Quốc Tế Ngữ

emhocngu0k

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/9/2011
Bài viết
118
https://vi.wikipedia.org/wiki/Esperanto
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ludwik_Lejzer_Zamenhof

Flag_of_Esperanto.svg


Quốc Tế Ngữ hay Esperanto là ngôn ngữ nhân tạo được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Ngôn ngữ này được đánh giá là khoa học và logic,
thậm chí là dễ sử dụng đối với một số người, nhưng không thực dụng,

do vai trò quan trọng của ngôn ngữ mẹ đẻ,
đặc biệt là ngôn ngữ mẹ đẻ của những quốc gia hùng mạnh nhất về kinh tế và chính trị.

Quốc Tế Ngữ được sáng tạo bởi một học giả Ba Lan Người Do Thái ,
Ludwik Lejzer Zamenhof trong khoảng 1872 tới 1885 tại Warszawa.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ludwik_Lejzer_Zamenhof
https://en.wikipedia.org/wiki/L._L._Zamenhof



Ludwik Lejzer Zamenhof am hiểu nhiều tiếng châu Âu,
nhưng ông không hiểu nhiều về châu Á cũng như các ngôn ngữ của châu lục này.

Vào thời điểm Quốc Tế Ngữ được sáng chế,
ngôn ngữ này được kì vọng sẽ là ngôn ngữ phổ thông,
được sử dụng trong mọi sinh hoạt hàng ngày của nhân dân toàn thế giới.


Sau hơn 100 năm hình thành và phát triển,
tại thời điểm điều tra năm 1996,
số người sử dụng Quốc Tế Ngữ như thứ tiếng thứ nhất chỉ là khoảng từ 200 cho tới 2.000 người.

Có khoảng 2 triệu người khác trải khắp 115 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng ngôn ngữ này như ngôn ngữ thứ hai của mình.


Từ vài thập kỉ nay,
quốc tế ngữ được sử dụng để dịch những cuốn Kinh thánh.

Những người được nhà thờ Công giáo La Mã dịch Kinh thánh sang Quốc Tế Ngữ,
thường là những nhân vật có tiếng tăm với dân chúng trong vùng.
Một vài trong số họ cũng chính là những người có công hoàn thiện Quốc Tế Ngữ, logic hơn trước.

Ludwik_Lejzer_Zamenhof.jpg


Đặc điểm

Về đặc trưng và cấu tạo ngôn ngữ,
Quốc Tế Ngữ tập hợp nhiều điểm ưu việt của các ngôn ngữ châu Âu:

có từ sở hữu, từ quan hệ đứng sau danh từ;
mạo từ, tính từ, từ chỉ số lượng đứng trước danh từ;
vấn đề hỏi đáp đứng đầu tiên trong một câu ngữ pháp;
từ chỉ nguyên nhân sẽ được hình thành khi được nối với một tiếp vĩ ngữ duy nhất là "-ig";
có sự chia cách thức, nhưng chỉ có hai cách thức là tặng cách và đối cách, và mỗi cách cũng chỉ có một biến âm, đối với tặng cách là tiếp vĩ ngữ "-n" và đối với đối cách là tiếp vĩ ngữ "-al".

Việc chỉ có tiếp vĩ ngữ (chứ không có tiếp đầu ngữ) là bởi lập luận của Zamenhof rằng khi biến âm đứng ở cuối từ người nghe và cả người đọc đều có khả năng hiểu và diễn đạt nhanh hơn;
do trước khi nói thì người nói không phải nghĩ nhiều,
kết cấu từ sẽ hoàn thành ngay sau khi anh ta thêm tiếp vĩ ngữ như một thói quen;
người nghe có điều kiện để không bị "đánh lừa" bởi những tiếp đầu ngữ,
mà sẽ được tiếp xúc ngay lập tức với những từ chỉ tính chất, hành vi, hiện tượng, tình cảm...
vốn là nội dung và bản chất của câu nói;

phần phụ tố được dùng để chỉ thời,
như vậy người học chỉ cần thêm một vài phụ tố nhất định và đơn giản là có thể chia thời và hành văn đúng ngữ pháp,

chứ không như cả ba ngôn ngữ phổ biến nhất của thời đại Zamenhof là tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Anh
đều bao gồm quá nhiều sự bất quy tắc trong việc chia thời cho từ ngữ;

từ bị động khi kết hợp với "esti" sẽ trở thành phân từ bị động (động tính từ bị động);

phần lớn từ vựng, dù bắt nguồn từ thứ tiếng nào (tiếng Hy Lạp, tiếng Latin hay tiếng khác),
đa phần đều được chuyển sang những âm mới đơn giản và dễ đọc, dễ nhớ hơn.

427px-1908-kl-t-zamenhof.jpg



Hội Quốc Tế Ngữ Việt Nam

https://vea.vn/index.aspx
 
×
Quay lại
Top