Phương pháp phỏng vấn ứng viên ngành giáo dục đào tạo

Lan Nhi20

Banned
Tham gia
21/12/2020
Bài viết
0
  • Cách phỏng vấn ứng viên ngành giáo dục đào tạo

Giáo dục đào tạo là ngành rường cột của nước nhà, là nơi đào tạo những thế hệ tinh anh cho đất nước. Với chính sách phát triển giáo dục, các cơ sở giáo dục nhà nước và tư nhân cùng nhau phát triển. Nhu cầu tuyển dụng cũng tăng mạnh, cách phỏng vấn ứng viên ngành giáo dục đào tạo sao cho hiệu quả cũng được chú trọng chất lượng hơn trước. Nhằm hỗ trợ nhà tuyển dụng, bài viết hôm nay, TalentBold sẽ tập trung chia sẻ bí quyết phỏng vấn ứng viên đặc thù ngành giáo dục đào tạo.

I. Yêu cầu đối với ứng viên ngành giáo dục đào tạo

Với vai trò truyền đạt kiến thức và là tấm gương cho nhiều thế hệ tương lai, ứng viên ngành giáo dục đào tạo cần đáp ứng những yêu cầu sau

1. Nghiệp vụ sư phạm giỏi

Một người siêu phàm về kiến thức nhưng không có khả năng truyền đạt lại kiến thức mình lĩnh hội được thì không thể là một ứng viên giỏi cho ngành giáo dục đào tạo.
Đây chính là yêu cầu đầu tiên đối với ứng viên ngành giáo dục đào tạo, mọi người vẫn gọi đó là nghiệp vụ sư phạm.
Nếu ứng viên không được đào tạo chuyên môn về sư phạm thì vẫn có thể tham gia các khóa “nghiệp vụ sư phạm” ngắn hạn để bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ.

08395726_cach-phong-van-ung-vien-nganh-giao-duc-dao-tao-2.jpg

2. Kiến thức chuyên môn giỏi

Mọi kiến thức truyền đạt đều phải đúng và chuẩn mực, do vậy, ứng viên phải có kiến thức chuyên môn giỏi ở vị trí giáo dục đào tạo mà mình ứng tuyển.

3. Tự tin, bản lĩnh

Để có thể đứng trước hàng trăm sinh viên, học sinh, giảng dạy và phản hồi những thắc mắc của họ thì sự tự tin, bản lĩnh phải luôn hiện hữu nơi ứng viên.

083957267_cach-phong-van-ung-vien-nganh-giao-duc-dao-tao-3.jpg

>>> Xem thêm: Cách phỏng vấn ứng viên ngành Xuất nhập khẩu

4. Tác phong nghiêm túc, chuẩn mực

Người làm công tác giáo dục, đào tạo luôn là tấm gương cho thế hệ tương lai noi theo. Không chỉ về kiến thức mà cả tác phong, cách đối nhân xử thế cũng phải nghiêm túc, chuẩn mực để học trò noi theo.

5. Đạo đức nghề nghiệp tốt

Những tệ nạn trong ngành giáo dục đào tạo như mua điểm, chạy theo thành tích, thiên vị, thành kiến với học trò… đã tạo tác động cực xấu trong tâm trí và định kiến của người học. Đây là sự suy đồi đạo đức giáo dục. Vì vậy, ứng viên cần sở hữu cho mình đạo đức nghề nghiệp tốt.

6. Nỗ lực học hỏi, trau dồi thường xuyên

Thầy phải giỏi hơn trò thì mới khiến trò tâm phục, khẩu phục nghe theo.
Công nghệ thông tin ngày nay rất phát triển, người học có nhiều cơ hội nâng cao kiến thức nhanh chóng, đòi hỏi người dạy càng phải luôn nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức không ngừng.

083957272_cach-phong-van-ung-vien-nganh-giao-duc-dao-tao-4.png

II. Những cách thức kiểm tra ứng viên ngành giáo dục đào tạo

Để có thể đáp ứng tốt nhất công việc trong ngành giáo dục đào tạo, đặc biệt là những giáo viên, giảng viên trực tiếp đứng lớp, nhà tuyển dụng được khuyến khích áp dụng những cách thức kiểm tra sau:

1. Thao giảng trực tiếp

Nghiệp vụ sư phạm sẽ được kiểm tra chuẩn xác nhất thông qua việc đánh giá ứng viên qua giờ thao giảng trực tiếp trên lớp học.
Một số nhà tuyển dụng sẽ cho học viên của lớp thao giảng trực tiếp đánh giá và xem đây là một phần của thang điểm mà ứng viên đạt được.

083957277_cach-phong-van-ung-vien-nganh-giao-duc-dao-tao-5.png

>>>> Có thể bạn quan tâm: Cách tìm ứng viên ngành giáo dục đào tạo

2. Kiểm tra kiến thức bằng bài kiểm tra

Bài kiểm tra giấy là cơ hội để kiểm tra sự uyên thâm về kiến thức chuyên ngành của ứng viên ngành giáo dục đào tạo nên không thể bỏ qua.

3. Phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng

Mục đích của buổi phỏng vấn trực tiếp là đánh giá mức độ phù hợp cũng như những kỳ vọng của ứng viên đối với nhà tuyển dụng.

III. Câu hỏi phỏng vấn ứng viên ngành giáo dục đào tạo

1. Tình yêu đối với nghề

  • Tại sao bạn chọn công việc trong ngành giáo dục đào tạo?
  • Điểm mạnh và điểm yếu của bạn đối với ngành giáo dục đào tạo là gì?
  • Những khó khăn bạn phải đối mặt khi làm việc ? Bạn vượt qua bằng cách nào?
  • Bạn có học bổ sung kiến thức ngành giáo dục đào tạo sau khi ra trường không? Cụ thể là những kiến thức gì?

2. Kinh nghiệm trong ngành

  • Bạn đã giảng dạy bao nhiêu giờ? Truyền đạt kiến thức cho bao nhiêu học viên?
  • Thành tích cao nhất bạn đạt trong ngành giáo dục đào tạo ?
  • Thành tích cao nhất mà học trò của bạn đạt được?
  • Những giáo trình nào bạn đã từng giảng dạy?
  • Với những học trò tiếp thu chậm, không chịu nghe giảng, bạn giải quyết thế nào?

3. Nhiệt huyết đối với đơn vị tuyển dụng

  • Tại sao bạn muốn chuyển công tác đến nơi mới?
  • Vì sao bạn chọn trường của chúng tôi để ứng tuyển?
  • Bạn có tìm hiểu về thành tích giảng dạy và học tập tại trường chúng tôi chưa?
  • Thành tích thao giảng của bạn tốt nhưng đó là một lớp học trung bình, trường chúng tôi có những thành phần học sinh (xuất sắc, cá biệt, yêu cầu cao khả năng truyền đạt của giáo viên, học trễ nhiều năm…), bạn có tự tin hoàn thành tốt việc giảng dạy không?
  • Thời gian giảng dạy ở trường chia ca từ sáng đến tối, bạn đáp ứng được không?
  • Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu ?
083957282_cach-phong-van-ung-vien-nganh-giao-duc-dao-tao-6.jpeg


Cách phỏng vấn ứng viên ngành giáo dục đào tạo
mà TalentBold chia sẻ trên đây có thể áp dụng trong cả hệ thống giáo dục nhà nước và tư nhân. Yêu cầu chất lượng giáo dục càng cao thì yêu cầu năng lực ứng viên càng lớn. Và những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp nhà tuyển dụng phân cấp hiệu quả mức độ năng lực mà ứng viên đáp ứng được nhanh, chuẩn và thuận lợi.

Xem thêm: Là một phần của TalentBold - nền tảng hợp nhất trong quảng bá, thu hút và quản lý nhân tài, Talent-Hunting là chương trình Tiến Cử Nhân Tài được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp / nhà tuyển dụng khắp trong và ngoài nước.

Chi tiết liên hệ:
Talentbold - We bold your talents
Hotline: 077 259 1080
Mail: sales@talentbold.com
Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
 
×
Quay lại
Top