu. Giáo viên và học sinh miền Nam lại không kịp thích nghi, họ cùng nhau lần mò từng u—rơ—rốt—cờ (урок (с) : bài học), học cách nói xi—bàc—xi—bờ (спасибо : cảm ơn), xơ—ràt—vúi—tè ( здравуйте : xin chào)

Những ai học qua tiếng Nga sẽ thấy cách phát âm thời đó rất ngô nghê và buồn cười. Các giáo sư, nhà giáo học theo chương trình Anh Pháp của miền Nam bấy giờ một phần đã sang nước ngoài, một phần bị đưa đi cải tạo, học quán triệt tư tưởng vì đã theo ''Mỹ Ngụy'', để rồi từ bằng cấp quốc tế họ cố tìm đường đi theo đồng nghiệp, số khác mãi mãi thành thứ dân

Cho đến ngày nay miền Nam vẫn khan hiếm.nhân lực Ngôn ngữ Nga, đến mức một Thạc sĩ du học ngành cơ khí — điện tử từ Moscow về cũng có thể trở thành Giảng viên ĐH KHXH&NV hệ Cao học Văn Học Nga (xin phép giấu tên)

3. Thiện ý cần sửa đổi:


+ Sinh viên Việt Nam lười tư duy, giáo viên ngại đổi mới, giáo trình nặng tính lý thuyết là một thực trạng đáng buồn. Việt Nam chỉ dừng ở mức là một dân tộc hiếu học, rõ ràng người Việt Nam ngày nay có thể trở thành những nhân viên tốt chứ chưa bao giờ là người thầy, là giáo sư của chính những người ngoại quốc

+ Việc yếu trong đào tạo ngoại ngữ (ngay cả với những khoa chuyên ngữ) cũng là một trở ngại khi mà công tác dịch thuật chưa thực sự tốt, tiếng Việt chưa tìm ra đủ từ vựng để diễn tả kiến thức của nhân loại thì việc đề cao giảng dạy tiếng Anh và thậm chí hướng đến tư duy kiểu phương Tây thật sự tối cần thiết

Miền Nam từ trước đã bị miền Bắc lên án vì cái mà họ gọi là ''chạy theo đế quốc'', áp dụng tiếng Anh Pháp vào bậc phổ thông và giáo trình các môn chuyên ngành Đại học. Ba nguyên tắc ''nhân bản'' (humanistic), ''dân tộc'' (nationalistic), và ''khai phóng'' ( liberalic) được tuyên bố dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế và đưa vào Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967), đã làm nên một nền giáo dục theo mô hình phương Tây mà vẫn đậm đà bản sắc Việt Nam qua việc áp dụng chương trình chữ Quốc ngữ Hoàng Xuân Hoãn giúp giảm bớt tư tưởng thứ bậc của Nho giáo, đề cao vai trò của tự do tư tưởng và sáng tạo trong mội trường giáo dục. Chính thể Nam Việt Nam nhờ đó đã xây dựng thành công nhiệm vụ giáo dục khi bằng cấp của các Việt Nam Cộng Hòa được chứng nhận giá trị trên toàn thế giới kể từ năm 1970. Cùng năm này máy điện toán IBM được đưa vào sử dụng cho việc quản lý sinh viên và nhân rộng hệ thống hiện đại bậc nhất thời đó vào các Viện Đại học khác

* Giáo dục giai đoạn này đã tạo ra nhiều cá nhân ưu tú, có thể kể đến như :

+ Lê Xuân Khoa : phó viện trưởng kiêm giáo sư Trường Đại học Văn khoa; sau 1975 làm giáo sư tại Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ.

+ Đàm Trung Pháp : tốt nghiệp tiến sĩ từ Viện Đại học Sài Gòn, từ 1965 — 1975 dạy Anh ngữ và Ngôn ngữ học ở Viện Đại học Sài Gòn, từ 1968 — 1975 là giám đốc Viện Ngôn ngữ của Viện Đại học Sài Gòn; hiện là giáo sư ở Texas Women's University

+ Các cử nhân y dược của chính thể sau khi đến Mỹ cũng chỉ cần tu học thêm vài tháng là lại được chính phủ nước này cấp giấy phép hành nghề

+ Chưa kể đến các chuyên gia kinh tế hiện đang làm tư vấn cho các tập đoàn nước ngoài như Nguyễn Xuân Nghĩa (hiện ngụ tại Mỹ), Nguyễn Gia Kiểng (hiện ngụ tại Pháp)...tất cả họ đều có cuộc sống trên mức trung lưu tại hải ngoại

4. Hy vọng về tương lai:


+ Tôi không cố súy cho cái cũ, so sánh hiện tại với quá khứ, thậm chí tôi chỉ đang so sánh giữa Việt Nam với Việt Nam, Anh Mỹ với tôi quá xa xôi. Trong thời đại hội nhập ngày nay, cái giáo dục mà chúng ta gọi là ''đương thời'' thực ra mới là cái ''lỗi thời'', giáo dục Việt nam cần tách bạch khỏi chính trị, tư tưởng hay đường lối của một chính đảng nào đó chỉ nên được giảng dạy cho các chuyên khoa chính trị

Chính Giáo sư Hoàng Xuân Hoãn, người sáng lâp chương trình giảng dạy 100% bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên, đã nói trong những ngày cuối đời tại Pháp: ''Tôi sẽ không quay về nếu đất nước vẫn chưa có tự do tư tưởng''

+ Hệ thống tổ chức Đại học đan xen chằn chịt của chúng ta cũng vẫn còn hy vọng nếu chịu thay đổi, rõ ràng hình thực đào tạo nặng nề kiểu biên chế đã được bải bỏ thay vào đó các trường trườnđi vào tự chủ tài chính, dạy và học theo hệ thống tín chỉ tạo điều kiện sinh viên ra trường nhanh hơn

+ Trên hết, chúng chúg ta phải làm cho Ielts, Toelf, Toeic, vốn là những chứng chỉ Nngoại ngữ dành cho những nước không nói Tiếng Anh, phá sản tại Việt Nam. Khi chính thể VNCH còn tồn tại, việc xin học bổng sang các nướ Anh, Pháp, Mỹ khá dễ dàng và phong phú...không vì lẽ VNCH là đồng minh mà vì chất lượng giáo dục được bảo chứng, bất ngờ thay sinh viên không bị yêu cầu xuất trình bất cứ giấy chứng nhận khả năng ngôn ngữ nào

Điều đó chứng tỏ chúng ta đã đi nhiều bước lùi và tiến lên rất chậm. Sinh viên Việt Nam phải biết nâng cao khả năng tiếp thu Anh ngữ không phải như một ngoại ngữ bắt buộc mà phải thoải mái xem nó như ngôn ngữ thứ 2 của bản thân. Phải đòi quyền được tự chủ và khai phóng, phi chính trị hóa giáo dục thì mới mong bắt kịp với phần còn lại của thế giơi vốn đang bước sang một cuộc cách mạng mới và bỏ rơi Việt Nam với ước mơ hội nhâp hóa mà vẫn chưa thành

+ ''Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt; Tây Âu khoa học yếu minh tâm'' - Trương Vĩnh Ký

Truyền thống tôn sư trọng đạo, tác phong cúi đầu lễ phép trước thầy cô là một nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn, nhưng đó không chỉ là nét đẹp của Việt Nam mà là không giá trị đạo đức của toàn Á Đồng. Vậy chúng ta khác họ ở điểm gì ? Người Việt dù cũng bị ảng hưởng từ Nho giáo nhưng lại rất cởi mở và thích thú với việc tiếp thu các giá trị phương Tây, nói là sính ngoại cũng được. Nhưng rõ ràng điều này giúp người Việt ta hòa nhập dễ dàng vào các xã hội mới, chúng ta không đặt nặng chủ nghĩa dân tộc như Nhật Bản hay Hàn Quốc, nhiều cộng động của họ thậm chí không thể nói tiếng bản địa khoan hãy nói đến hòa nhập

Vì ước mơ không tính thuế nên chúng ta có quyền tin tưởng người sinh viên Việt Nam sẽ trở lại và phải trở lại thời kì khiến cả Âu Mỹ còn phải học hỏi, chúng ta không kém vì Việt Nam từng đi trước nhiều dân tộc Á Châu khác. Chỉ là chúng ta hiện nay chưa đủ ý chí muốn thay đổi hoặc có thể chúng ta xem mọi việc xảy ra với giáo dục nước nhà vẫn chưa quá tệ hại ?

 
Cũng ko nhất thiết phải viết dài như vậy, quan trọng nhất là sinh viên lười thôi :3
 
dài quá chưa đọc hết nhưng mà cái vụ giáo dục phân tán gì đó thì t thấy k đúng, t có một số anh chị từng là sinh viên, t thấy họ chỉ vô trường rồi học thôi chứ có chạy chỗ này, chạy chỗ kia đâu
 
Để thay đổi một nền giáo dục cũng là cả một vấn đề :3 nếu là người thông minh, họ sẽ tự tìm ra con đường của mình nên đi thôi :3 vốn dĩ cái nền giáo dục đó nó đã ăn sâu vào chúng ta rồi, muốn cải cách không phải cứ nói là làm được mà :3
 
Pó ơi!!!
em công nhận là em dốt thật :)) mà sao Pó laị biết thế=))
 
Em thấy anh nói rất đúng. Lấy ví dụ học môn tiếng Anh, không số ít bạn coi đó là 1 môn gò bó bởi mấy cái công thức mà các thì cứ đan xen nhau loạn cả lên...
Anh cũng logic phết chứ, lần đầu em biết.
 
*nhún vai* vì không biết nên nói về cái gì như thế nào :((
*gật gù* em nói cũng có chỗ đúng, sẽ không có nhưng nhị gì ở đây hết :))
Về việc học chính trị thì chị thấy học cái đó cũng không đến nỗi tệ, học để biết những người đứng ở trên họ đã nghĩ cái gì để mà làm ra những việc như thế. Xét về tư tưởng thì cũng tốt đấy, có điều làm thì không tới, cái tới (dù có ít) nhiều người còn không biết để mà tận dụng. Việc chương trình giáo dục cho học mấy cái môn đó là để tất cả sinh viên đều hiểu, cũng tốt đấy nhưng không hiệu quả với hầu hết sinh viên, bởi có mấy ai thích đâu. Nên là nói nên hay không cũng khó.
Việc học ngoại ngữ thì chị không thấy việc học tiếng Nga hay Trung hay Anh hay ngoại ngữ nào đó là tuyệt đối nên hay không, tuyệt đối đúng hay sai trong bất kì hoàn cảnh nào. Nên học cái gì mà mình sẽ sử dụng, có cơ hội sử dụng thì mới hữu ích cho mình. Còn mấy cái chứng chỉ :-/ chị ứ rõ nên ứ bàn =))
Chuyện sư phạm với việc chúng ta sẽ chỉ là nhân viên tốt, ngàn tim cho em :x
Giờ hầu hết sinh viên ra trường chỉ nghĩ mình sẽ xin vào chỗ nào, mình sẽ đi làm thuê cho người ta chứ không nghĩ mình sẽ thuê người ta làm cho mình. Đi làm thuê thì cũng chỉ đến thế thôi, người thuê mình là người được lợi chứ mình sẽ chỉ thành nguồn lợi cho người khác thôi :sigh:
@sherry2111 Cái giáo dục phân tán không phải là sinh viên không phải chạy chỗ nọ chỗ kia thì là không phân tán đâu. Cái phân tán ví dụ là cùng 1 trường có nhiều cơ sở, mỗi cơ sở thì có mục đích khác nhau, ví dụ cơ sở 1 chỉ dạy sinh viên chuyên ngành tài chính, cơ sở 2 thì dạy về quản trị kinh doanh hoặc là các cơ sở cùng dạy giống nhau nhưng chỗ này áp dụng cho những sinh viên thuộc những địa bàn này, chỗ kia cho sinh viên thuộc địa bàn khác chẳng hạn. Mấy anh chị sinh viên mà không phải chạy chỗ chẳng qua là trường chỉ có 1 cơ sở đã có đầy đủ trang thiết bị, phòng học hoặc là sinh viên trong trường lớn gồm nhiều trường nhỏ, ví dụ ĐHQG chẳng hạn. Hiện nay đan xen cả kiểu Viện đại học và đại học có nhiều cơ sở mà, chứ không phải nói chỉ có 1 loại hình là phân tán hay tập trung.
Nhưng ngay từ đầu đã nhận định chỉ 1 diện tích bằng ấy là đủ cho trường học, mãi sau này mới có nhu cầu mở rộng hoặc nhận thấy khuôn viên trường hiện tại không thể đáp ứng với việc đào tạo của trường thì việc mở cơ sở cũng là điều dễ hiểu. Còn chuyện ngay từ đầu đã thành lập nhiều cơ sở thì cũng có tính toán nào đó, cái đó thì mình đâu thể biết hết được. Có điều chuyện học tập trung mà hạn chế thương vong trong thời chiến thì có vẻ không đúng lắm nhỉ Po? Càng tập trung càng dễ oánh chết ấy chứ nhể =)) Còn phân tán thì dễ oánh cả người không liên quan =))
À quên, chuyện hối lộ của sinh viên năm nhất thì cái em nêu ra cũng là 1 lí do nhưng nó còn có chuyện có 1 số thầy cô đã thành thông lệ trù dập rồi thì sinh viên muốn nghiêm chỉnh cũng chẳng nghiêm chỉnh được cho nổi. Tóm lại là mệt lắm. Nhưng cũng có trường hoàn toàn không có ch.uyện ấy. Ví dụ trường chị chẳng hạn =)) (PR 1 tí cũng không chết ai =)))
Túm lại là việc cải cách giáo dục có nhiều vấn đề lắm :sigh: nói vầy cũng có cái đúng mà hầy :))
 
×
Quay lại
Top