Sinh viên tốt nghiệp, lo hơn mừng

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Nền kinh tế vẫn đang lâm vào khủng hoảng chưa lối thoát và vì thế hai năm trở lại đây, khi mùa tốt nghiệp bắt đầu cũng là lúc sinh viên lo hơn mừng.

Doanh nghiệp “mở cửa” khẽ
Gần như các doanh nghiệp hay tập đoàn lớn ít tuyển dụng vị trí quan trọng trong hai năm trở lại đây. Lý do có thể đơn giản là không mở rộng quy mô, không có thuyên chuyển nhân sự nào quan trọng… Dạo một vòng các trang tìm việc trên mạng, như: timviecnhanh, vietnamworks, luongcao… thì hầu hết các doanh nghiệp khi đưa ra yêu cầu tuyển dụng đều với số lượng khiêm tốn, dừng lại ở 1-2 người và muốn các ứng viên có ít nhất một năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương. Có lẽ điều này vô hình chung tạo rào cản cho các bạn sinh viên – vốn vẫn chỉ là cộng tác viên hoặc làm các công việc phụ khác không liên quan mấy đến nghề nghiệp.

Giám đốc kinh doanh của một công ty cổ phần có tiếng trong lĩnh vực truyền thông thẳng thắn nói anh thường nhìn vào mục kinh nghiệm trong CV của ứng viên để tìm ra người phù hợp và rất ngại bắt đầu với những người mới tinh, chưa có nghiệp vụ nghề nghiệp gì.

853732-giaoducsvthatnghiep1.jpg
Hầu hết sinh viên đi làm thêm đều không làm đúng chuyên ngành của mình (Nguồn: Internet)
Minh Hiếu (20 tuổi, Đại học Thương mại) cho biết: “Lịch học của tôi ở trường thực sự rất lộn xộn, có hôm học từ 9 giờ đến 11 giờ sáng, rồi chiều lại học từ 3 giờ tới 5 giờ mới xong. Thế nên có muốn kiếm một công việc làm thêm đúng chuyên môn ngành học thì không ai người ta tuyển”.

Đồng suy nghĩ với Hiếu, Thanh Lan (sinh viên năm ba ĐH Văn hóa HN) cũng nhận định ngoài công việc làm chạy bàn tại quán café buổi tối từ 6 giờ tới gần 12 giờ đêm giúp thêm thu nhập đỡ bố mẹ, thì cô bạn cũng không kiếm được công việc nào liên quan tới chuyên ngành đang học hay sở thích của mình. Chính vì thế, còn một năm cuối nữa thôi là tốt nghiệp nên Lan vô cùng lo lắng vì sợ không có kinh nghiệm để “làm đẹp CV”.

Sinh viên thụ động?
Học vì bố mẹ thích thế!Khảo sát của PV với 10 bạn học sinh trường D tại địa bàn Hà Nội thu được kết quả: 4/10 bạn đã đăng ký thi đại học và cao đẳng vì “Bố mẹ thích thế và không còn sự lựa chọn nào khác”. Một con số khá giật mình dù phạm vi khảo sát rất nhỏ.Nam sinh M trả lời khá thành thật: “Em cũng biết mình không học được cao đẳng đâu, định xin đi học nghề cắt tóc nhưng bố mẹ bảo cứ nộp hồ sơ thi cao đẳng, không được thì học trung cấp kế toán, không sợ thiếu việc, chứ học cắt tóc thì ra cái gì”.Như vậy một bộ phận giới trẻ dường như không biết mình thích cái gì, muốn cái gì, thậm chí không đấu tranh được cho thực lực và mong muốn ngành học của mình với người thân. Rõ ràng, nếu học không có mục đích thì cơ hội việc làm khi ra trường của các bạn sẽ chỉ dừng lại ở con số 0.

853732-giaoducsvthatnghiep2.jpg
Tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp cao (Nguồn: Internet)
Kén việc làm thêm

Cho rằng để có một CV đẹp, có thể xin được vào doanh nghiệp tốt thì hẳn việc làm thêm phải gần đúng với ngành học, một số sinh viên không ngần ngại “kén việc làm thêm”. Bưng bê, chạy bàn tại quán ăn, làm các công việc tay chân khác…bị liệt vào hàng “vớ vẩn”. Thiết nghĩ mỗi công việc đều có một đặc thù riêng của nó và những kinh nghiệm chúng mang lại đôi khi khiến người trong cuộc không ngờ được. Việc làm thêm tại quán café giúp bạn linh hoạt, biết cách giao tiếp với mọi loại đối tượng khách hàng. Hay việc đi phát tờ rơi lại khiến bạn biết kiên nhẫn và khổ luyện cực nhọc hơn… Nhìn chung, những công việc tưởng chừng như không có liên quan gì đến nghề nghiệp của bạn, nhưng khi được thể hiện trước nhà phỏng vấn, họ sẽ không khỏi gật gù hài lòng trước những điều đáng quý bạn rút ra được từ cuộc sống đâu.

Không biết năng lực của mình
Một câu hỏi tưởng như đơn giản nhưng lại chẳng đơn giản chút nào có thể sẽ khiến các bạn sinh viên sắp ra trường loay hoay tìm lời đáp: “Bạn muốn làm nghề gì? Nếu không có nghề đúng với chuyên môn của bạn, thì bạn định chuyển sang nghề nào khác?”. Chính vì không trả lời được mà tỉ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Không biết năng lực cũng như sở trường của bản thân, chắc chắn bạn khó có thể thành công ở công việc tương lai. Nhà tuyển dụng có thể đắn đo cân nhắc khi chọn một người ít kinh nghiệm, chứ không một nhà tuyển dụng nào lại thích chọn một ứng viên lơ mơ về nghề nghiệp và niềm đam mê của mình. Rõ ràng, khi chưa định hình được nghề bạn muốn làm, bạn hẳn còn lo hơn mừng trong “công cuộc” đi tìm việc và cạnh tranh với hàng trăm “đối thủ” khác.

Sinh viên tốt nghiệp, lo nhiều hơn mừng. Với nhiều hệ lụy từ nền kinh tế, suy nghĩ của người tuyển dụng, doanh nghiệp cho tới quá trình rèn luyện của các sinh viên, dường như Thất nghiệp sẽ vẫn là bài toán đau đầu khi mỗi mùa hè trôi qua.
Nguồn :tinmoi.vn
 
Uh năm sau Tra ra trường rồi, lo thì cũng lo nhưng mà cố gắng thôi. Các doanh nghiệp tuy có cắt giảm nhân viên nhưung họ vẫn tuyển nhân viên mới vào hết, chỉ có đièu là mình có đủ năng lực và độ căng thẳng, áp lực để cạnh tranh không thôi. Thôi thì cố trang bị nhiều vũ khí dzậy :KSV@05:
 
Uh năm sau Tra ra trường rồi, lo thì cũng lo nhưng mà cố gắng thôi. Các doanh nghiệp tuy có cắt giảm nhân viên nhưung họ vẫn tuyển nhân viên mới vào hết, chỉ có đièu là mình có đủ năng lực và độ căng thẳng, áp lực để cạnh tranh không thôi. Thôi thì cố trang bị nhiều vũ khí dzậy :KSV@05:

Nhiều khi cũng coi cái số mình có may mắn không nữa , hơi mê tín một tí :)
 
Học có được cái bằng cái cấp đâu đơn giản nhưng xin việc còn khó khăn hơn.

Nền kinh tế vẫn đang lâm vào khủng hoảng chưa lối thoát và vì thế hai năm trở lại đây, khi mùa tốt nghiệp bắt đầu cũng là lúc sinh viên lo hơn mừng.

Doanh nghiệp “mở cửa” khẽ
Gần như các doanh nghiệp hay tập đoàn lớn ít tuyển dụng vị trí quan trọng trong hai năm trở lại đây. Lý do có thể đơn giản là không mở rộng quy mô, không có thuyên chuyển nhân sự nào quan trọng… Dạo một vòng các trang tìm việc trên mạng, như: timviecnhanh, vietnamworks, luongcao… thì hầu hết các doanh nghiệp khi đưa ra yêu cầu tuyển dụng đều với số lượng khiêm tốn, dừng lại ở 1-2 người và muốn các ứng viên có ít nhất một năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương. Có lẽ điều này vô hình chung tạo rào cản cho các bạn sinh viên – vốn vẫn chỉ là cộng tác viên hoặc làm các công việc phụ khác không liên quan mấy đến nghề nghiệp.

Giám đốc kinh doanh của một công ty cổ phần có tiếng trong lĩnh vực truyền thông thẳng thắn nói anh thường nhìn vào mục kinh nghiệm trong CV của ứng viên để tìm ra người phù hợp và rất ngại bắt đầu với những người mới tinh, chưa có nghiệp vụ nghề nghiệp gì.

853732-giaoducsvthatnghiep1.jpg
Hầu hết sinh viên đi làm thêm đều không làm đúng chuyên ngành của mình (Nguồn: Internet)
Minh Hiếu (20 tuổi, Đại học Thương mại) cho biết: “Lịch học của tôi ở trường thực sự rất lộn xộn, có hôm học từ 9 giờ đến 11 giờ sáng, rồi chiều lại học từ 3 giờ tới 5 giờ mới xong. Thế nên có muốn kiếm một công việc làm thêm đúng chuyên môn ngành học thì không ai người ta tuyển”.

Đồng suy nghĩ với Hiếu, Thanh Lan (sinh viên năm ba ĐH Văn hóa HN) cũng nhận định ngoài công việc làm chạy bàn tại quán café buổi tối từ 6 giờ tới gần 12 giờ đêm giúp thêm thu nhập đỡ bố mẹ, thì cô bạn cũng không kiếm được công việc nào liên quan tới chuyên ngành đang học hay sở thích của mình. Chính vì thế, còn một năm cuối nữa thôi là tốt nghiệp nên Lan vô cùng lo lắng vì sợ không có kinh nghiệm để “làm đẹp CV”.

Sinh viên thụ động?
Học vì bố mẹ thích thế!Khảo sát của PV với 10 bạn học sinh trường D tại địa bàn Hà Nội thu được kết quả: 4/10 bạn đã đăng ký thi đại học và cao đẳng vì “Bố mẹ thích thế và không còn sự lựa chọn nào khác”. Một con số khá giật mình dù phạm vi khảo sát rất nhỏ.Nam sinh M trả lời khá thành thật: “Em cũng biết mình không học được cao đẳng đâu, định xin đi học nghề cắt tóc nhưng bố mẹ bảo cứ nộp hồ sơ thi cao đẳng, không được thì học trung cấp kế toán, không sợ thiếu việc, chứ học cắt tóc thì ra cái gì”.Như vậy một bộ phận giới trẻ dường như không biết mình thích cái gì, muốn cái gì, thậm chí không đấu tranh được cho thực lực và mong muốn ngành học của mình với người thân. Rõ ràng, nếu học không có mục đích thì cơ hội việc làm khi ra trường của các bạn sẽ chỉ dừng lại ở con số 0.

853732-giaoducsvthatnghiep2.jpg
Tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp cao (Nguồn: Internet)
Kén việc làm thêm

Cho rằng để có một CV đẹp, có thể xin được vào doanh nghiệp tốt thì hẳn việc làm thêm phải gần đúng với ngành học, một số sinh viên không ngần ngại “kén việc làm thêm”. Bưng bê, chạy bàn tại quán ăn, làm các công việc tay chân khác…bị liệt vào hàng “vớ vẩn”. Thiết nghĩ mỗi công việc đều có một đặc thù riêng của nó và những kinh nghiệm chúng mang lại đôi khi khiến người trong cuộc không ngờ được. Việc làm thêm tại quán café giúp bạn linh hoạt, biết cách giao tiếp với mọi loại đối tượng khách hàng. Hay việc đi phát tờ rơi lại khiến bạn biết kiên nhẫn và khổ luyện cực nhọc hơn… Nhìn chung, những công việc tưởng chừng như không có liên quan gì đến nghề nghiệp của bạn, nhưng khi được thể hiện trước nhà phỏng vấn, họ sẽ không khỏi gật gù hài lòng trước những điều đáng quý bạn rút ra được từ cuộc sống đâu.

Không biết năng lực của mình
Một câu hỏi tưởng như đơn giản nhưng lại chẳng đơn giản chút nào có thể sẽ khiến các bạn sinh viên sắp ra trường loay hoay tìm lời đáp: “Bạn muốn làm nghề gì? Nếu không có nghề đúng với chuyên môn của bạn, thì bạn định chuyển sang nghề nào khác?”. Chính vì không trả lời được mà tỉ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng. Không biết năng lực cũng như sở trường của bản thân, chắc chắn bạn khó có thể thành công ở công việc tương lai. Nhà tuyển dụng có thể đắn đo cân nhắc khi chọn một người ít kinh nghiệm, chứ không một nhà tuyển dụng nào lại thích chọn một ứng viên lơ mơ về nghề nghiệp và niềm đam mê của mình. Rõ ràng, khi chưa định hình được nghề bạn muốn làm, bạn hẳn còn lo hơn mừng trong “công cuộc” đi tìm việc và cạnh tranh với hàng trăm “đối thủ” khác.

Sinh viên tốt nghiệp, lo nhiều hơn mừng. Với nhiều hệ lụy từ nền kinh tế, suy nghĩ của người tuyển dụng, doanh nghiệp cho tới quá trình rèn luyện của các sinh viên, dường như Thất nghiệp sẽ vẫn là bài toán đau đầu khi mỗi mùa hè trôi qua.
Nguồn :tinmoi.vn
 
×
Quay lại
Top