Rực rỡ trang phục cưới truyền thống của Châu Á ^.^

mai_lady

past - present - future
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/3/2012
Bài viết
4.914
(Dân trí)- Ngày nay, đám cưới của nhiều dân tộc Châu Á mang những nét pha trộn giữa hai nền văn hoá Đông-Tây, cô dâu chú rể thích thú với váy cưới trắng, comple, cà vạt… nhưng họ không bao giờ có thể bỏ quên những bộ trang phục cưới hỏi truyền thống.
Hàn Quốc

Trang phục ngày cưới của cô dâu về cơ bản vẫn là chiếc áo hanbok nhưng nó được may cách điệu hơn bình thường. Cô dâu đi những đôi giày hình chiếc thuyền may từ vải lụa và đi tất màu trắng. Ngoài ra họ cũng thường vắt trên tay một dải khăn màu trắng với những hình thêu sặc sỡ với các loại hoa. Mũ đội đầu cũng là một chi tiết ấn tượng. Đối với người Hàn Quốc, vịt được coi là biểu tượng cho hạnh phúc gia đình bền lâu, sếu biểu trưng cho sự trường thọ và vì thế mà trên dải khăn quàng hoặc dải thắt lưng của cô dâu thường thêu hai con vật này.

2-1fb51.jpg


Trang phục truyền thống dành cho chú rể là một chiếc áo choàng dài phủ ngoài các lớp quần áo bên trong có ống tay rộng, quần cũng được may rộng, gấu quần buộc lại bằng một dải dây ở mắt cá chân. Một chiếc áo gi-lê có thể được khoác bên ngoài chiếc áo choàng dài và chú rể thường đội thêm một chiếc mũ đen.

Nhật Bản

Khi thực hiện các nghi lễ của đám cưới, cô dâu Nhật sẽ mặc một chiếc kimono trắng có tên là shiro-maku, “shiro” nghĩa là trắng và “muku” nghĩa là trong. Bộ trang phụ này hoàn toàn chỉ có một màu trắng và được thiết kế vô cùng đơn giản, không có một hoạ tiết thêu, đính hạt hay trang trí nào. Váy mặc trong ngày cưới của cô dâu thường rất dài và cô dâu sẽ phải “xách váy” với sự giúp đỡ của một phù dâu để có thể đi lại và thực hiện các nghi lễ.

images
4-1fb51.jpg


Sau khi các nghi lễ đám cưới đã được tiến hành, cô dâu sẽ khoác ra ngoài bộ shiro-maku một chiếc áo choàng sặc sỡ có tên là uchikake để tiếp khách khứa.

15-1fb51.jpg


Chú rể Nhật mặc bộ kimono có tên là montsuki với huy hiệu của gia tộc được thêu trên áo. Áo kimono sẽ được “cắm thùng” trong chiếc quần hakama được may khá rộng. Một chiếc áo khoác dài rộng có tên haori sẽ được khoác ra ngoài. Theo thông lệ, kimono của chú rể có màu đen, áo khoác haori cũng màu đen hoặc xám, quần hakama màu xám sọc đen. Tuy vậy, giới trẻ Nhật ngày nay thường biến tấu bộ quần áo truyền thống của nam với nhiều màu sắc khác nhau.

Trung Quốc

Màu đỏ đối với người Trung Quốc tượng trưng cho may mắn, cho sức mạnh xua đuổi tà ma. Váy cưới truyền thống ở miền Bắc Trung Quốc là chiếc xường xám thêu hình rồng phượng bằng chỉ màu vàng và bạc. Cô dâu ở miền Nam Trung Quốc thường mặc bộ đồ cưới tách áo và váy riêng nhưng cũng thêu các hoạ tiết rồng và phượng.

12-1fb51.jpg


Trang phục cưới của các cô gái miền Nam. Tuy vậy ngày nay, xường xám trở thành trang phục cưới truyền thống phổ biến nhất.

13-1fb51.jpg


Chiếc xường xám của cô gái miền Bắc

Ấn Độ

Áo cưới truyền thống của cô dân Ấn Độ là chiếc sari. Sari là một dải khăn dài từ 4-9 m được quấn quanh thân người theo những cách khác nhau tuỳ thuộc vào từng vùng miền. Cách quấn khăn phổ biến nhất là quấn quanh eo rồi sau đó vắt qua vai. Đi cùng với áo quấn sari là một chiếc váy dài. Chiếc áo mặc dưới lớp khăn quấn có thể may mà không có phần vải che lưng hoặc không có phần cổ.

Untitled-1-1fb51.jpg


Nam giới Ấn Độ thường mặc bộ lễ phục có tên gọi sherwani là một chiếc áo khoác dài với hàng khuy chạy dọc thân áo. Áo thường dài tới quá đầu gối có cổ cao dựng đứng. Chiếc quần dài rộng trong bộ lễ phục gọi là churidar, ở phần hông và đùi thì quần được may rộng nhưng đến phần mắt cá chân thì bó chặt lại. Sherwani thường có tông màu kem, màu be hoặc màu vàng thêu hoạ tiết với chỉ bạc. Chiếc khăn vắt qua vai chú rể trong ngày cưới thường có màu đỏ.

9-1fb51.jpg


Việt Nam

12-b0158.jpg


Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân người từ cổ đến qua đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Trong ngày cưới, người Việt Nam thường chọn áo dài cho cô dâu màu đỏ tượng trưng cho may mắn, phúc lộc. Chủ rể có thể mặc áo màu đỏ, xanh da trời đậm hoặc vàng. Các hoạ tiết trên áo có thể là hình loan phượng hoặc chữ song hỷ. Bên cạnh bộ trang phục truyền thống là chiếc vành khăn đội đầu, được đóng khá cầu kỳ.

13-666f6.jpg



Nhìn chung bộ trang phục truyền thống của người Việt Nam hài hoà, đẹp mắt, đơn giản và dễ mặc nên có sức sống rất lâu bền trong đời sống người dân, được coi là linh hồn của dân tộc. Trong ngày cưới của các bạn trẻ hiện đại hôm nay, tuy áo cưới và comple của phương Tây rất được yêu thích nhưng không bao giờ thiếu vắng chiếc áo dài truyền thống. Đó là nét văn hoá đặc trưng làm nên linh hồn của một lễ cưới Việt.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Search Google tìm tài liệu, thấy Ksv mà thấy thân quen lạ thường ^^
 
vẫn thix áo cưới truyền thống hơn :D mà ko bik h có ai mặc áo tứ thân đám cưới ko nhỉ? :)))
 
Mặc áo dài thôi ^^
 
Hem có eo để mà mặc áo dài cho đẹp :((
 
Chị em cũng mập mập, vẫn mặc được áo dài mừ?
 
nho thì dĩ nhiên là mặc được. Nhưng hem đẹp ==!
 
Áo dài nè, soire đẹp mà sang nữa, nhưng mình không có thích loại soire mà đưa nguyên cái vai ra luôn @@, nhưng mừ hình như giờ kiểu đó không nhỉ, đầm nữa nè. Váy thì có được không nhỉ? Sườn xám, sườn nướng =)) =)) =))
 
Xin lỗi chứ , nhìn cái hình lễ phục lúc làm lễ của Nhật bản mình tưởng cô dâu làm đám ma chứ ko phải đám cưới
Trắng gì mà thấy sợ luôn...áo trắng mũ trắng..mặt cũng trắng bệch...eo ơi -"-
 
×
Quay lại
Top