Sinh viên đón Tết bằng những nỗi lo

Peace Loving

Tan Vào Gió...
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2010
Bài viết
944
Trong khi mọi người đang hồ hởi chuẩn bị đón thêm một cái Tết mới thì những sinh viên sống xa nhà lại vẫn phải gồng mình lên để chống chọi với những lo toan đời thường, trong thời bão giá.
Txb011211%281%29.jpg


SV gói đồ về quê ăn Tết - (Ảnh minh họa)
Nặng lòng với cơm - áo - gạo - tiền

Do những tác động mạnh mẽ của cơn “bão giá” đã khiến cho cuộc sống của nhiều sinh viên bị xáo trộn. Họ đã liên tục thay đổi những thói quen để "tồn tại được với thời cuộc", trong đó có việc phải học cách quên đi những vụ chào đón một năm mới bằng phương pháp “cổ truyền”.

Không rộn ràng như những năm trước, Tết dương lịch và chuẩn bị đón Tết âm lịch năm nay, nhóm bạn của Hán Vũ (ĐH Giao thông vận tải) như có vẻ trầm lặng hơn vì cơn “bão giá” cuối năm. Hán Vũ cho biết: “Hai năm trước chỉ mong nhanh nhanh đến Tết dương lịch, sau đó là Tết âm lịch để có cớ mà tụ tập cuối năm. Lúc ấy, cả dãy phòng trọ sẽ nhộn nhịp lại huy động hết xoong nồi, bát đũa làm một bữa lẩu chia tay năm cũ, chào đón năm mới rất hoành tráng không thua kém gì... mấy nhà hàng sang trọng đâu. Nhưng năm nay thì nồi treo, bát cũng treo”.

Ngoài vấn đề ăn uống thì giá nhà cũng là một nỗi ám ảnh dai dẳng của những sinh viên sống ở ngoài. Cứ đến hẹn lại lên, sau thời gian về nghỉ hè và nghỉ tết chính là "cơ hội tốt" cho các chủ nhà tăng giá. Giá nhà chưa bao giờ giảm nhiệt, điều này đã khiến cho sinh viên trọ ngoài rất chật vật để tìm được nơi ở hợp với túi tiền.

Diệp Trà (SV Báo chí) tâm sự: “Phòng trọ luôn nỗi lo lớn của sinh viên, hiện nay số tiền chi trả cho việc thuê phòng đã gấp đôi tiền ăn. Chủ nhà bao giờ cũng... rất thông minh để giúp sinh viên bớt sốc trong việc tăng giá, bằng cách trước tết tăng tiền điện nước, sau tết mới tăng tiền nhà hoặc ngược lại”.

Cùng nỗi lo như trên, Kim Huệ (ĐH Lao động xã hội) nói: “Chỉ nghĩ đến vấn đề nhà cửa nhiều khi đầu óc đã muốn nổ tung. Với mình, bố mẹ chu cấp đầy đủ còn đỡ, chứ với nhiều người, vừa học vừa kiếm tiền nuôi thân thì đây thực sự là nỗi “kinh hoàng”. Học đến năm thứ 3 mà cô bạn này đã phải chuyển nhà đến 5 lần, đa phần trong số đó là do vấn đề tiền nong.

Với những sinh viên “đại gia” hơn một ít, thì vấn đề tiền xăng xe cũng là một mối lo ngại đáng gờm. Bích Ngọc (ĐH Luật) nhà ở Đông Anh – Hà Nội cho biết: “Nếu giá xăng dầu tăng thì mình sẽ quay trở về thời kì khổ sở chờ đợi xe bus cho tiết kiệm, mỗi tháng chỉ hết có 50 nghìn đồng tiền vé”.

Được biết, mỗi ngày Bích Ngọc phải đi gần 50 km để tới trường và về nhà. Trước giá cả các mặt hàng tăng vùn vụt thì điều cô luôn nơm nớp lo sợ chính là giá xăng dầu sớm muộn kiểu gì cũng tăng.

Gian nan đường về quê

Sau Tết dương lịch, không bao lâu nữa sẽ đến Tết cổ truyền của dân tộc, vấn đề đi lại là một bài toán chưa bao giờ được giải quyết nhanh, gọn cả vì số lượng người đi lại trong những ngày này thường rất lớn. Nhiều bạn sinh viên đã phải chấp nhận đi xe giá cực đắt hoặc ở lại không về quê vì chậm chân mua vé tàu.
Txb011211.jpg
Do sợ đi ôtô nên Nguyễn Hương (ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh) thà chấp nhận đi vé tàu phụ còn hơn phải lênh đênh trên xe 2 ngày 2 đêm để về được đất Thanh Hóa. Nhưng điều mong muốn đơn giản ấy cũng đã trở nên khó khăn hơn khi đến vé tàu phụ cũng chưa đến lượt cô bạn này.

Gần như mếu máo, Nguyễn Hương cho biết: “Lần trước ghế chính đã không mua được lần này cố gắng bon chen lắm rồi nhưng đến giờ vẫn không có hy vọng”.

Đây chính là tình trạng chung của nhiều sinh viên học xa nhà, mặc dù còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết nhưng nỗi lo về xe cộ đã khiến họ mất ăn mất ngủ. Bằng kinh nghiệm tàu xe lâu năm của mình, Hoàng Đồng (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Tết là mùa làm ăn của nhà xe, họ ép giá rất kinh khủng phải gấp hai, ba thậm chí hơn thế so với giá ngày thường. Một xe có 45 chỗ họ nhét cho hơn 70 người mà cũng phải cắn răng chịu đựng. Khổ không còn chỗ nói. Đi tàu thì không đặt được vé”.

Nhìn chung, càng gần những ngày cuối năm thì nỗi lo giành cho sinh viên càng dồn dập hơn. Mặc dù đã biết trước nhưng không phải bạn sinh nào cũng xoay sở tốt được vì còn rất nhiều yếu tố tác động vào. Điều này đã khiến cho việc đón Tết dường như trở thành "nỗi sợ hãi" đối với sinh viên hơn là một sự kiện vui vẻ trong năm.
nguồn : vnn
 
Trước đây tớ cũng từng đi làm xa, nên cũng thấm thía phần nào cảnh sống xa nhà!:(
Hihi!! nhưng tết năm nay tớ được ở gần nhà rùi! tớ sẽ...đi làm thêm ở khu du lịch núi bà!:))
 
buồn quá. sau đc nghỉ tết sớm z. mình thì đoán tết là lo ko biết thi HK ntn.
tết này là cái tết sinh viên đầu tiên, chắc sẽ có nhiều khác biệt so với trc.
 
×
Quay lại
Top