Rối loạn tiêu hóa và những vị trí đau bụng cần biết

Fxvn.truongmai

Thành viên
Tham gia
27/3/2017
Bài viết
18
1.Thay đổi vấn đề đại tiện

Triệu chứng này tiến triển chậm nhưng mỗi ngày một trầm trọng hơn. Sự thay đổi thói quen đại tiện trở nên rõ ràng hơn. Đi vệ sinh bỗng dưng không còn đều đặn như trước. Hơn nữa, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy. Tùy theo bệnh tình, mà người bệnh có khuynh hướng táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.



2.Đau bụng

Những cơn đau bụng thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xon xót, ran rát, đau như "dao cắt”. Đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày, co thắt, nhức nhối từng cơn. Bệnh nhân thường đau bụng dưới bên tay trái, nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau. Họ cũng có thể bị đau toàn bụng chứ không nhất thiết đau ở vị trí nào nhất định. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cơn đau có thể lan ra sau lưng.

images

3.Đầy hơi

Sình bụng là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bụng "căng to như cái trống”. Bệnh nhân ợ hơi liên tục hoặc "đánh rắm” liên miên. Bụng thường rất thon nhỏ vào buổi sáng khi mới thức dậy, rồi to dần khi ngày từ từ trôi qua. Bụng "phì lớn” nhanh như người có bầu. Ngoài ra, một số bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa, v.v…

Tâm lý đóng một vai trò quan trọng khi nói về hội chứng rối loạn tiêu hóa. Vì thế buồn phiền, chán nản, u sầu sẽ làm những triệu chứng kể trên trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn kể cả phụ nữ trong những ngày thấy kinh nguyệt cũng có thể gặp rối loạn tiêu hóa.
Các kiểu đau bụng cần cẩn thận
1.Đau bụng dưới


Đây có lẽ là kiểu đau bụng mà hầu hết ai cũng gặp. Đau ở vùng bụng dưới cho thấy ban đã bị chứng rối loạn tiêu hóa. Bệnh này ngoài đau vùng bụng dưới còn thường kèm theo các triệu chứng như đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Nguyên nhân của bệnh là do chế độ ăn uống không hợp lý của bạn làm cho tăng lượng bài tiết setoronin và khí khí methan sản sinh ra quá nhiều trong ruột dẫn đến việc các dây thần kinh đại tràng bị ảnh hưởng, gây co thắt không đều. Để điều trị bạn có thể áp ụng một chế độ ăn hợp lý hơn, nếu đau thường xuyên thì nên đi khám bác sỹ để được kê toa điều trị dứt điểm bệnh.


2.Đau trên bụng giữa

Bộ phận kết nối gan với ruột non là túi mật và nó nằm ở vùng này. Vì vậy khi bạn cảm thấy đau ở vùng phía trên vùng bụng giữa thì rất có thể là bạn đã bị sỏi mật. Những cơn đau ở vùng này có thể chuyển dần qua bên phía phải dưới xương sườn, đau hơn sau khi ăn. Nguyên nhân của bệnh là do chế độ ăn quá nhiều chất béo gây nên sự kết tinh giữa cholesteron và dịch mật trong túi mật. Nếu những cơn đau liên tục kéo dài bạn nên đi khám bác sỹ để được tư vấn và điều trị, thêm vào đó cần tăng cường uống nhiều nước, giảm các thực phẩm có chứa nhiều cholesteron.
3.Đau bụng dưới bên phải

Mọi thứ trong cấu thành nên cơ thể đều cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể duy chỉ có ruột thừa không những không có chứng năng gì mà còn có nguy cơ gây hại. Đau bụng ở vùng bụng dưới bên phải chính là triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa.Đây là bệnh do lỗ thông giữa ruột thừa và manh tràng bị tắc nghẽn bởi các chất dịch nhầy hoặc thức ăn trong ruột làm tắc nghẽn lỗ thông. Nếu thấy xuất hiện thêm các triệu chứng như đau nhức phía trên rốn, dùng tay ấn vào thấy đau, sốt nhẹ hoặc sung vùng bụng thì cần đưa ngay đến bệnh viện để khám, điều trị và phẫu thuật tránh chậm trễ gây nguy hiểm đến tính mạng.
 
×
Quay lại
Top