Quyền năng like

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
1.Trên Facebook có nhiều câu chuyện, tấm ảnh mủi lòng và lời nhắn: “Hãy nhấn Like page này để cùng sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh”, “Một Like cho một lời cầu nguyện”… “Của ít lòng nhiều”, các cụ chẳng dạy thế, tiếc chi cái Like còi! Một click chuột để Like, thêm một click Share tới bạn bè. Cả “rừng” Like cho sự thương tâm.

ImageHandler.ashx
Rồi một ngày, trò “câu Like bẩn” phơi bày. Người hụt hẫng niềm tin bị đánh cắp; hờn dỗi kẻ lừa lọc trục lợi trên sự đau thương. Người chê trách nhau nhấn Like mà chẳng đắn đo: Những Like kia quy đổi thế nào thành tiền, thực phẩm, thuốc chữa bệnh… để đến với nhân vật cần giúp đỡ? Những người kém may mắn kia có biết đến web, facebook!?...

Những câu hỏi khắc khoải, hình ảnh chế “Like có thể mang nước sạch đến cho trẻ em Châu Phi?”, “Like mang bánh đến cho trẻ em nghèo?”... hối hả truyền đi. Mới đây, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) Thụy Điển phát đi thông điệp “Likes don’t save lives - Nhấn Like không cứu sống được mạng người”.

Facebook có thêm nhiều dòng cảnh tỉnh: “Cảm thông với bất hạnh không phải bằng cách nhấn nút Like vô nghĩa cho một bức ảnh, một người không may mắn nào đó. Hãy giúp đỡ bằng hành động cụ thể, bằng tâm của chính mình với những gì ta có thể làm được cho những người xung quanh!”.

2. Một ngày tường nhà tuyên ngôn “Faecbook là một thế giới ảo, nhưng đằng sau đó là một con người đang sống thật với lòng mình”.

Số lượng Like, bình luận trở thành tiêu chí đánh giá. Tuy nhiên, rời thế giới ảo, Like lại mang theo chiếc mặt nạ lãnh cảm; mang giá trị rỗng. Có ngàn Like, phê phán dành cho những vụ nữ sinh đánh nhau, lột quần áo… nhưng rõ hiếm hành động can ngăn, hòa giải mà đứng nhìn, quay clip và… lên mạng rao giảng.

Hoặc nhấn Like cho câu hỏi “Bạn có yêu thương mẹ mình?” (Nếu có thì Like, không thì bỏ qua) từ một địa chỉ vu vơ; Chịu khó viết lời có cánh, tìm hình ảnh, bài hát chứa chan cảm xúc đăng lên Facebook tặng bố mẹ… Nhưng phụ huynh hãy còn xa lạ với Facebook, click chuột…

3. Thông điệp của UNICEF tại Thụy Điển truyền đi gắn với câu chuyện về cậu bé Rahim (10 tuổi) đang bị bệnh, sống với em trai trong một khu ổ chuột. Cậu tin khi trang Facebook của UNICEF tại Thụy Điển đạt 200.000 Like, cậu sẽ khỏi bệnh, cuộc sống hai anh em cậu sẽ ổn.

Niềm tin ấy bị “ném đá”, quy cho sự ảo tưởng. Thử một phép liên tưởng niềm tin của Rahim với niềm tin gấp 1.000 con hạc giấy sẽ khỏi bệnh của cô bé Sadako Sasaki, một trong số hàng ngàn nạn nhân của bom nguyên tử ở Nhật Bản.

Đều là niềm tin không có thực đang dung dưỡng hy vọng sống và một tương lai tốt đẹp hơn. Có thể lắm, Like mà Rahim tin tưởng, đợi chờ là lòng trắc ẩn của cộng đồng; là một trong số 200.000 người sẵn sàng nhấn Like ấy sẽ đến và chìa tay giúp đỡ hai anh em cậu. Khi đó, Like không là ảo tưởng, mang giá trị rỗng. Like sẽ thiết thực như cuộc điện thoại, một bức thư, tấm bưu thiếp gửi tặng người thân yêu…
Nhấn Like Facebook và hành động để thêm một nốt Like mang giá trị thiết thực!
Theo Tienphong
 
×
Quay lại
Top