Sách seller nên đọc, tôi nghĩ thế

Michelle Yip

Thành viên
Tham gia
30/9/2014
Bài viết
5
Đã dấn thân vào ngành sale (bán hàng) tức là dấn thân vào con đường đau khổ mang tên "áp lực doanh số" (target). Đi làm nghe sếp chửi, khách chửi như cơm bữa. Thế nhưng máu và hoa hồng (nhân mạnh, "hoa hồng" nhé) luôn luôn song hành. Có chịu vất vả, nhưng bán được rồi thì đền đáp khá là xứng đáng. Nhiều bạn seller khi trò chuyện với tôi thường ưỡn ngực tự hào về mức lương tự cho là không cao của họ nhưng tổng thu nhập hằng tháng (họ nghĩ) đáng cho người khác ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, cũng không phải không có lí. Người xưa hay nói "phi thương bất phú", chẳng nghề gì làm giàu bằng đi buôn cả. Tôi cũng bắt đầu mày mò vào con đường buôn bán này rồi. Muốn làm gì trước tiên nên học, học từ người đi trước, từ người thất bại và từ sách vở. Quan niệm của tôi là thế, nên dạo này tôi đọc khá nhiều sách. Ở topic này tôi sẽ giới thiệu dần những cuốn sách mà tôi thấy xem cũng được trong số nhiều sách tôi ngấu nghiến.

P.S. Cảm phiền không hỏi link down. Lưu ý tôi chỉ điểm tựa sách và chia sẻ một vài suy nghĩ về cuốn sách đó như là một "nhật ký đọc" thôi. Mọi người hứng thú cuốn nào thì tự google tìm link down nhé.

Lời mời không thể cưỡng lại
Tác giả: Mark Joyner
300x384-loi-moi-khong-the-cuong-lai-01.png
"Bán hàng ba giây ư? Chắc chắn! Mark Joyner chỉ bạn cách xây dựng dễ dàng một lời mời không thể cưỡng lại mà sẽ phóng bạn đến thành công. Bạn sẽ học các bí quyết thu hút tâm trí khách hàng mà doanh nghiệp của bạn xứng đáng hưởng. Đừng để đối thủ của bạn có thông tin này trước khi bạn làm." Kenrick Cleveland

Riêng lời nhận xét này thì hơi thậm xưng. Đừng nói ba giây bán xong món hàng, rao ba ngày mà tiễn món hàng đi được tôi đã mừng. Nhưng tôi thừa nhận Kenrick nhận xét đúng về cuốn sách của Mark Joyner, học cách thu hút tâm lí khách hàng là một trong những chìa khóa mở cánh cửa dẫn đến thành công cho một người kinh doanh. Nghĩ xem, bạn đang ra rả tiếp thị mà khách hàng bạn ngó lơ, che miệng ngáp, hoặc khách hàng "xả" bạn một tăng và dập máy (sale qua điện thoại), cứ lầm rầm nguyền rủa khách đi, chuyện đương nhiên mà, nhưng chậm một giây nghĩ lại xem mình đã nói những gì mà người ta chả thèm nghe, nhé!

Đọc cuốn sách, bạn được đặt vào nhiều câu hỏi như: Lời mời không thể cưỡng lại là gì? Làm sao để tăng sức hấp dẫn cho lời mời? Chúng ta có niên tiếp thị liên tục không? Có sự phiền khách hàng không?...
Không chỉ là lí thuyết suông, Mark Joyner dựa vào kinh nghiệm bản thân, những trường hợp ông ta đã kinh qua (Tổng giám đốc công ty Tiếp thị Aesop), để trình bày, dẫn dắt, chứng minh cho những gì mình viết. Mark không chỉ đưa ra một phương án chung chung, mà còn là những hoạch định cụ thể, những cách thức thay thế nếu cách ban đầu thất bại.

Tiêu chí Mark đưa ra là, người tiếp thị phải làm mọi cách để thu hút khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng trong 3 giây đầu tiên kể từ khi họ tiếp xúc sản phẩm. Và dĩ nhiên, ông ta viết cuốn sách Lời Mời Không Thể Cưỡng Lại để chỉ chúng ta cách làm được điều đó. Có lẽ đọc xong bạn chưa chắc làm được (trong 3 giây), nhưng không đọc thì bạn chắc chắn không biết Mark Joyner đã làm như thế nào.

Chúc bạn đọc sách vui và bán được hàng.

Hẹn bạn lầu sau xem chúng ta nên đọc sách gì.

(Updating)
 
Hôm nay đọc cuốn này nhé.
300x384-ho-da-that-bai-nhu-the-nao.png

Khi làm một điều gì đó, chắc chắn không một ai muốn mình thất bại. Đặc biệt là trong ngành kinh doanh, một quyết định sai làm kế hoạch thất bại sẽ gây ra những hậu quả lẫn thiệt hại khôn lường. Nhưng mà, tôi phải khẳng định với bạn rằng, trong cuộc đời, số lần thành công của mỗi cá nhân luôn ít, rất ít so với số lần thất bại. Còn kết quả của một lần thành công, đôi khí có thể cứu chuộc hàng trăm, hàng ngàn lần thất bại trước đó. Cho nên, muốn thành công, bạn không nên, không được sợ thất bại. Hãy xem thất bại là người bạn thân mà hễ xảy ít giây là nó ghé thăm liền, còn thành công là vị quý nhân chục năm mới gặp vài lần. Mà đã là bạn thì chúng ta tiếp đón thôi.

Họ đã thất bại như thế nào (Đại bại cục) của Ngô Hiểu Ba xuất bản làn đầu tiên vào tháng 1/2001 và đã được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều thứ tiếng.

Sách viết về 10 thất bại điển hình của các xí nghiệp ở Trung Quốc. Đây là 10 trong 500 xí nghiệp lớn nhỏ khác nhau với nhiều ngành nghề, nổi tiếng hoặc không nổi tiếng ở trên thương trường mà Ngô Hiểu Ba đã có dịp làm việc, tìm hiểu.

Quyển sách phân tích những nguyên nhân làm phát sinh, sự ảnh hưởng và quá trình dẫn đến thất bại mà các xí nghiệp đã rơi vào. Nó giúp người đọc hiểu rõ và rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để làm kinh tế, tránh được những thất bại đã được báo trước và thành công trong kinh doanh.

Điểm mạnh của cuốn sách này là gì? Không nói đùa đâu, nó có giá trị với chúng ta vì nó là sách Trung Quốc, vạch ra từng căn bệnh thâm căn cố đế trong tính cách người dân nước họ mà dẫn đến thất bại. Và dù bạn ghét, bạn không chịu tin, thì tôi vẫn phải nói, anh bạn hàng xóm to béo ở quá gần chúng ta, tiêm nhiễm thói xấu vào chúng ta không phải là ít. Một trong những thói xấu đó mà tôi có thể nói với bạn ngay và luôn bây giờ nè: Chúng ta chỉ thích ca ngợi mãi những thành tích đạt được và hiếm khi nào chịu vạch trần những thất bại của chúng ta cho thiên hạ biết. Nếu chúng ta không chịu soi gương chính mình, thôi thì soi đỡ vào những tấm gương thất bại của bạn hàng xóm để làm bàn đạp thành công cho chúng ta, nhỉ?

Chúc các bạn đọc sách bổ ích và mở đầu tuần mới bằng một chuỗi thành công.
 
Hôm nay đọc một cuốn sách khác lĩnh vực sale chút nhé.
Trong thời buổi doanh nghiệp nở rộ và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, bất cứ miếng bánh nào cũng trở nên nhỏ bé vì đã quá nhiều miệng ăn.
Chân lí để tồn tại chính là: Khác biệt hay chết, nhỉ?
Nếu sản phẩm, thương hiệu của bạn không tìm được đặc điểm riêng cho mình, giúp khách hàng có thể nhận diện ngay lập tức, đồng nghĩa là bạn đã đánh mất cơ hội tiếp cận túi tiền của họ vào tay đối thủ cạnh tranh.
Tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu, có thể không phải là công việc của seller, nhưng seller cũng nên biết qua để bổ trợ tốt nghiệp vụ của mình.


Lời dịch giả:
Thương hiệu luôn là vấn đề lớn đối với mọi doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh tại thị trường trong nước. Điều này càng quan trọng hơn khi các doanh nghiệp muốn vươn ra sân chơi quốc tế. Làm thế nào để khách hàng vui vẻ chọn mua sản phẩm của mình, đó là câu hỏi mà mọi doanh nghiệp đều trăn trở.

“Sát thủ Khác biệt hóa” đưa ra các giải pháp khả thi nhất cho vấn đề trên. Với 13 chiến lược phát triển thương hiệu thông qua khác biệt hóa, cùng các tình huống minh họa sống động đúc kết từ thực tế kinh doanh, đây có thể được xem là bộ cẩm nang dành cho mọi doanh nghiệp. Nội dung chính của cuốn sách được đặt trong bối cảnh thị trường Singapore (có nhiều nét tương đồng với thị trường Việt Nam) với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy giá trị thực tiễn của nó càng đáng kể hơn.

Xây dựng thương hiệu thông qua khác biệt hóa là một công tác đòi hỏi sự nhất quán và truyền thông liên tục trong dài hạn. Đây cũng là nhiệm vụ của tất cả mọi thành viên trong một doanh nghiệp, chứ không của riêng người lãnh đạo hay bộ phận Marketing, PR. Để xây dựng thương hiệu thành công, doanh nghiệp phải tập trung tối đa vào ý tưởng khác biệt hóa mà mình đã chọn, điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp phải chấp nhận hy sinh các mục tiêu khác. Những thông điệp trên đây được truyền tải xuyên suốt 13 chiến lược khác biệt hóa mà Jacky Tai và Wilson Chew đã đề cử trong cuốn sách này.

Không chỉ dừng lại ở đó, các tác giả còn tranh thủ giới thiệu những nét đặc trưng tích cực của văn hóa kinh doanh Singapore, qua đó khéo léo tôn vinh những thương hiệu của đảo quốc này. Cuốn sách chính là công cụ quảng bá hữu hiệu cho thương hiệu quốc gia Singapore. Đây cũng có thể được xem là một ý tưởng dành cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn góp công sức vào việc định vị và xây dựng thương hiệu Việt trên thương trường quốc tế.

Lời tác giả:
Nguyên tắc số 5 – Khác biệt hóa hoặc bán giá rẻ. Đây là nguyên tắc quan trọng đến mức mà chúng tôi đã quyết định viết một cuốn sách với toàn bộ nội dung tập trung vào đây. Từ khi xuất bản cuốn Chuyển đổi doanh nghiệp thành thương hiệu vào đầu năm 2007, chúng tôi đã phát triển 13 chiến lược khác biệt hóa. Chúng tạo nên phần xương sống cho tất cả các dự án thương hiệu mà chúng tôi đảm trách. Mục đích của bất cứ công tác xây dựng thương hiệu nào cũng là phát triển một thương hiệu có sự khác biệt. Nếu bạn không có sự khác biệt, bạn sẽ khó có thể chuyển tải thương hiệu của mình vào tâm trí của khách hàng. Trong xây dựng thương hiệu thì “cách lòng là xa mặt” (out of mind is out of sight). Và chúng tôi không phải nói thêm với các bạn về kết cục của việc “xa mặt” nữa.

Nếu không khác biệt, bạn phải cạnh tranh bằng giá cả. Chào hàng và luôn phải suy nghĩ để làm sao đưa ra mức giá thấp hơn các đối thủ mà mình vẫn có lợi nhuận, có thể là ác mộng đối với các seller. Nếu bạn là nhân viên sale, hãy nhắc nhở boss của bạn đọc cuốn sách này giúp bạn đỡ vất vả hơn. Nếu bạn đang là boss, đừng để mặt hàng của mình rơi vào vòng xoáy cạnh tranh giá.
Là một Apple bán đắt cỡ nào thiên hạ cũng xếp hàng mua hay phải cạnh tranh cái bánh Android, điều đó tùy vào tư duy khác biệt của bạn. Hãy tập thể dục cho nào bằng cách đọc sách trước đã nhé.
 
×
Quay lại
Top