Phương pháp làm sạch bằng máy phun cao áp

khoadh

Thành viên
Tham gia
12/2/2015
Bài viết
0
GIỚI THIỆU MÁY LÀM SẠCH THÉP BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN NƯỚC SIÊU CAO ÁP (UHP)


1. GIỚI THIỆU CÔNG TY


- Nilfisk-Advance là công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực cung cấp máy móc thiết bị làm sạch chuyên nghiệp không những thỏa mãn những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng mà còn có thể thực hiện hơn ngoài sự mong đợi của khách hàng. Điều này dựa trên truyền thống và kinh nghiệm cải tiến cùng chính sách chất lượng hơn một thế kỷ qua. Sự có mặt của Nilfisk Advance trên toàn cầu bảo đảm hổ trợ khách hàng với đa dạng dòng sản phẩm cũng như hệ thống bảo trì bảo dưỡng sau bán hàng chuyên nghiệp và chất lượng cao.


- DEN-SIN là thành viên của tập đoàn NILFISK ADVANCE. DEN-SIN sản xuất nhiều chủng loại thiết bị phun nước cao áp từ 110 bar đến 2500 bar ứng dụng cho nhiều ngành công nghiệp như tàu biển, xây dựng, dầu khí, máy móc tự động hóa, nhà máy điện,…
Thiết bị của DEN-SIN không những có thể làm sạch bề mặt mà còn loại bỏ các cặn rỉ, bụi bẩn, rỉ sét, gra phít thậm chí có thể cắt được bê tông.
Do những lợi ích mang lại từ phương pháp làm sạch bằng phun nước cao áp ngày càng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, DEN-SIN đã trở thành nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực này. Sản phẩm của DEN-SIN chú trọng nghiêm ngặt từ khâu thiết kế, sản xuất đến phục vụ hậu mãi và giao hàng nhanh.

2. GIỚI THIỆU MÁY LÀM SẠCH THÉP BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHUN NƯỚC SIÊU CAO ÁP (UHP)

- Sử dụng tia nước làm phương tiện làm sạch
Phương pháp phun tia nước là khái niệm thường được dùng khi mô tả nước là phương tiện để làm sạch bề mặt. Việc sử dụng tia nước phun là kỹ thuật dựa vào lực do nước phun đập vào bề mặt để cho hiệu quả làm sạch. Về nguyên tắc phương pháp này không sử dụng chất mài mòn nên không gây ô nhiễm môi trường.

- Tình trạng bề mặt sau khi phun tia cao áp

RỈ CẤP TÍNH:

Khi diện tích lớn bề mặt được làm sạch, việc rỉ cấp tính xuất hiện trên bề mặt trước khi sơn có thể xảy ra. Mức độ rỉ cấp tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như độ ẩm, nhiệt độ hoặc thời gian.
Các cấp độ rỉ cấp tính:
• Rỉ nhẹ: chỉ có một số lượng nhỏ rỉ màu nâu nhạt làm đổi màu bề mặt thép nguyên thủy. Việc đổi màu này phân bố đều hoặc dạng vết đốm nhưng không quá nhiều đến nỗi phết cả lớp trên bề mặt.
• Rỉ trung bình: một lớp rỉ màu nâu nhạt phủ lên trên bề mặt thép nguyên thủy. Lớp này phân bố đều hoặc dạng vết đốm nhưng nhiều đến nỗi đủ phết cả lớp trên bề mặt.
• Rỉ nặng: Một lớp dày rỉ màu nâu đậm phủ hoàn toàn lên bề mặt thép nguyên thủy. Lớp này phân bố đều nhiều đến nỗi phết cả lớp trên bề mặt.
Nếu rỉ quá nặng, phải khử rỉ bằng cách dùng máy phun áp lực cao. Thông thường sử dụng áp lực thấp hơn để khử rỉ chuyển từ rỉ nặng đến nhẹ hơn.

Rất nhiều nhà sản xuất sơn hiện nay đều có loại sơn trực tiếp trên bề mặt rỉ nhẹ mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của lớp sơn phủ.


TĂNG NHIỆT ĐỘ:

Sử dụng tia nước phun cao áp làm tăng nhiệt độ của thép. Nhiệt độ tăng đáng kể tùy thuộc vào áp lực nước phun nên giúp bề mặt khô nhanh hơn giảm rỉ cấp tính.


LÀM SẠCH NGOẠI VẬT:

Ưu điểm của phương pháp này là làm sạch dầu mỡ cũng như lớp muối bám trên bề mặt. Đây là ưu điểm vượt trội của phương pháp phun nước cao áp. Việc đổi màu từ nâu xám sang màu đen của thép bị ăn mòn và rỗ mặt sau khi phun làm sạch sẽ chuyển sang cơ cấu bền do có một lớp mỏng ô xít sắt phủ trên bề mặt nên không lo bị nhiễm bẩn.


3. Các tiêu chuẩn về việc làm sạch bề mặt

Trên thế giới hiện nay có nhiều tiêu chuẩn về làm sạch bề mặt áp dụng cho thép trước khi sơn bảo vệ.

Các tiêu chuẩn này phải được áp dụng đối với các nhà sản xuất sơn phủ bảo vệ cũng như kết cấu thép.

Các tiêu chuẩn phổ biến nhất là SSPC, NACE, Swedish Standards and ISO.

Mỗi tiêu chuẩn đều được chia thành 04 cấp độ trong đó mỗi tiêu chuẩn chỉ khác nhau chút ít túy theo nhu cầu hoặc tính chuyên biệt như sau:




SSPC

SP7 – WJ4

SP6 – WJ3

SP10 – WJ2

SP5 – WJ1

NACE

No. 4

No. 3

No. 2

No. 1

SWEDISH

Sa. 1

Sa. 2

Sa. 2.5

Sa. 3

ISO 8501

WA. 1

WA. 2

WA. 2.5



International

HB. 1

HB. 2

HB. 2.5





Làm sạch cặn rỉ và ngoại vật.

Làm sạch hoàn toàn cặn rỉ và ngoại vật để lại bề mặt mờ.

Làm sạch toàn diện để lại bề mặt mờ, phần lớnkhông có dấu hiệu lớp sơn cũ mà chỉ rải rác dấu tích vết sơn cũ, rỉ và ngoại vật khác.

Làm sạch toàn diện để lại bề mặt mờ trong đó bề mặt gần như đồng nhất.

4. Phương pháp UHP: (Phương pháp đang được các nước tiên tiến áp dụng)

• Dùng máy UHP tạo ra tia nước xoáy có áp lực siêu cao tới trên 2000 bar để làm sạch bề mặt thép khỏi rỉ và sơn cũ.
• Khi bề mặt làm sạch đạt tiêu chuẩn WJ2 theo phân loại NACE5/SSPC-SP12 thì có thể sơn được.

5. Tiêu chuẩn áp dụng đối với phương pháp phun nước siêu cao áp (UHP):

SSPC – STEEL STUCTURES PAINTING COUNCIL
(Hội đồng cố vấn về sơn kết cấu thép)
NACE – NATIONAL ASSOCIATION OF CORROSION ENGINEERS
(Hiệp hội quốc gia các kỹ sư chuyên ngành chống ăn mòn)
NACE No.5/SSPC SP-12:
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về việc sử dụng máy phun nước áp lực cao hoặc siêu cao để đạt được các cấp độ sạch bề mặt khác nhau. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với việc chỉ sử dụng nước để làm sạch mà không thêm vào các hạt rắn trong quá trình phun.



WJ-1

Làm sạch toàn diện để lại bề mặt mờ. 100% bề mặt không có dấu hiệu lớp sơn cũ, rỉ và ngoại vật khác.

WJ-2

Làm sạch toàn diện để lại bề mặt mờ, trong đó tối thiểu 95% bề mặt không có dấu hiệu lớp sơn cũ và 5% bề mặt còn lại chỉ có rải rác dấu tích vết sơn cũ, rỉ và ngoại vật khác.

WJ-3

Làm sạch toàn diện để lại bề mặt mờ, trong đó tối thiểu 2/3 bề mặt không có dấu hiệu lớp sơn cũ và 1/3 bề mặt còn lại chỉ có rải rác dấu tích vết sơn cũ, rỉ và ngoại vật khác.

WJ-4

Làm sạch toàn diện bề mặt các lớp sơn rỉ đã bị bong tróc.

6. Một số ví dụ tiêu biểu: (nguồn HAMMELMANN)

thiet%20bi%20phun%20cao%20ap%2001.png


thiet%20bi%20phun%20cao%20ap%2002.png



thiet%20bi%20phun%20cao%20ap%2003.png


thiet%20bi%20phun%20cao%20ap%2004.png


thiet%20bi%20phun%20cao%20ap%2005.png


thiet%20bi%20phun%20cao%20ap%2006.png


thiet%20bi%20phun%20cao%20ap%2007.png


thiet%20bi%20phun%20cao%20ap%2008.png


7. Những ưu điểm
• Không ô nhiễm cho nước, đất, không khí.
• An toàn cho người, không cháy nổ.
• Chi phí nhân công thấp.
• Nguyên liệu làm sạch (nước) có sẵn, giá rẻ.
• Dễ làm việc trong các hầm kín.
• Có thể thi công 24/24h.
• Có thể tiến hành đồng thời với các công việc hàn, cắt, sơn...

8. Tương quan kỹ thuật phun nước với khả năng làm việc:

ky%20thuat%20phun%20nuoc.png


9. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÀM SẠCH:

ap%20luc%20nuoc.png



Phần 1
 
×
Quay lại
Top