Sai lệch khớp cắn có thể phòng ngừa được không?

nhilee14594

Thành viên
Tham gia
18/6/2016
Bài viết
1
Sai lệch khớp cắn vừa làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ vừa gây khó khăn trong việc ăn nhai thức ăn. Vậy sai lệch khớp cắn do đâu? Có những dạng nào và biểu hiện là gì? Có cách nào phòng ngừa và điều trị được sai lệch khớp cắn hay không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

pswHg-aLZ1oMnzJivzRHVADs75FfH-WGttTxW1-2PcA5xXz-xJXLEk18Q1oq6GwL1nXHn0y5o0i67RKsAnvFoMit6rRYGn0jgGCvAw5dG5f19N5Pz3q3W-Z0f6NI3ZHjkQnhmsYG


Nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn
Phần lớn nguyên nhân dẫn đến sai lệch khớp cắn là di truyền, bẩm sinh. Bên cạnh đó cũng có một số điều kiện hoặc thói quen có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc xương hàm bao gồm:

- Trẻ em khi còn nhỏ có thói quen bú bình lâu dài (sau 3 tuổi), mút ngón tay

- Thương tích và va chạm nghiêm trọng từ tai nạn dẫn đến sai lệch hàm.

- Chăm sóc răng miệng kém hoặc biến chứng từ phục hình thẩm mỹ không chuẩn (trám răng, mão răng sứ, niềng răng...)

- Biến chứng từ mất răng dẫn đến tiêu xương, xô lệch răng toàn hàm.

Mặc dù cũng có những trường hợp sai lệch khớp cắn do các nguyên nhân kể trên nhưng không nhiều, chủ yêu là bẩm sinh và có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Biểu hiện của sai lệch khớp cắn
Sai lệch khớp cắn nặng có thể dễ dàng nhận ra bằng mắt thường vì rất mất thẩm mỹ. Trong khi đó sai lệch khớp cắn nhẹ thì thường chỉ có thể phát hiện qua thăm khám chuyên nghiệp tại phòng nha. Một số biểu hiện của sai lệch khớp cắn mà bạn có thể bỏ qua bao gồm:

- Liên kết giữa các răng, đặc biệt là khi cắn xuống có sự kênh lệch

- Khuôn mặt thay đổi, cơ mặt có thể bị biến dạng

- Thường xuyên bị cắn phải má trong hoặc lưỡi

- Khó chịu khi nhai cắn thực phẩm

- Có vấn đề khi phát âm và nói chuyện khó khăn, không chuẩn

- Khó khăn khi ngậm miệng và khép kín 2 hàm, thậm chí thường xuyên thở bằng miệng thay vì mũi

Cách phòng ngừa sai lệch khớp cắn
Ngăn ngừa sai lệch khớp cắn rất khó khăn vì hầu hết các trường hợp do di truyền. Chỉ có thể theo dõi khớp cắn từ nhỏ và cha mẹ trẻ nên hạn chế cho bé sử dụng núm vú giả để giảm bớt thay đổi trong phát triển xương hàm. Việc phát hiện sớm sai lệch khớp cắn có thể giảm bớt thời gian điều trị cũng như giảm diễn biến sai lệch nghiêm trọng.

Tầm quan trọng của việc sắp xếp lại khớp cắn chuẩn có ý nghĩa to lớn đối với mặt thẩm mỹ cũng như chức năng răng miệng:

- Răng thẳng đều dễ dàng hơn cho việc chăm sóc: đánh răng, dùng chỉ nha khoa... -> giảm sâu răng và các bệnh nướu răng.

- Khớp cắn đúng chuẩn giúp việc ăn nhai trở nên dễ dàng hơn, tốt hơn cho tiêu hóa thức ăn.

- Khớp cắn chuẩn giúp bạn phát âm đúng. Khi răng hàm trên và dưới không chuẩn khít thì các vấn đề về phát âm có thể xảy ra.

Các dạng sai lệch khớp cắn
- Răng chen chúc: Răng mọc thừa hoặc mọc chen chúc với nhau trên cung hàm xảy ra khi có quá nhiều răng trong khi không gian của xương hàm cũng như khoang miệng không đủ cho răng mọc.

- Răng mọc lệch: Điển hình là phần trung tâm của hai răng cửa hàm trên và hai răng cửa hàm dưới lệch vị trí nhau, không tạo thành một đường thẳng. Ngoài ra các trường hợp khác như răng mọc chếch ra, bị xoay lệch...

- Răng thưa: Có khoảng trống giữa các răng trên cung hàm, có thể do tỉ lệ của răng hoặc do mầm răng mọc cách xa nhau.

- Răng hô vẩu: Trường hợp răng hàm trên mọc chìa ra ngoài quá nhiều so với hàm dưới, có thể do răng hoặc do cả cấu trúc xương hàm.

- Răng móm (khớp cắn ngược): Trường hợp răng hàm dưới mọc bao ra phía người răng hàm trên, có thể do răng hoặc do cấu trúc xương hàm.

- Răng khớp cắn hở: Khi cắn thì phần hàm trong khít nhau nhưng các răng cửa hai hàm trên dưới không đóng lại được, hở ra một khoảng.

Chữa sai lệch khớp cắn hiệu quả
Những trường hợp sai lệch khớp cắn nghiêm trọng rất nên điều trị chỉnh nha. Tùy thuộc vào từng dạng sai lệch mà bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp điều trị khác nhau, có thể bao gồm:

- Niềng răng chỉnh nha: sử dụng bộ khí cụ như mắc cài hoặc khay niềng để ổn định và sắp xếp lại vị trí răng trên cung hàm.

- Phẫu thuật chỉnh hàm hô móm: trong trường hợp sai lệch khớp cắn do cấu trúc xương hàm thì việc điều chỉnh cần can thiệp từ phẫu thuật.

- Niềng răng kết hợp phẫu thuật chỉnh hàm.
 
×
Quay lại
Top