Real English for you – tự học tiếng anh thực tế

huyentrang1996

Thành viên
Tham gia
21/10/2019
Bài viết
38
Real English for you – tự học tiếng anh thực tế
Sự lưu loát có được khi bạn nói chuyện, giao tiếp dễ dàng với người bản xứ, họ dễ dàng hiểu bạn và tất nhiên bạn cũng hiểu họ đang nói gì… Bạn hiểu và nói được tiếng Anh một cách hoàn toàn và nhanh chóng mà không phải qua bước trung gian rườm rà là phiên dịch lại qua tiếng mẹ đẻ trong đầu. Thử tưởng tượng nếu bạn làm thế, bạn sẽ thế nào? Người bản xứ nói, bạn nghe, dịch sang tiếng Việt trong đầu, nghĩ bằng tiếng Việt, dịch sang tiếng Anh qua một mớ ngữ pháp hỗn độn mà bạn vẫn lo ngay ngáy là mình nói sai ngữ pháp…

Kết quả là bạn ngại ngùng, ấp úng và cảm thấy quá khó khăn khi giao tiếp với người khác! Điều này không tốt một chút nào cả! Phiên dịch là một điều cấm kỵ nếu muốn học tốt ngoại ngữ, bạn hoàn toàn phải hiểu, suy nghĩ và nói được bằng tiếng Anh.

KHÔNG DỊCH VỀ TIẾNG VIỆT
Tất nhiên, để đạt được điều này không hề dễ dàng gì. Bạn phải học đúng phương pháp mới có thể thành công. Các nghiên cứu phức tạp về ngôn ngữ học đã chỉ ra rằng: chỉ có một cách để có thể có được sự lưu loát. Bạn khó có thể lưu loát khi chỉ đọc sách tiếng Anh! Bạn khó có thể lưu loát khi chỉ học tiếng Anh ở trường!

Bạn khó có thể lưu loát khi chỉ chăm chăm học ngữ pháp!
Nghe chính là chìa khóa, là đáp án cho vấn đề tưởng chừng rất hóc búa này! Nếu muốn nói tiếng Anh lưu loát, bạn phải nghe một lượng lớn bài nghe bạn có thể hiểu và được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đó là cách duy nhất!
Để trở thành người nói tiếng Anh giỏi, bạn phải học tiếng Anh bằng đôi TAI chứ không phải đôi MẮT! Nhưng có hai câu hỏi được đặt ra? Nghe cái gì? Nghe như thế nào? Như đã nói ở trên, bạn cần nghe những gì hiểu. Thế nên, yếu tố quan trọng để có thể nghe hiệu quả đó là sự dễ hiểu. Bạn nên nghe cái gì dễ hiểu đối với bạn, nếu cảm thấy những gì mình đang nghe quá tầm, hãy chuyển sang bài khác dễ hiểu hơn.
Nhiều học sinh nghe những bài tiếng Anh rất khó. Họ không hiểu được hầu hết nội dung và họ tiến bộ rất chậm. Nghe những cái gì bạn cảm thấy hiểu được và khả năng nói của bạn sẽ tiến bộ nhanh dần! Tuy nhiên, hiểu được mới chỉ là một nửa!
Không chỉ nghe hiểu mà bạn phải nghe lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi bạn nghe một từ mới chỉ một lần, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng quên nó. Có quá nhiều thứ mới và chúng được não của bạn tiếp nhận hàng ngày hàng giờ. Nếu không có gì đặc biệt, ấn tượng, những thứ này sẽ tự động bị quên đi để thế chỗ cho những thứ khác!
Nếu bạn nghe từ mới đó năm lần, bạn vẫn có thể quên.
Bạn phải chịu khó nghe từ mới đó nhiều lần trong ngày, nhiều ngày trong tuần liên tục một thời gian dài trước khi bộ não bạn ghi nhớ nó thành công và hiểu nó ngay lập tức khi tai nghe thấy từ đó. Vậy bao nhiêu lần là đủ?
Nhiều người nghe một từ mới tầm 30 – 50 lần sẽ ghi nhớ được từ đó mãi mãi. Nhưng chúng ta đang học ngoại ngữ, có quá nhiều từ mới cần phải ghi nhớ. Vì thế để có thể biết và nhận ra từ đó ngay lập tức, bạn sẽ phải nghe đi nghe lại 50 – 100 lần, thậm chí hơn nữa. Càng nghe nhiều, não bạn sẽ càng quen thuộc với từ đó và nhận ra dễ dàng khi bạn gặp trong cuộc sống.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÓI TIẾNG ANH THẬT TỐT?
Bạn dùng từ điển tra những từ mình không biết chắc liệu nó đúng hay sai. Hoặc bạn có thể chọn một đoạn văn có sẵn phù hợp với trình độ của bạn, tra thật kỹ cách phiên âm và trọng âm. Bạn đọc chúng và thu lại, sau đó bạn có thể nhờ thầy cô giúp bạn chữa lỗi.
Bằng cách này, bạn có thể mang chúng khắp mọi nơi, mỗi khi muốn tâm sự, muốn ghi lại một vài cảm nhận về điều gì đặc biệt bạn trải qua. Bạn có thể nghe đi nghe lại nhiều lần, mỗi lần thế, bạn sẽ củng cố được rất nhiều. Đừng quên so sánh chiếc đĩa đã thu đầu tiên với những chiếc sau này – khi bạn đã có kiến thức và kinh nghiệm học tập.

HỌC VỚI GƯƠNG
Mỗi sáng thức giấc, bạn thử chào buổi sáng với chiếc gương bằng một đoạn tiếng Anh bất kỳ với những dự định trong ngày hôm nay, hay kể lại giấc mơ mà bạn vừa trải qua. Hãy nói không ngừng trong khoảng 2-3 phút, thậm chí có thể lâu hơn. Lúc đầu bạn có thể cảm thấy không thoải mái, hay rất khó để diễn tả quan điểm của mình. Nhưng đừng từ bỏ nhé bạn! Chẳng có chiếc gương nào biết nói như chiếc gương trong câu chuyện “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” cả.
Chúng sẽ chẳng nhận xét, phê bình hay để ý từng lỗi sai của bạn cả. Khi bạn nói, hãy cố gắng tập trung chú ý kĩ hơn vào miệng bạn khi phát âm. Điều này sẽ tuyệt hơn nếu bạn đã trải qua một khoá đào tạo ngữ âm, thì hẳn bạn đã nắm rất chắc lý thuyết. Soi vào gương để bạn biết tư thế của các bộ phận trong khoang miệng đã được phát âm đúng chưa. Còn nếu chưa được học, bạn có thể quan sát cách phát âm chuẩn của thầy cô, hoặc của người nước ngoài và thử bắt chước cách phát âm chuẩn.

HỌC VỚI NHỮNG CON ĐƯỜNG BẠN ĐI QUA
Điều này nghe có vẻ kỳ lạ một chút. Với mỗi con phố bạn đi qua, bạn hãy thử dùng những từ để diễn tả những nét đặc trưng riêng của nó.
Ví dụ: về con đường đến trường của bạn, mỗi ngày bạn đặt một câu để miêu tả chúng, ngày hôm sau lại một câu khác và luyện tập lại câu hôm qua. Con đường đến trường sẽ trở nên ngắn lại, thân thương hơn, sống động hơn mà chính bạn cũng mới nhận ra. Hay bạn đi qua một đoạn đường với những cây sấu quanh năm xanh tốt, bạn sẽ phải tra từ điển nếu bạn chưa biết cây sấu là gì, để được học thêm một từ mới. Và cứ mỗi ngày đi trên con phố mà bạn yêu thích, hãy thốt lên một điều gì đó như một món quà bạn gửi tặng thiên nhiên!

MỤC LỤC
MUC-LUC-Real-English-for-you-T%E1%BB%B1-h%E1%BB%8Dc-giao-ti%E1%BA%BFp-ti%E1%BA%BFng-Anh-th%E1%BB%B1c-t%E1%BA%BF-1-1.jpg
MUC-LUC-Real-English-for-you-T%E1%BB%B1-h%E1%BB%8Dc-giao-ti%E1%BA%BFp-ti%E1%BA%BFng-Anh-th%E1%BB%B1c-t%E1%BA%BF-1-2.jpg
 
×
Quay lại
Top