Sai chính tả ở hàng trăm bằng thạc sĩ

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Gần 300 bằng tốt nghiệp thạc sĩ mới bị thu hồi vì lỗi chính tả; trước đó lỗi chính tả tiếng Anh ở bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học... cũng diễn ra ở nhiều trường cao đẳng, đại học. Bên ngoài cổng trường ĐH, lỗi tiếng Anh tràn ngập sân bay, nhà xe và các cơ quan Nhà nước.

Lỗi chính tả ở bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, thạc sĩ

Sáng 18/4, Học viện Báo chí và tuyên truyền (Hà Nội) tổ chức trao bằng thạc sĩ cho hơn 270 học viên cao học K16.Tuy nhiên, ngay sau khi nhận bằng, các tân thạc sĩ đã phát hiện có lỗi sai sót chính tả trong phần ghi bằng tiếng Anh. Theo đó, thay vì viết “The director of Academy of Journalism and Communication” (giám đốc Học viện Báo chí và tuyên truyền) thì mẫu văn bằng các tân thạc sĩ nhận được lại in nhầm “director” thành “derector”.
896614-images1208261-bang-sai-chinh-ta.jpg
Bằng thạc sĩ bị lỗi của Học viện Báo chí và tuyên truyền
Đ.H. - một học viên cao học K16 - cho biết khi phát hiện lỗi sai chính tả, các học viên đã báo lại cho phòng đào tạo. Hơn 270 bằng thạc sĩ đã được học viện thu hồi để in lại. Một số học viên từ các tỉnh phía Nam ra nhận bằng được các lớp trưởng hẹn sẽ chuyển bằng qua đường chuyển phát nhanh sau khi chỉnh sửa.


Năm 2011, vụ việc tương tự cũng xảy ra ở Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Lãnh đạo trường thừa nhận nhà trường đang thu hồi toàn bộ bằng tốt nghiệp ĐH in sai tên tiếng Anh của ngành học cho sinh viên ngành công nghệ sinh học.
Ngày 5/11/2011, sau lễ phát bằng, nhiều sinh viên ngành công nghệ sinh học Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm khóa 2007-2011 phát hiện tên ngành học ở phần tiếng Anh thay vì ghi “Biotechnology” thì trên bằng lại ghi nhầm là “Biotechnogy”.


Ngày 7/11 nhà trường đã thu hồi và cấp lại 16 bằng tốt nghiệp ĐH ngành môi trường và 16 bằng tốt nghiệp ĐH ngành công nghệ thông tin (chương trình tiên tiến) do lỗi in sai địa điểm cấp bằng. Ông Hoàn cho rằng sự cố trên do lỗi phần mềm khi in ấn.


Trước đó, Đại học Huế cho biết có gần 11.000 tấm bằng cử nhân và thạc sĩ do cơ quan này cấp cho sinh viên và học viên tốt nghiệp năm 2010 bị mắc một số lỗi. Cụ thể, ở Quốc huy của bằng bị thừa hai chữ “Việt Nam”, mặt trong của bằng thạc sĩ, Quốc hiệu in lỗi chính tả chữ "Lập" và "Phúc" trong dòng “Độc Lập - Tự do - Hạnh Phúc”.


Tấm bằng Cử nhân do Đại học Huế cấp cho khóa tốt nghiệp năm 2010 bị mắc lỗi ở quốc huy là thừa hai chữ “Việt Nam”.
Theo Đại học Huế, trong số gần 11.000 tấm bằng mắc lỗi thì có trên 10.000 bằng cử nhân và hơn 700 bằng thạc sĩ. Năm 2010 Bộ GD&ĐT đã phân cấp cho Đại học Huế in phôi bằng, chứng chỉ để cấp cho các cơ sở đào tạo trực thuộc. Sau đó, Đại học Huế đã nhiều lần tổ chức họp để thống nhất mẫu thiết kế phôi bằng. Mẫu này đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt vào cuối năm 2009 và nhanh chóng được chuyển cho Nhà Xuất bản Đại học Huế in để kịp cấp cho gần 11.000 cử nhân, thạc sĩ tốt nghiệp khóa học năm 2010.


Từ khi in đến khi phát bằng hơn 1 năm, Đại học Huế mới phát hiện ra các lỗi sai nói trên.

Thậm chí, ngay cả phần tiếng Anh trên phôi bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ do Bộ GD-ĐT in ấn và phát hành cũng bị sai những lỗi rất đáng tiếc.


896614-images1208265-phoi-bang-tot-nghiep-loi.jpg
Phôi bằng tiếng Anh của Bộ GD-ĐT
Những lỗi này là do sự không nhất quán. Phần đầu đã dùng đúng phong cách viết bằng của nước ngoài: (hiệu trưởng trường...) confers the Degree of Associate upon..., born on... Nhưng tiếp theo đó văn phong của bằng lại quay về kiểu cũ, dịch sát các từ “ngành đào tạo”, “xếp loại tốt nghiệp”, “hình thức đào tạo” nên phần tiếng Anh rất lúng túng.


Ví dụ từ “major in” lẽ ra phải dịch thành “majoring in”, hay “with a major in” mới đúng về mặt ngữ pháp; cụm từ “mode of study” lẽ ra phải giải thích thẳng “full-time course” hay “on-the-job training” hay “distance learning”. Từ “ranking” trong tiếng Anh không có nghĩa xếp loại tốt nghiệp theo kiểu trung bình, khá, giỏi; muốn diễn đạt khái niệm này, người ta ghi thẳng vào bằng (tùy từng nước) như “Cum Laude - with honor”, “First Class Honours”, hay “Hons” viết ngay sau tên bằng.


Nếu phần tiếng Anh viết thành một câu hoàn chỉnh như bằng nước ngoài sẽ tránh được các lỗi trên.
Đến lượt các trường ghi thêm phần của mình sẽ xuất hiện những lỗi sai khác, như “trung bình - khá” được dịch thành “credit”; chính quy được dịch thành “main-stream system”!

Lỗi tiếng Anh ở sân bay, tòa án, nhà xe


Dư luận từng xôn xao vì những tấm biển báo tiếng Anh đầy lỗi chính tả và dịch thuật xuất hiện ngay tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM.
Ngay tại địa điểm được cho là nơi sử dụng thứ ngôn ngữ quốc tế này nhiều nhất, du khách có thể phát hiện khá nhiều... lỗi.

Tấm biển "Thông tin" tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được viết sai chính tả phần tiếng Anh là "Infomation", thay vì "Information".


Hướng dẫn "Lên máy bay" - "To Planes" được nhiều người cho rằng là một cách dịch ngớ ngẩn không tuân theo quy tắc nào. Thông thường, để hướng dẫn hành khách nơi ra máy bay, các sân bay quốc tế khác chỉ đơn giản dùng từ "Departures". "Excess Counter" hẳn cũng đặt ra một vấn đề hóc búa với các hành khách nước ngoài khi họ muốn thanh toán phí hành lý quá cước. Các vị khách nước ngoài đó có thể nhanh chóng tìm được nơi họ cần với cụm từ "Excess Baggage Payment".
"Đổi ngoại tệ" - "Foreign Exchange" không hẳn là một cách dịch sai. Song người ta thường dùng "Currency Exchange" hơn là "Foreign Exchange" tại các sân bay quốc tế. Trong khi đó, "Quầy bán vé" - "Ticketing Counter" cũng là một cách dịch đầy "sáng tạo" của đơn vị chịu trách nhiệm lắp đặt các biển hướng dẫn. Quầy bán vé chỉ đơn giản là "Ticket Counter".


Lỗi sai tiếng Anh này còn tràn lan ở các cơ quan Nhà nước như tòa án:
896614-images1208271-loi-tieng-anh-sai.jpg
" Tòa án huyện" được dịch là "Caurt distrct".
896614-images1208275-loi-tieng-anh-sai-1.jpg
Arrivals bị viết thành "arivals", thiếu chữ r. Hình chụp tại sân bay Quy Nhơn.
896614-images1208279-loi-tieng-anh-sai-2.jpg
Let's bị viết thành les't trong một tấm panô tại sân bay Tân Sơn Nhất
Theo Báo Đất Việt
 
×
Quay lại
Top