Sinh viên chuyên ngành kế toán cần chuẩn bị những kỹ năng trước khi đi thực tập và làm báo cáo?

duonghakt68

Thành viên
Tham gia
15/6/2016
Bài viết
12
Sinh viên chuyên ngành kế toán cần chuẩn bị những gì trước khi đi thực tập và làm báo cáo?

Kết thúc mỗi khóa học sinh viên thường có một khoảng thời gian đi thực tập và làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán. Khoảng thời gian này đưa các bạn đến thực tế với công việc kế toán và hiểu sâu cả quá trình học kế toán. Biết được phần nào công việc của một người làm kế toán.

Tuy nhiên rất nhiều bạn lo lắng không biết sẽ phải bắt đầu từ đâu và làm những gì để có một kỳ thực tập, một kết quả bài báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành kế toán cao nhất.

Sau đây mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm trước khi vào làm báo cáo thực tập tốt nghiệp như sau:

Trong chuyên ngành kế toán sẽ được phân ra các phần hành kế toán như sau:

- Kế toán tiền (tiền gửi, tiền mặt, tương đương tiền)
- Kế toán các khoản phải thu, phải trả (công ty quá lớn thì có phần hành phải thu riêng, phải trả riêng và thậm chí có riêng phàn theo dõi tạm ứng
clip_image001.png
)
- Kế toán tiền lương
- Kế toán TSCĐ
- Kế toán nguồn vốn, các quỹ
- Kế toán doanh thu
- Kế toán chi phí
- Kế toán tổng hợp (tổng hợp, quán xuyên các phần hành và bao gồm cả phần xác định kết quả)
- Kế toán thuế....

clip_image003.jpg


Trước tiên bạn nên xác định đề tài mình định làm hoặc công ty mình định xin vào thực tập:

+ Nếu chọn đề tài xác đinh kết quả bán hàng hoặc đề tài các định kết quả kinh doanh thì nên chon lựa những công ty về thương mại, dịch vụ sẽ có nhiều nguồn để viết.

+ Nếu chọn đề tài nguyên vật liệu hoặc đề tài giá thành nên chọn công ty về sản xuất.

+ Một số đề tài lương, vốn bằng tiền, TSCĐ.. thì hầu hết các doanh nghiệp đều có.

Sau khi chọn đề tài và chọn công ty xong. Các bạn sẽ được giao viên hướng dẫn qua về cách viết báo cáo? Bao gồm các mục của từng đề tài.

Nội dung cụ thể mình xin chia sẻ tiếp tục ở bài viết sau.
 
CÁCH LẬP BẢNG TÍNH TIỀN LƯƠNG TRÊN EXEL

Chứng từ kèm theo:

Bảng chấm công

: Mẫu số 01a- LĐTL

Bảng chấm công làm thêm giờ

: Mẫu số 01b- LĐTL

Bảng thanh toán tiền lương

: Mẫu số 02-LĐTL

Bảng thanh toán tiền thưởng

: Mẫu số 03- LĐTL

Giấy đi đường

: Mẫu số 04 – LĐTL

Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành

: Mẫu số 05-LĐTL

Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

: Mẫu số 06- LĐTL

Bảng thanh toán tiền thuê ngoài

: Mẫu số 07- LĐTL

Hợp đồng giao khoán

: Mẫu số 08- LĐTL

Bảng thanh lý( nghiệm thu) hợp đồng giao khoán

: Mẫu số 09- LĐTL

Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

: Mẫu số 10- LĐTL

Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

: Mẫu số 11- LĐTL

Bước 1:

– Xây dựng mẫu bảng chấm công, bảng lương trên Excel phù hợp với doanh nghiệp


Bước 2: - Tính các chỉ tiêu trên bảng thanh toán tiền lương:

1. Lương cơ bản:

– Lương cơ bản là lương được thể hiện trên hợp đồng lao động, mức lương này cũng được thể hiện trên thang bảng lương mà các bạn xây dựng để nộp cho cơ quan bảo hiểm.

Chú ý: Khi xây dựng thanh bảng lương thì lương cơ bản phải căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng năm 2016, chi tiết xem tại đây: Mức lương tối thiểu vùng mới nhất căn cứ tỷ lệ trích theo quy định mới nhất từ ngày 1/12/2015 theo QD 959/QĐ-BHXH

– Mục đính làm lương cơ bản thấp là để giảm thiểu chi phí đóng các khoản BH cho DN.

2. Lương HĐ/tháng:

– Là mức lương thực trả trên một tháng làm việc đầy đủ.

– Mức lương này sẽ cao hơn lương cơ bản vì sẽ cộng thêm các khoản phụ cấp như: trách nhiệm, năng lực, rủi ro, thâm niên…

– Mục đích làm lương HĐ/tháng cao là để làm tăng chi phí khi tính thuế TNDN giảm thiểu các khoản bảo hiểm phải đóng….

3. Ngày công thực tế:

– Các bạn dựa vào bảng chấm công để nhập vào chỉ tiêu này. Bảng chấm công dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH, ... để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong đơn vị. Bảng chấm công được mở theo từng bộ phận, treo công khai do nhân viên trong phòng Tổ chức và nhân viên kinh tế phân xưởng căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận, phân xưởng để chấm công cho từng người, có thể chấm theo ngày công, giờ công,…

Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng chấm công chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy xin nghỉ việc không hưởng lương,... về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu qui ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội.

4. Lương thực tế:

Lương thực tế = Lương HĐ/tháng / ngày công hành chính của tháng X số ngày làm việc thực tế.

Cụ thể Ông Thuận: Số công làm việc trong tháng 7 là 24 công. Mức lương tháng là 20.000.000đ.

Từ số liệu trên, áp dụng công thức tính lương thời gian của Ông Thuận như sau:


Lương thực tế


=

Mức lương tháng


x


Ngày công



26





Lương thực tế


=

20.000.000


x


24


=


27.692.308đ

26

5. Các khoản phụ cấp:

– Các bạn có thể xem chi tiết tại quy chế của Công ty và hợp đồng lao động.

Cụ thể Phụ cấp ăn ca tháng 7 của ông Thuận được tính theo công thức:

Phụ cấp ăn trưa = Số ngày công x 25.000đ/người/ngày

= 25 x 25.000 = 625.000đ

Chú ý:

– Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không vựt quá: 680.000/ tháng

– Tiền phụ cấp trang phục không quá 5.000.000/năm.

– Tiền phụ cấp xăng xe, điện thoại không vượt quá quy định của nhà nước. (Các bạn xây dựng khi ký hợp đồng lao động và không được vượt quá mức đó).

– Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với ngày bình thường.

6. Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca, ngày lễ:

– Theo quy định: Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau:

a. Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b. Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%;

c. Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.

7. Tổng lương:

– Tổng lương: = Lương thực tế + Phụ cấp.

8. Các khoản giảm trừ:

a. Các khoản trích theo lương (Công ty đóng)

– BHXH = Lương cơ bản X 18%

– BHYT = Lương cơ bản X 3%

– BHTN = Lương cơ bản X 1%

– Kinh phí công đoàn = Lương cơ bản X 2%

b. Các khoản trích theo lương (Trừ vào lương của NLĐ)

– BHXH = Lương cơ bản X 8%

– BHYT = Lương cơ bản X 1,5%

– BHTN = Lương cơ bản X 1%

c. Các khoản giảm trừ người phụ thuộc:

– Mức giảm trừ cho 1 người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.(Phải đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh)

9. Thu nhập tính thuế, thuế TNCN:

– Những lao động có ký hợp đồng trên 3 tháng thì các bạn tính theo biểu lũy tiến từng phần.

– Những lao động thời vụ, thử việc, ký hợp đồng dưới 3 tháng thì các bạn khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả lương cho

10. Thực lĩnh:

Thực lĩnh = Tổng lương – các khoản trích trừ vào lương – Thuế TNCN (nếu có).

Ví dụ cụ thể:

Hợp đồng lao động quy định mức lương cơ bản của ông Thuận là 8.000.000đ.

Ông Thuận: Trong Hợp đồng lao động quy định Mức lương tháng là 20.000.000đ.

Ông Thuận là 24 công.

Ông Thuận: Số công làm việc trong tháng 7 là 24 công. Mức lương tháng là 20.000.000đ.

Từ số liệu trên, áp dụng công thức tính lương thời gian của Ông Thuận như sau:


Lương thực tế


=

Mức lương tháng


x


Ngày công



26





Lương thực tế


=

20.000.000


x


24


=


27.692.308đ

26

Trong công ty quy định nghỉ học, họp được hưởng 100% lương thực tế của một ngày công.

Cụ thể: Từ số liệu trên, ta có số tiền hưởng lương học họp của ông Thuận theo công thức sau:


Sô tiền nghỉ học, họp



=


Mức lương tháng



x


Số công nghỉ hưởng 100% lương



x



100%



26




Sô tiền nghỉ học, họp



=


20.000.000



x



1



x



100%



= 307.692đ

26

Phụ cấp ăn ca tháng 7 của ông Thuận được tính theo công thức:

Phụ cấp ăn trưa = Số ngày công x 25.000đ/người/ngày

= 25 x 25.000 = 625.000đ

Ông Trần Đức Thuận là Phó Giám Đốc của công ty nên được hưởng Phụ cấp chức vụ lãnh đạo với số tiền được thỏa thuận trong Hợp Đồng Lao Động là 1.115.000đ

Tổng thu nhập của ông Thuận tháng 7/2014 được tính theo công thức:

Tổng thu nhập = Lương thực tế + Lương học họp + Lương nghỉ lễ, nghỉ

phép(nếu có) + Phụ cấp ăn trưa + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Tổng thu nhập = 18.461.538 + 307.692 + 625.000 + 1.300.000 = 21.155.769đ.

Cụ thể: Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/ tháng, 108 triệu đồng/năm.

Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/người/tháng.

Ông Thuận có Giảm trừ bản thân là 9.000.000đ và không có Giảm trừ gia cảnh.

Cụ thể: Sau khi tính trừ các khoản phải tính khấu trừ theo chế độ:

̇Đối với các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN công ty áp dụng tỷ lệ trích theo tỷ lệ áp dụng ngày 01/01/2014: BHXT 8%, BHYT 1,5% và BHTN 1%.

Mức trích = Lương cơ bản x Tỷ lệ trích

Mức trích BHXH = 8.000.000 x 8% = 640.000đ

Mức trích BHYT = 8.000.000 x 1,5% = 120.000đ

Mức trích BHTN = 8.000.000 x 1% = 80.000đ

=> BH khấu trừ lương của Ông Thuận = 640.000 + 120.000 + 80.000 = 840.000đ

Đối với các Thuế TNCN, áp dụng theo mức trích

0 – 5 triệu đồng áp dụng tỷ lệ 5%

5 – 10 triệu đồng áp dụng tỷ lệ 10%

10 – 18 triệu đồng áp dụng tỷ lệ 15%

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế = Tổng lương nhận được – Các khoản được miễn


Từ số liệu trên, ta tính được thuế TNCN của Ông Thuận như sau:

=> Thu nhập tính thuế TNCN của ông Thuận là:

21.155.769 – 625.000 – 9.000.000 – 840.000 = 10.690.769đ

=> Thuế TNCN tháng 7/2014 của ông Thuận là:

(10.690.769 – 10.000.000) x 10% + 750.000 = 569.077đ

Tổng các khoản khấu trừ lương của ông Thuận tháng 7/2014

840.000 + 569.077 = 1.409.077đ

Cụ thể: Số Thực lĩnh tháng 7/2014 của ông Thuận là

Số thực lĩnh = Tổng thu nhập – Các khoản khấu trừ lương

= 21.155.769 – 1.409.077 = 19.746.692đ.
 
×
Quay lại
Top