"Rưng rưng" hình ảnh từ Nhật Bản sau 1 năm thảm họa

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Từ những mất mát, ngổn ngang bề bộn cho tới sự kì diệu và câu chuyện hồi sinh...
Nếu có một điều ước, chắc chắn người dân Nhật Bản sẽ ước rằng ngày 11/03/2011 là ngày chưa bao giờ tồn tại trong lịch sử, bởi đơn giản không gì có thể xóa nhòa được ký ức đau thương trong tâm trí họ về trận động đất 9.0 độ richte, kéo theo sóng thần và thảm họa hạt nhân đó.


Tròn một năm trôi qua, những đám đổ nát đã gần như được xóa bỏ, những công trình đang được trùng tu hoặc xây lại, thế nhưng những khu vực bị nhiễm xạ nặng nề sẽ còn rất lâu mới có thể được phục hồi. Không thể quên, bản danh sách 15.850 người thiệt mạng cũng như 3.287 người đến nay vẫn mất tích là nỗi đau không gì xóa mờ được.


Hồi chuông 11/03/2012 được cất lên tưởng niệm 1 năm đất nước Nhật Bản trải qua chùm thảm họa. Cùng xem chùm ảnh "rưng rưng" dưới đây để hiểu và cảm thông với những gì người dân nơi đây đã phải trải qua.


Từ những mất mát...



120310kpNhatBan11.jpg

Nhiều bậc phụ huynh đang cầu nguyện tại bàn thờ được dựng tạm cho những nạn nhân nhỏ tuổi tại trường tiểu học Okawa, Fukuoka. Sự ra đi của các em khi tuổi đời còn quá nhỏ có lẽ chính là nỗi đau to lớn nhất đối với gia đình.




120310kpNhatBan10.jpg

Ông Takahiro o (47 tuổi) đang ngồi cạnh chiếc bàn thờ của cô con gái nhỏ Chisato (11 tuổi). Em cũng là một nạn nhân trong thảm họa diễn ra ngày 11/3/2011 tại trường tiểu học Okawa. Tính đến nay, 74 em học sinh đã thiệt mạng, 4 em vẫn mất tích trong tổng số 108 học sinh có mặt tại trường ngày hôm đó. 10 trong tổng số 13 giáo viên tại đây cũng không thoát khỏi thảm họa.



120310kpNhatBan08.jpg

Bức tượng đá mô tả một người mẹ đang ôm con của mình được khoác khăn len và nón trùm đầu để chống lại giá rét. Bức tượng nằm gần một khu đền thờ đặc biệt ở cổng chính trường tiểu học Okawa, nơi mà 74 trong số 108 học sinh tại đây bị mất tích khi thảm họa xảy ra. Một năm kể từ cái ngày đáng quên đó, những cuộc tìm kiếm thi thể của các em nhỏ vẫn được diễn ra thường xuyên bởi các bậc phụ huynh và chính quyền địa phương.





120310kpNhatBan13.jpg

Ông Miura Osami 49 tuổi, người đã mất tất cả tài sản trong trận sóng thần và hiện giờ đang là một tình nguyện viên tại một trung tâm cộng đồng, nơi đã cứu tính mạng của ông trong thảm họa một năm trước.




120310kpNhatBan14.jpg

Bức ảnh cảm động chụp lại hình ảnh cô Tayo Kitamura đang quỳ xuống bên cạnh thi thể người mẹ của mình, vừa được tìm thấy sau gần 1 năm.



120310kpNhatBan17.jpg

Bà Kikuko Abe đang nở một nụ cười (như khóc) hiếm hoi kể từ sau trận động đất một năm trước. Có lẽ ẩn sau nụ cười của bà không có mấy niềm vui khi mà bà đã mất tất cả sau thảm họa đó.



120310kpNhatBan02.jpg

Người thầy tu này đang cúi mình và cầu nguyện cho linh hồn của những người hàng xóm đã thiệt mạng tại trận động đất ở Onagawa, quận Miyagi.


... dù mọi thứ vẫn đang ngổn ngang...


120310kpNhatBan05.jpg

Người đàn ông này đang tìm kiếm lại những bức ảnh của mình tại một trung tâm thu giữ và trưng bày những vật dụng tìm được từ đống đổ nát ở Sendai, quận Miyagi. Có hơn 250.000 vật dụng và đồ đạc của người dân được trưng bày tại trung tâm này.



120310kpNhatBan06.jpg

Mảnh vỡ, vật dụng hư hỏng bị chất thành từng đống tại nơi đã từng là những nhà máy tại Kusennuma. Ngành công nghiệp đánh bắt cá ở khu vực Đông Bắc Nhật Bản hiện vẫn đang bị đình trệ bởi những vật dụng cần thiết đều bị phá hỏng hoặc thất lạc. Nhiều thủy thủ phải chuyển sang làm những công việc tạm thời và trước mắt họ còn rất nhiều khó khăn để gây dựng lại mọi thứ từ đầu.



120310kpNhatBan07.jpg

Một “núi” vỏ xe thu được từ những chiếc xe bị hỏng trong thảm họa bị tuyết bao phủ ở Minamisanriku.



120310kpNhatBan18.jpg

Chú mèo bị lạc này đang đứng trên một đống đổ nát ở đảo Tashirojima, nơi được gọi là “đảo mèo” bởi không rõ vì nguyên nhân gì, có khoảng 80 chú mèo bị lạc sau trận động đất đó đều tập trung về sinh sống tại đây.



... tới hy vọng sống mới và những câu chuyện kì diệu...




120310kpNhatBan12.jpg

Cô Hiromi Sato đang ôm "thiên thần nhỏ" của mình trước cổng bệnh viện Minamisanriku. Có thể thấy rõ cả một chiếc thuyền vẫn còn nằm trên nóc bệnh viện. Cô Hiromi đã sinh hạ đứa con thứ ba của mình tại bệnh viện Ishinomaki Red Cross vào ngày 11/03/2011, chồng cô khi ấy vì đã muốn chứng kiến sự ra đời của con đã nghỉ việc vào cái ngày định mệnh đó. Và chính nơi đây đã cứu mạng cả gia đình cô thoát khỏi thảm họa.


Đến nay, những người nhà Sato đã quyết định tổ chức một thôi nôi im lặng với bánh và kem cho người được bà nội Kazuko cho là “thiên thần được sinh ra để cứu cả gia đình”.




120310kpNhatBan01.jpg

Trong tay cô Yuko Sugimoto là bức ảnh chụp chính cô cách đây một năm ngay tại vị trí cô đang đứng tại Ishomaki, quận Miyagi, phía Bắc Nhật Bản. Bức ảnh chụp cô đang đứng quấn một chiếc chăn giữa đống đổ nát và tìm đứa con trai thất lạc Raito (sau đó được tìm thấy) đã trở thành biểu tượng cho người dân Nhật Bản.


... và sự hồi sinh ấy vẫn đang tiếp diễn...



120310kpNhatBan16.jpg

Những tình nguyện viên đang giúp các nhân công cắt và đóng gói mekabu - một loại tảo biển tại khu vực chế biến tạm ở cảng Minamisanriku.


120310kpNhatBan09.jpg

Anh Yasuhiro Sagara, một tình nguyện viên từ Tokyo đang nhìn chiếc ủng của mình bị đám bùn đặc nuốt chửng khi anh đang cố khai thông những đường dẫn nước. Rất nhiều nhóm tình nguyện viên đến từ khắp Nhật Bản đã đến và giúp đỡ người dân từ những nơi bị thiệt hại.



120310kpNhatBan15.jpg


Ông Eiji Yamahira, một thợ hàn tàu đang nghỉ trưa trong căn phòng tạm của mình. Xưởng tàu của ông đang hoàn thành hai chiếc tàu đầu tiên được đóng kể từ khi sóng thần quét sạch cả xưởng đóng tàu tại Kesennuma.






120310kpNhatBan03.jpg

Chiếc mũ đặc biệt mà các em học sinh đang trùm là một phần của chương trình có tên “Shakeout Tokyo”. Chiếc mũ này có nhiệm vụ bảo vệ các em khỏi những mảnh vỡ rơi xuống từ trần nhà do dư chấn của trận động đất.



120310kpNhatBan04.jpg

Cậu bé này đang luyện tập cách ẩn nấp khẩn cấp khi gặp động đất. Bài học này cũng là một phần trong chương trình “Shakeout Tokyo” đang được giảng dạy tại trường tiểu học Izumi, Tokyo.




120310kpNhatBan20.jpg

Những người sơ tán tại khu vực nhiễm xạ ở Fukushima đang làm lễ tưởng niệm cho những người đã khuất. Nơi họ đang đứng là những gì còn lại của đền thờ Kusano sau khi bị sóng thần tàn phá.




120310kpNhatBan19.jpg

Những người dân Nhật đang sống tại Thụy Sĩ đã tổ chức một buổi tưởng niệm 1 năm dành cho các nạn nhân của thảm họa tại Đại sứ quán Nhật Bản.





 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
còn bao nhiêu mảnh đời bất hạnh trên thế giới = = !
 
Hix! Coi mà muốn khóc wa' đi TT.TT Mới đây mà đã 1 năm rồi sao? Thời gian trôi wa thật nhanh nhưng những hình ảnh vẫn còn động mãi trong lòng ng` dân Nhật Bản, ng` dân trên khắp TG. :KSV@17: Có lẽ cần đi mua thêm khăn giấy wa'. Huhu.....!
 
×
Quay lại
Top