SAU NHIỀU NĂM LÀM VIỆC TÔI RÚT RA ĐƯỢC NHỮNG GÌ???

annhien1221

Thành viên
Tham gia
24/8/2021
Bài viết
24
Sau đây tôi sẽ chia sẻ đôi lời về kinh nghiệm của mình sau một thời gian dài làm việc tại công ty. Tôi làm trưởng ban cũng tầm 10 năm rồi, đếm sơ sơ thì tôi đã chuyển qua 3 phòng ban, từng làm 5 chức vụ, và làm việc với hơn 40 vị lãnh đạo. Tôi sẽ đút ra kết luận trước sau đó phân tích sau.

SAU NHIỀU NĂM LÀM VIỆC TÔI RÚT RA ĐƯỢC NHỮNG GÌ.png

1. Công việc của bạn phải có ý nghĩa, chứ không phải làm hay không cũng được.

Tôi chỉ là một con người bình thường. Lúc tôi mới đi làm, trong mắt các đồng nghiệp tôi chỉ là một người không biết gì về thế giới, và cũng chẳng có kinh nghiệm xã hội gì cả.

Tôi cũng như nhiều người khác thôi. Mỗi ngày đến văn phòng chỉ là ngồi với cái máy lạnh, viết và xử lý một số tài liệu, cũng khá là vô tích sự.

Sau khi làm việc được một năm, tôi và đồng nghiệp đến tận Gannan để nghiên cứu một số việc. Sau một thời gian dài ngồi trên chuyến xe, tôi đã đến một ngôi nhà làm nông. Trông thấy ánh mắt của chú kia khá là kỳ lạ, trên mặt nở một nụ cười khó hiểu, thật sự rất kỳ quái nhưng chú ấy rất nhiệt tình. Mời chúng tôi ăn hạt dưa và chè nữa. Bác thư ký của thôn đó nói với chúng tôi rằng, chú đó đã bị ngã đập đầu trong một lần làm việc ngoài trời, may mắn cứu lại được, nhưng não không còn minh mẫn nữa, nợ rất nhiều tiền chữa bệnh, cũng không làm được những công việc tay chân, cũng không có các tay nghề để kiếm sống. hai vợ chồng dắt theo con trai đi làm các công việc lặt vặt ở khắp nơi. Sau này có các công văn xóa đói giảm nghèo, có người dạy cho họ trồng trọt chăn nuôi, còn có các dự án cho vay không tính lãi, thì gia đình chú này mới đỡ hơn một tí. Thêm vào đó là sản phẩm trồng trọt của nông dân nơi đây, đặc biệt là Hồng Giòn, Dưa lưới, Xoài Cát Chu Vàng được Thương mại Điện tử Sendo phối hợp cùng Bộ Công Thương đã đẩy mạnh nông sản lên sàn, giúp bà con tiêu thụ nông sản đặc biệt trong những ngày dịch như hiện tại. Mình thấy việc làm này của Sendo rất có ý nghĩa. Thêm vào đó là , con trai họ học hành cũng giỏi, trúng tuyển vào trường Học viện Cảnh sát ở Phúc Kiến. Nụ cười kỳ lạ đó là do di chứng để lại sau khi chú bị thương. Nụ cười kỳ lạ đó là do di chứng để lại sau khi chú bị thương. Bác thư ký thôn đó còn nói một câu làm tôi rất ấn tượng: Nếu không có chính sách tốt thì gia đình này đã rơi vào ngõ cụt rồi.

Lúc đó tôi mới hiểu được tầm quan trọng của việc viết và xử lý tài liệu.

Nếu một người suốt ngày chỉ nghĩ đến việc mình phải đối mặt với đống tài liệu, thì rất dễ đánh mất bản thân trong công việc. Nếu bạn nhận ra và ý thức được rằng: những con chữ bạn viết, những lời lẽ bạn nói, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác, thì bạn sẽ cảm nhận được ý nghĩa của việc bạn đang làm.



2. 95% danh dự đến từ vị trí công việc của bạn.

Đôi khi có những người xem quyền lãnh đạo là quyền của chính họ, ý tưởng của người khác là của họ và các nguồn lực của công ty cũng là nguồn lực của họ.

Thực ra cũng chẳng có gì sai cả, nhưng đừng xem đó là điều hiển nhiên. Cách xử lý thể chế hóa sẽ khiến nhân viên tiến bộ, nhưng tư duy thể chế hóa sẽ khiến người khác phát điên lên đấy!

Vì vậy, bất kể bạn đi đến đâu, người khác đổi xử với bạn như thế nào, thì cũng phải luôn nhắc nhở bản thân rằng: nếu rời khỏi thể chế, thì mình còn những gì và có thể làm được những gì?

Ví dụ có một số cấp trên rất thích sử dụng phương pháp quản lý “chèn ép” : bạn không thể làm tốt vì bạn không đủ năng lực, bạn bỏ ra chưa nhiều. Hãy nghe theo tôi, làm theo tôi bạn sẽ tiến xa hơn.

Nắm trong tay một sơ yếu lý lịch phong phú, luôn trong tâm thế cố gắng làm việc để lên chức tăng lương, sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh vượt bậc đó.



3. Đừng sợ làm mất lòng người khác, cũng đừng sợ mất mặt.

Khi một nhóm người có mối quan hệ gần gũi với nhau, họ đều là nhân viên kỳ cựu của công ty. Bạn mới vào làm chắc chắn sẽ bị nói ra nói vô, sẽ có người phê bình bạn. Nhưng thật ra bản thân bạn phải biết rằng chẳng có ai hoàn hảo cả.

Nên cởi mở một chút, đừng quá xem trọng cách nhìn của người khác. Đừng quá lo lắng về việc lỡ đắc tội ai đó, chỉ cần bạn không cố ý, bạn là người tốt hay người xấu, mọi người đều có mắt nhìn cả.

Làm việc chắc chắn sẽ có vấn đề phát sinh, không có khi nào hoàn hảo từ đầu đến cuối cả. Đôi khi gặp chuyện, ai mà không muốn bảo vệ bản thân, đồng nghiệp khác sẽ nghĩ thay vì thêm một chuyện thì bớt một chuyện, nhưng đôi lúc dám nghĩ dám làm lại là một phẩm chất tốt đấy! Bạn phải biết rằng cấp trên bạn sợ gặp chuyện còn hơn bạn nữa đó.

Trước đây tôi làm tại một phòng ban có một ông A, năng lực tầm trung nhưng “giàu” tình cảm. Lúc đó trưởng phòng đang tuyển phó phòng, ông A nghe nói không ai đề cử ông cả. Ông liền chạy đến chỗ trưởng phòng khóc lóc các kiểu nói rằng: Tôi đã phấn đấu 2 năm vì vị trí này rồi, nhưng vậy mà chẳng có ai đề cử tôi cả. Trưởng phòng nghe ông khóc lóc thảm thiết nên miễn cưỡng đề cử ông lên. Nhân duyên của ông cũng khá tốt đấy, sau đề cử mọi người cũng bỏ phiếu cho tên ông. Nhưng khá nhiều người ý kiến rằng doanh thu của ông A cũng không có gì nổi bật. Thế mà ông A nghe thấy lại cảm thấy như bị oan, lại tranh thủ lúc họp công ty khóc và kể lể với mọi người rằng nuôi vợ con không dễ dàng,...Mọi người nghe ông kể cũng im lặng không ai nói gì.

Có thể nói rằng: cách làm của ông A có thủ đoạn, cấp trên cũng làm việc không quá rõ ràng. Nhưng thực tế, cách làm của ông đã là một bước tiến đi xa hơn các đồng nghiệp khác rất nhiều.



4. Đừng coi người khác là kẻ ngốc, đừng quá nâng cao giá trị bản thân.

Đầu tiên, các nhà lãnh đạo, cấp trên đều là những người toàn năng hơn. Lưu ý là “toàn năng”. Với cơ chế thăng tiến như hiện nay, hầu hết các nhà lãnh đạo đều có chỉ số doanh thu gấp đôi, có năng lực tốt về mọi mặt và hầu như không có khuyết điểm rõ ràng. Nói đúng hơn thì họ luôn trong trạng thái cạnh tranh với những người cùng đẳng cấp với họ.

Bề ngoài thì có vẻ họ rất bình thường, nhưng thực tế họ hiểu biết hơn ai hết. Khi thời khắc quan trọng đến, hay bạn cần đưa ra quyết định cuối cùng, bạn sẽ thấy rằng kinh nghiệm và năng lực của họ, bao gồm cả mạng lưới quan hệ xã hội, có thể dễ dàng đè bẹp những người bình thường.

Mặt khác, hiện nay những bạn thanh niên trúng vào các vị trí công chức khá cao, đều là những người giỏi. Năm tôi tốt nghiệp, đa số đều là bằng cử nhân, nhưng hiện nay đa số đều là thạc sĩ tiến sĩ, còn tốt nghiệp từ trường danh tiếng nữa.

Cho họ học về viết tài liệu hay làm về thương mại họ đều học rất nhanh. Một số người EQ cao, rất biết cách nói chuyện, không khiêm tốn cũng không hống hách, quả thực là giỏi hơn rất nhiều so với thời của tôi.

Làm việc càng lâu tôi càng cảm thấy, làm người phải thực tế xíu, đừng giả tạo. Tầng lớp càng cao, thì những việc này càng trở nên vô dụng. Đặc biệt là bây giờ Internet rất phát triển, tất cả các chiêu trò, mẹo vặt mọi người ai ai cũng biết cả.



5. Vì công việc mà hy sinh gia đình là một kẻ ngốc.

Khi còn là một nhân viên, tôi cảm thấy công việc là tất cả, tôi đều hết mình mỗi khi làm việc. Chỉ cần việc gì thì nhất định tôi sẽ gác lại cuộc sống cá nhân.

Nhưng sau khi kết hôn lại khác. Nếu không khí gia đình không tốt, bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp và không làm được gì. Nhất là sau khi có con nhỏ, mỗi khi cấp trên nói chuyện dặn dò tôi xong, quay đầu đi chỗ khác là tôi quên rồi.

Nhưng nếu con tôi nói chuyện với tôi, hoặc nếu cô giáo của con tôi có việc dặn dò tôi, tôi có thể ghi nhớ trong lòng cả nửa tháng.

Có một cấp trên của tôi quen biết cũng vậy, ở độ tuổi trung niên làm việc rất chăm chỉ và nhanh nhẹn hơn những người khác. Nhưng tình cảm vợ chồng ngày càng xa lạ, con cái chưa được dạy dỗ đàng hoàng, ông cảm thấy cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì.

Nên kiến nghị của tôi là: Đừng vì công việc mà bỏ bê gia đình.



6. Thăng tiến không chỉ phụ thuộc vào doanh số, mà còn phụ thuộc vào việc bạn có "tác dụng" hay không.

Cơ hội chỉ dành cho một ít người, và sự thăng tiến sẽ không diễn ra một cách tự nhiên. Doanh số rất quan trọng, nhưng bạn có “tác dụng” hay không lại là chuyện quan trọng hơn.



7. Uống rượu là uống rượu, không có văn hóa gì cả.

"Văn hóa rượu" là một chủ đề đã bị chỉ trích trong một thời gian dài. Nếu như không uống rượu thì bạn không thể kết thân với người khác và hòa nhập vào quần thể. Đây là một sai lầm lớn.

Nói một cách chính xác, ăn cơm uống rượu chỉ là một cách giao lưu, gặp ở đâu cũng có. Team building cũng thường được thực hiện trong các doanh nghiệp, và họ hầu như đều có uống rượu trong bữa tiệc đó.

Có thể nói người uống rượu thường cảm xúc sẽ dễ dâng trào hơn, lý trí ít hơn. Biết uống rượu là một lợi thế, nhưng nó không có nghĩa là cần thiết.

Trong lúc làm việc tôi gặp nhiều tình huống khá thú vị, có nhiều người chung bàn ăn họ kết thân với nhau, trao nhao những lời hứa, cho con cái gả cho nhau,...nhưng hầu như đều không có thực hiện.

Có một câu chuyện đạo lý cũng tương tự thế này: Có một người đi thang máy 30s, lại tranh thủ tìm kiếm sự đầu tư từ ông chủ nào đó.

Do đó, nếu có ai đó cầm ly rượu vừa uống vừa nói chuyện với bạn, bạn chỉ nên uống vì nể mặt họ, chứ đừng cả tin vào lời họ nói. Nếu không uống được nữa, thì không uống, không ai làm gì được bạn cả.

Tất nhiên, uống rượu cũng có một lợi thế rất lớn, đó là nó cho phép bạn nhìn rõ một số người. Khi họ say rượu, nếu họ nói nhiều thì bản chất của họ dễ bị bộc lộ hơn, có thể những lời họ nói không phải là sự thật nhưng bạn có thể lắng nghe họ nghĩ gì và tư duy của họ như thế nào.

Có thể nói, những bạn sinh ra ở những năm 90, họ có kỹ năng giao tiếp xã hội khá tốt. Cho dù đối phương chẳng có tình cảm gì hay quen biết gì với họ, họ cũng có thể làm bạn và kết thân rất nhanh. Đây là một biểu hiện của xã hội tiên tiến hơn.



8. Cẩn thận với những người suốt ngày chỉ nói lời ngon ngọt về bạn.

Nếu có một người suốt ngày chỉ tìm cách khen bạn, thì họ chỉ có 3 mục đích như sau:

• Phải lòng cấp trên

• Nịnh nọt đồng nghiệp

• Cần tìm bạn giúp đỡ

Bạn xem có động cơ nào tốt không, tất cả chỉ vì vụ lợi. Nhưng ở thời đại này, có thể nói, mọi người đã quen với việc tương tác “tại hiện trường” này.

Điều tôi muốn nhấn mạnh là bạn không nên dễ dàng đồng ý hay tin tưởng người khác chỉ vì những lời nói ngon ngọt của họ. Người càng thông minh, lời nói của họ càng có mục đích.



9. Chuyện tình cảm phải để ngoài công việc.

Nhiều người hỏi tôi về vấn đề này: đồng nghiệp có đáng chơi lâu bền không? Tôi nói được, nhưng môi trường làm việc không phải là môi trường để nói về tình yêu.

Không phải đủ quen biết với ai đó là có thể đi đến chuyện tình cảm. Bởi vì con người ở nơi làm việc đều là những “người công cụ”, từ lãnh đạo đến nhân viên, không có ngoại lệ.

Theo tôi, hầu hết mọi người đều làm việc theo cảm xúc, không phải tính cách.

Vì vậy, dù muốn tìm hiểu một người hay kết giao với một người, chúng ta vẫn phải nhìn vào cuộc sống riêng tư của họ, đừng nên xem bộ mặt tại nơi làm việc là bộ mặt thật.



10. Sử dụng sở thích để mở ra một mối quan hệ.

Nuôi dưỡng một sở thích là một cách tốt để phát triển bản thân. Tại sao?

Sở thích thuộc về đời tư, mối quan hệ sẽ kéo lại gần hơn.

Trong cuộc sống đời tư, chẳng ai muốn bàn chuyện làm ăn cả. Tôi cũng chắc chắn bạn sẽ không dễ dàng tâm sự chuyện gia đình với họ, nhưng họ sẽ kể chuyện hàng xóm của họ cho bạn nghe. Chuyện đời tư là thế đấy!

Hơn nữa, trong quá trình này, chúng ta dễ dàng tìm hiểu tính cách, sở thích và thậm chí cả hoàn cảnh gia đình của nhau, điều này rất cần thiết để mối quan hệ thân thiết và bền chặt hơn.

Sở thích = Cuộc gặp gỡ chi phí thấp

Dành thời gian nuôi dưỡng một sở thích là chuyện tốt. Ví dụ bạn biết được cấp trên có sở thích gì, nếu bạn không biết nhưng bạn lại chịu khó chủ động học hỏi. Nếu được tham gia, tiếp xúc khi có cái cuộc vui, thì cơ hội của bạn đến rồi đấy!



11. Chuyện mà có hai người biết, là cả thế giới biết.

Điều này bắt nguồn từ khi tôi buôn chuyện cùng các phòng ban, có một chàng thanh niên rất tám chuyện, đã làm việc ở công ty 18 năm nên tất cả các vị trí đơn vị anh chàng đó đều biết rất rõ. Lãnh đạo, cấp trên nào thứ hôn, vợ chồng cũ hay lai lịch gia đình, chẳng có gì anh đó không biết, cũng chẳng biết anh chàng đó đào đâu ra nữa.

Có một lần tôi với anh chàng đó nói chuyện, anh đó hỏi tôi: Anh nghĩ tôi nên làm bên cục tình báo không? Có đắc tội ai không?

Tôi trả lời rằng: đắc tội là một chuyện, điều quan trọng nhất của cục tình báo không phải là thu thập tin tức tình báo, mà là sử dụng tin tức đó.

Sau khi nghe tôi nói thì anh chàng đó chỉ gật gật đầu thôi nhưng sau đó cũng bớt tám lại rồi.

Nếu bạn hỏi tôi buôn chuyện, tám với nhau có quan trọng không. Tôi sẽ trả lời là Quan trọng! Tám chuyện thể hiện quan hệ giữa người với người, ai tốt với ai, ai xấu với ai, mâu thuẫn với ai, đây là mạng lưới quan hệ xã hội, tất nhiên là rất quan trọng.

Nói chung, tám chuyện là phương thức để tìm hiểu thêm về mạng lưới quan hệ xã hội xung quanh, chứ không phải đem đi khắp nơi khoe khoang. Chẳng có cục tình báo nào sử dụng thông tin của tình báo để đem ra bàn tán cả.

Đặc biệt đừng mong người khác giữ bí mật cho mình. Khi ai đó kể bí mật của bạn cho người khác nghe, họ cũng sẽ kèm theo câu nói: Đây là điều XX đã nói với tôi, đừng nói cho người khác biết nha. Sau đó cấp trên ai cũng biết bí mật của bạn.



12. Đánh giá một người qua hành động chứ không phải lời nói.

Cơ hội thăng tiến của bạn rất ít, được tính bằng năm, nhiều lúc chục năm mới được 1 lần.

Đôi lúc cấp trên sẽ lấy lòng bạn bằng cách: Em làm việc chăm chỉ và hoàn thành công việc, vị trí đương nhiên là của em.

Trên thực tế, không có gì là tự nhiên trong xã hội loài người, tất cả đều là hoạt động do con người tạo ra.

Làm sao để biết được trưởng phòng ban của mình có phải là người tốt và giỏi hay không? Nó chỉ phụ thuộc vào những gì họ đã làm. Xem họ đã từng thăng chức cho người khác chưa, liệu họ có đưa bạn vào mạng lưới quan hệ xã hội của họ không và xem liệu họ có cho được bạn niềm vinh dự hay không.

Họ đối xử với cấp dưới như thế nào thì đối xử với bạn cũng sẽ như vậy! Đừng cảm thấy mình là người “đặc biệt”.
 
×
Quay lại
Top