Phỏng vấn Mangaka: Monkey Punch

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Phỏng vấn Monkey Punch


KenhSinhVien.Net-monkeypunch.jpg

JAPANIME: Ông đã bắt đầu vẽ truyện tranh từ khi ông còn rất trẻ. Ông vui lòng kể cho chúng tôi một chút về tuổi thơ của mình được chứ?

MONKEY PUNCH: Tôi rất thích hoạt họa và tôi cũng đã được đọc rất nhiều truyện tranh ở phổ thông. Và tôi bắt đầu vẽ từ khi đó. Khi tôi còn nhỏ, không có nhiều phương tiện giải trí dành cho trẻ con lắm, cũng không có TV hay những thứ tương tự. Thời đó đã có radio, nhưng thứ duy nhất mà bọn trẻ con quan tâm đến là truyện tranh, nhưng hầu hết những quyển truyện lại được viết cho người lớn. Và thậm chí có được một quyển truyện là điều rất khó. Tôi thì sống ở nông thôn, và ở đây không có bất kỳ một hiệu sách nào. Tôi đến từ Hokkaido, vùng đất nằm bên bờ Thái Bình Dương, rất gần với Kushiro, quê hương của Mutsugoro’s Animal Kingdom. Bởi vì ở vùng tôi sống, thông tin thật sự là một vấn đề lớn, nên nếu muốn có vài quyển truyện tranh thì tôi phải nhờ những người đi đến Kushiro đem về cho. Truyện thì rất hiếm, thế nên mỗi khi được đọc một quyển truyện, tôi lại thấy rất hứng thú và những câu chuyện đó luôn có ảnh hưởng lớn đối với tôi. Nếu như tôi sống ở Tokyo thì những quyển truyện chưa chắc đã có ảnh hưởng đến tôi như thế bởi ở khắp mọi nơi trong thành phố đều có rất nhiều sách báo. Thế nhưng khi đó tôi rất thèm khát thông tin đặc biệt là khi còn bé. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi đến Tokyo và học ở một trường không mấy liên quan đến hoạt hoạ. Đó là một trường kĩ thuật và tôi cũng rất thích nó. Tôi thích tháo lắp đài và những đồ điện khác.

JAPANIME: Truyện tranh là một thú vui của rất nhiều người trong chúng tôi. Nhưng đối với ông đó là công việc. Vậy các sở thích khác của ông là gì?

MONKEY: ồ dĩ nhiên là có. Tất nhiên đối với tôi vẽ truyện tranh là công việc nhưng nó cũng là sở thích của tôi. Tôi viết truyện để kiếm sống nhưng nó không phải là việc kinh doanh. Hay nói cách khác, nếu đó đơn thuần chỉ là sở thích thì tôi có thể không vẽ nữa khi nào mình không thích. Nhưng tôi không thể ngừng vẽ vì còn phải kiếm sống. Từ khi còn là sinh viên trường kĩ thuật tôi đã rất thích vẽ. Những bức vẽ của tôi cũng gây sự chú ý cho một số người. Dần dần tôi bắt đầu vẽ ngày càng nhiều hơn và có lúc tôi còn không có thời gian cho việc học ở trường. Vì thế tôi đã nghỉ học và bắt đầu vẽ truyện tranh từ đó, măc dù đã có lần tôi muốn từ bỏ công việc làm hoạ sĩ. Tôi đi làm như một công chức trong một thời gian, nhưng truyện tranh vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời tôi. Vì thế, nếu bạn đã yêu thích truyện tranh thì cho dù làm bất cứ công việc gì, bạn vẫn sẽ không từ bỏ nó.

JAPNAIME: Bố mẹ ông đã nghĩ gì khi ông quyết định chọn vẽ truyện tranh là sự nghiệp của mình?

MONKEY: Bố mẹ tôi không phản đối việc tôi trở thành một hoạ sĩ. Nhưng khi chuyển đến Tokyo thì vẽ không phải là mục tiêu của tôi. Thế nên thực ra tôi cũng chưa bao giờ nói rằng, “ Thưa bố mẹ, con sẽ trở thành một hoạ sĩ.” Điều đó xảy đến một cách tự nhiên. Nếu tôi đã nói với bố mẹ rằng mình sẽ đến Tokyo để vẽ truyện tranh thì chắc chẵn họ sẽ phải suy nghĩ về quyết định đó, bởi hoàn toàn chưa có gì bảo đảm tôi sẽ thành công. Họ sẽ không coi đó là một sự chọn lựa đúng đắn.

JAPANIME: Tôi được biết rằng bố ông không muốn ông lấy tiền mua kẹo, nhưng ông ấy lại không ngần nhgại cho ông tiền mua truyện tranh. Điều đó có đúng không ạ?

MONKEY: Đúng vậy. Ông ấy không bao giờ phản đối tôi mua truyện tranh. Bố tôi thích đọc sách lịch sử và cả truyện tranh nữa. Vì thế, ông ấy không băn khoăn gì nếu tôi đọc truyện và sách. Ông ấy muốn tôi đọc càng nhiều sách cầng tốt.

JAPANIME: Ai hay điều gì đã ảnh hưởng đến ông?

MONKEY: Tất nhiên ảnh hưởng lớn nhất đối với tôi Tezuka Osamu. Tôi rất kính trọng ông ấy và luôn cố gắng bắt chước truyện của ông ấy. Tất cả mọi người thuộc thế hệ của tôi như Me, Leiji Matsumoto, Takao Saito đều chịu ảnh hưởng của Tezuka, mà theo tôi được biết thì ông ấy lại chịu ảnh hưởng của Walt Disney. Tôi chắc rằng tất cả các nghệ sĩ đều chịu ảnh hưởng của một ai đó hay một điều gì đó. Có thể những hoạ sĩ thời nay không chịu ảnh hưởng của Tezuka nhưng sẽ là ảnh hưởng của một người khác. Lúc trẻ, chịu ảnh hưởng của ai đó thì bạn chưa thể trở thành một hoạ sĩ chuyên nghiệp. Nhưng một ngày, khi đã tìm ra cho mình con đường riêng thì bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn trong con mắt của mọi người. Nếu bạn có thể tự thể hiện mình trong công việc thì mọi người sẽ chú ý đến bạn. Và đó chính là con đường của tôi. Chẳng hạn như ở Mỹ, có một cuốn tạp chí là Mad và tôi tin là có rất nhiều người chịu ảnh hưởng của nó bởi tôi cũng thế. Tôi đã được tiếp xúc với ông William Gaines, chủ bút của tạp chí đó, ở New York. Gặp gỡ ông ấy và tiếp xúc với người Châu Âu, xem các buổi chiếu phim của giới chuyên môn, đọc truyện tranh mới của Mỹ, tất cả đã xác định cho tôi chỗ đứng của mình bây giờ là ở đâu. Tôi cũng rất thích truyện “Blondie”. Nó có ảnh hưởng lớn đối với tôi. Khi đọc tờ báo Asahi, bạn sẽ biết được về cách sống của người Mỹ và cuộc sống hàng ngày của một gia đình người Mỹ. Họ có mọi thứ trong nhà, từ máy hút bụi đến máy rửa bát. Lúc học cấp 3, bộ phim hoạt hình đầu tiên tôi được xem là “ Nàng Bạch Tuyết”. Tôi đã thật sự sốc vì không thể tin được là nền công nghiệp sản xuất hoạt hoạ lại có thể làm được điều đó. Và còn ngạc nhiên hơn nữa khi bộ phim được sản xuất ở thời khì trước chiến tranh. Nước Mỹ đã vượt trước quá xa. Nga cũng đã sản xuất một số phim hoạt hình nhưng không có ấn tượng đối với tôi bằng những bộ phim của Mỹ. Và khi biết rằng phim “ Nàng Bạch Tuyết” được sản xuất năm 1937, đúng vào năm mình sinh ra thì tôi thực sự theo đuổi sự nghiệp này. Ngoài ra, tôi còn chịu ảnh hưởng từ nhiều thứ khác như nghệ thuật, phim của Nhật, nhất là phim, tạp chí và sách của Akira Kurosawa. Chẳng hạn như nếu đọc "Lupin" thì bạn sẽ thấy câu chuyện chịu ảnh hưởng của “Ba chàng lính ngự lâm”. Và tôi nghĩ là chính Tokyo cũng có ảnh hưởng đến tôi. Ngày càng có nhiều thông tin và những thứ mới xuất hiện ở nơi đây và văn hoá Mỹ cũng đang tràn vào. Tôi cho rằng những hoạ sĩ ở Hokkaido như tôi đều chịu ảnh hưởng của các ý tưởng và phong cách phương Tây, đơn giản là vì chúng tôi không được tiếp xúc nhiều với nó. Ngoài ra thì thời hạn cuối cùng phải nộp bài cũng ảnh hưởng đến tôi. Tôi chỉ có một tuần để đưa ra ý tưởng cho mỗi phần đăng của tờ Lupin vì nó là một tạp chí ra hàng tuần. Tôi còn có rất nhiều việc khác phải làm nên không có thời gian xem lại cốt truyện. Mỗi khi hoàn thành xong một câu chuyện, tôi lại phải viết tiếp ngay lập tức, như thế một tuần thực sự trôi rất nhanh. Tôi luôn nhớ lại những gì tôi đã đọc ở trường cấp 2 và cấp 3 và những quyển sách đó cũng ảnh hưởng tới tôi rất nhiều. Đó là lí do tại sao tôi luôn khuyến khích những người trẻ tuổi đọc sách càng nhiều càng tốt, bởi những gì bạn được đọc bây giờ sẽ đi theo bạn mãi mãi. Những quyển sách tôi đã đọc từ thời đi học vẫn luôn ở trong trí nhớ của tôi. Tôi không nghĩ là có nhiều hoạ sĩ vẽ truyện tranh cùng thời với tôi chịu ảnh hưởng từ nước Nhật. Phần lớn những truyện nổi tiếng bây giờ một phần nào đó chịu ảnh hưởng của Châu Âu hoặc Châu Mỹ.

JAPANIME: Nhưng điều trái ngược lại đang xuất hiện. Những hoạ sĩ nước ngoài lại chịu ảnh hưởng của phong cách Nhật Bản.

MONKEY: Đúng vậy, nhưng tôi không chắc liệu ngành sản xuất hoạt hoạ của Nhật có thực sự sánh ngang với nền văn hoá đất nước được hay không. Nó như một đồ vật bán dẫn. Sản xuất hoạt họa được bắt nguồn tư nước ngoài nhưng nước Nhật đã phần nào sửa đổi hoặc làm cho nó hoàn hảo. Tôi không biết liệu các bạn có thể gọi nó là của Nhật Bản không bởi nó bắt nguồn từ nước ngoài. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ ngành sản xuất hoạt họa của Châu Âu và của nước Mỹ, nhưng vì tôi là một người Nhật nên cũng có thể nói tác phẩm của tôi mang phong cách Nhật Bản. Tôi được biết có một nhà điêu khắc sống ở thời đại Kamakura chịu ảnh hưởng của nền điêu khắc Hy Lạp. Như vậy từ xa xưa phong cách phương Tây đã có ảnh hưởng đến các hoạ sĩ Nhật, sau đó lại có những nghệ sĩ nước ngoài ảnh hưởng bởi nghệ thuât nước Nhật, như Van Gogh. Vì thế tôi nghĩ đó là một quá trình cho và nhận. Con người chỉ thay đổi nó theo phong cách riêng dựa trên nền văn hoá nơi họ sinh ra. Và quá trình đó cũng diễn ra tương tự với truyện tranh.

JAPANIME: Ông đẫ nhắc đến "Lupin", một sáng tạo nổi tiếng của mình. Vậy điều thú vị ở nhân vật đó là gì và tại sao ông lại cho rằng ngày nay vẫn có những tính cách như vậy?

MONKEY: Theo tôi thì "Lupin" là sự đối lập hoàn toàn với tôi. Điều này hơi khó giải thích một chút. Khi viết truyện đó, tôi thực sự không có thời gian để lên chi tiết các tính cách cụ thể.

MONKEY: Đối với tôi, tạp chí Mad như là một nguồn tài liệu tham khảo. Tôi thường nghiên cứu chúng và tôi vẫn giữ những quyển tạp chí đó. Những quyển cũ tôi thấy còn hay hơn những quyển mới phát hành bây giờ. Đăc biệt tôi bị ảnh hưởng bởi Mort Drucker, tôi rất ngưỡng mộ phong cách của ông ấy. Ông thường vẽ châm biếm những bộ phim của Hollywood. Tôi đã được gặp ông ấy vài năm trước đây khi ông là khách mời của Comic-Con ở San Diego. Mort Drucker là một người thú vị, ông đã ôm tôi khá chặt, làm tôi rất xúc động. Cuối cùng tôi đã được gặp thần tượng của mình. Tôi đến Comic-Con khoảng 30năm trước. Nhưng thật đáng tiếc là ở đó luôn thay đổi chủ. Tôi không biết người chủ bây giờ còn ông chủ trước thì tôi biết khá rõ. Hai mươi năm trước, tôi rủ Tezuka Osama cùng đến Mỹ. Hồi đó không có nhiều người Nhật ở Mỹ nên cũng không có gian hàng Nhật Bản nào ở hội nghị. Tôi nhận giải thưởng năm 1981, nhưng một năm trước, Tezuka là người Nhật đầu tiên được nhận giải thưởng đó. Từ đó các gian hàng của Nhật cũng xuất hiện nhiều hơn. Nhưng các công ty của nhật không tham gia thường xuyên. Họ chỉ muốn xuất hiện khi đang làm ăn tốt hoặc khi họ muốn quảng cáo cái gì đó. Tôi cho rằng các doanh nghiệp nên tham gia thường xuyên hơn và cố gắng mỗi năm có một gian hàng trưng bày. Nhờ đó họ có thể tạo nên những mối quan hệ tốt và có lợi cho họ về lâu dài.

JAPANIME: Tại sao ông lại nghĩ rằng truyện tranh, cụ thể là công việc của ông bây giờ lại trở nên phổ biến ở Mỹ?

MONKEY: Tôi không nghĩ là mọi người muốn trở thành người sản xuất phim hoạt hình là vì danh tiếng hay bất cứ cái gì như thế. Khi viết Lupin, tôi luôn cảm thấy rằng mình sẽ thất bại nếu như độc giả đoán được đoạn kết của câu chuyện ngay khi mới đọc được một nửa, và tôi sẽ thành công nếu họ chỉ biết được điều đó khi đọc hết tác phẩm. Tôi không hề nghĩ đến sự nổi tiếng mà chỉ quan tâm đến kết quả công việc. Tất nhiên tôi rất vui khi tác phẩm của mình trở nên nổi tiếng, song đó không phải là điều quan trọng nhất. Sau đó tôi nhận ra rằng ngay cả người ngoại quốc cũng có thể hiểu được toàn bộ trò chơi này- như mối quan hệ của tôi với độc giả. Như vậy, đối với nền văn hoá nào cũng vậy, một câu chuyện buồn thì vẫn là buồn còn một câu chuyện vui thì vẫn là sự vui vẻ. Các sắc thái tình cảm ở mọi nơi trên thế giới đều giống nhau. Trước đây tôi cứ nghic là mọi người ở các quốc gia khác nhau thì sẽ hoàn toàn không giống nhau, nhưng giờ tôi không còn nghĩ thế nữa. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ có được không khí toàn cầu thực sự. Và đó là mmọt tính cách nhân vật tôi đã sáng tạo ra. Lupin là một người tự do, anh ta không cần có hộ chiếu khi đi lại.

JAPANIME: Thế còn nhân vật Zenigata thì sao ạ?

MONKEY: Đó là nhân vật mà tôi yêu thích. Tính cách cứng rắn của anh ta thật tuyệt vời. Một bên là Lupin luôn tự do, còn bên kia là Zenigata. Kiểu đó giống như mèo Tom và chuột Jerry, hay Spy và spy trong tạp chí Mad vậy.

JAPANIME: Nếu loạt truyện Lupin phải kết thúc thì ai sẽ chiến thắng, Lupin hay Zenigata?

MONKEY: Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó cả. Tôi tin rằng câu chuyện “Lupin, người thứ 3” sẽ không bao giờ kết thúc, và tôi cũng không có ý định hoàn thành nó. Nếu nhất định tôi phải kết thúc câu chuyện thì hai nhân vật Lupin và Zenigata sẽ ngang nhau. Có thể cả hai đều thất bại hoặc cả hai đều chiến thắng. Hoặc cũng có thể họ đều trở nên rất già.

JAPANIME: Theo ông, qua việc đọc truyện tranh của Nhật, người nước ngoài có thể học hỏi điều gì về đất nước chúng ta?

MONKEY: Tôi nghĩ là không có gì gọi là học hỏi ở đây. Ngày càng có nhiều điều tồi tệ diễn ra trên thế giới. Do vậy, thời gian đọc truyện hay xem hoạt hình là cơ hội để mọi người nghỉ ngơi, giải trí và quên đi tất cả những điều phiền muộn. Tôi thực sự muốn mọi người đọc truyện tranh của tôi.

JAPANIME: Với việc truyện tranh và phim hoạt hình Nhật Bản được phổ biến ra rất nhiều thứ tiếng, theo ông thì những nhà sản xuất hoạt hình của Nhật nên hướng tới khán giả trên toàn thế giới hay là chỉ tập trung đến độc giả trong nước?

MONKEY: Theo tôi, họ nên có được sự chú ý của khu vực Châu á. Lí do tôi xem hoạt hình hay đọc truyện tranh của các nước khác là vì tôi muốn hiểu thêm về nền văn hoá của họ. Tôi nghĩ truyện tranh Nhật Bản trở nên nổi tiếng ở nước ngoài là vì họ rất tò mò về văn hoá Nhật. Và qua việc đọc truyện tranh, họ sẽ biết về nền văn hóa của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ chăm chú làm cho truyện tranh nổi tiếng trên toàn thế giới mà để mất đi độc giả trong nước. Do đó, các hoạ sĩ cũng nên tập trung vào nước Nhật. Có một lần, khi đến một nhà hàng Su-shi ở Mỹ, tôi đã gặp rất nhiều người Mỹ ở đó. Họ hỏi tôi làm nghề gì và tôi trả lời rằng mình là một người sản xuất hoạt hình. Họ hỏi xin tôi một hình vẽ lưu niệm và tôi đã vẽ nhân vật Lupin lên một mẩu giấy nhỏ. Họ nhìn và nói: “Cái này không có vẻ Châu á mấy”. Thấy họ hơi có vẻ thất vọng, tôi đã thật sự sốc và lấy lại hình vẽ để xem. Sau đó, nhìn quanh căn phòng, thấy một tờ lịch của Nhật, tôi đã vẽ lại nhân vật giống như trên tờ lịch cùng với một phụ nữ Nhật theo phong cách Edo và tặng lại cho họ. Sau đó trông họ có vẻ yên lòng hơn.

JAPANIME: Monkey Punch- một bút danh không bình thường cho lắm. Câu chuyện đằng sau cái tên là gì vậy thưa ông?

MONKEY: Trước hết tôi phải nói rõ rằng cái tên đó không phải do chính tôi nghĩ ra ( Cười ), mà là do những biên tập viên đã giao cho tôi việc viết truyện tranh hằng tuần đặt ra. Những bức vẽ của tôi trông rất giống phong cách Mỹ và họ tin rằng khi xem tác phẩm của tôi, khó ai có thể đoán được tác giả của nó có phải là người Nhật hay không. Vì thế, để giữ sự bí ẩn đó, họ quyết định gọi tôi là Monkey Punch. Tôi nghĩ là họ đã phải suy nghĩ rất nhiều để đưa ra cái tên đó nên lúc đầu tôi cũng không bực mình lắm. Tôi nghĩ là nếu nọi người đều thích thì mình sẽ lấy cái tên đó. Hơn nữa, chỉ là người mới đến nên tôi cũng không muốn nói thêm điều gì Và tôi dự định khoảng sau một năm sẽ đổi bút danh khác, thế nhưng như các bạn thấy đấy hơn 30năm rồi mà tôi vẫn giữ cái tên này. Từ “Punch” trong bút danh của tôi bắt nguồn từ tên của cuốn truyện tranh đầu tiên ở Nhật Bản, “Tokyo Punch”. Còn tôi cũng không hiểu tại sao những biên tập viên đó lại nghĩ ra từ “monkey” nữa, hay có thể do các nhân vật của tôi trông hơi giống khỉ. Ai mà biết được! Mặc dù tôi đã vẽ Lupin với đôi chân dài nhưng tất cả các nhân vật nam giới tôi vẽ dường như đều hơi giống khỉ. Nên có thể cái tên “monkey” xuất phát từ những bức vẽ của tôi. Các biên tập viên luôn nổi tiếng với việc đặt tên cho những hoạ sĩ trẻ dựa vào katakana – một hệ thống chữ viết của Nhật sử dụng đơn giản cho những từ hay tên nước ngoài, nhưng không phổ biến đối với tên tiếng Nhật. Và tôi là người đầu tiên được đặt tên kiểu đó. Nhưng thực sự tôi vẫn không thích cái bút danh này cho lắm. Khi đến Mỹ. Mọi người gọi tên tôi từ xa. Tôi có một người bạn làm ở trường quay Universal, thỉnh thoảng anh ấy cũng ra sân bay đón tôi. Nhưng vấn đề là giọng anh ta rất to. Khi tôi xuống đến sân bay, anh ta đã đứng đó và hét lên “Monkey, monkey”, tôi ghét phải nghe thấy như thế. Tôi phải chắc rằng lần sau anh ấy sẽ không ra đón bởi vì tôi rất xấu hổ. Tất nhiên tôi cố gắng lờ nó đi. Nhưng tất cả mọi người đều biết tôi dưới bút danh Monkey punch, tôi thậm chí còn không dùng được tên thật của mình là Kazuhiko Kato, một cái tên không có gì nổi bật. Nhưng phải nói rằng người đặt tên này cho tôi là một trong những người giỏi nhất, thế nên tôi cũng tự hào về điều đó.

JAPANIME: Ông có giúp đỡ những hoạ sĩ khác trong công việc của họ không?

MONKEY: Tôi đã tham gia đánh giá, nhận xét trong vài cuộc thi, trong đó cũng có người chiến thắng và tiếp tục trở nên nổi tiểng, nhưng có một số khác thì không được như vậy. Tiếc là tôi không thể nhớ được một người nào cụ thể. Nhưng bạn biết đấy, họ lại trở thành những đối thủ của nhau. Tôi chỉ có thể nói với chính mình bởi các hoạ sĩ nói chung thường không đưa ra lời khuyên nào vì chúng tôi có những thế giới riêng của mình.Chúng tôi không thích khuyên bảo ai cũng như nghe ai khuyên cả. Có thể những người trẻ tuổi thường muốn nghe lời chỉ dạy của người đi trước, nhưng một khi đã trở thành hoạ sĩ chuyên nghiệp, họ chỉ muốn sống trong thế giới và ý tưởng của riêng mình mà thôi. Tất cả bọn họ đều có cá tính mạnh mẽ, nhất là những hoạ sĩ ở lứa tuổi 30 đến 40. Họ sẽ cho rằng tác phẩm của những người khác đều không có gì là đẹp. Có thể điều này khá lã lẫm khi bạn suy nghĩ về nó. Nhưng mọi người đều nghĩ như vậy đó. Ngay cả những người mới vào nghề cũng thế, họ luôn cho mình là số một.

JAPANIME: Hiện giờ ông đang thực hiện dự án gì vậy?

MONKEY: Tháng nào tôi cũng đến Osaka. Trong công viên Expo, có một bảo tàng dân tộc học lớn, trưng bày rất nhiều thứ. Tôi dạy ở đó. ở đó, họ có một bộ sưu tập đẹp nhất về câu chuyện “Nghìn lẻ một đêm”. Họ có cả quyển truyện nguyên bản cách đây 1,500 năm. Tôi nghiên cứu cuốn sách đó, và từ tháng 9 sẽ có một cuộc triển lãm "Nghìn lẻ một đêm", trưng bày tất cả các tài liệu trên toàn thế giới. Cuộc triển lãm sẽ kéo dài khoảng 3 tháng. Tôi thực hiện dự án này cùng với những thành viên của NHK, và chúng tôi sẽ sản xuất một bộ phim hoạt hoạ khoảng 15 phút về nghìn kẻ một đêm, sử dụng đồ hoạ vi tính.Tôi đang làm chủ tịch Hiệp hội truyện tranh điện tử, và tôi cũng vừa được nhận giải thưởng từ bộ nội vụ vì đã thành lập hiệp hội này. Nước Nhật không thể phủ nhận tốc độ của đồ hoạ máy tính đang tiến sâu vào lĩnh vực sản xuất hoạt hình. Hiệp hội của chúng tôi giúp đỡ tất cả mội người trên toàn thế giới, những ai yêu thích hoạt hình. Chúng tôi không tuyển dụng mọi người mà là hoan nghênh những ai có hứng thú đến lĩnh vực này.



KenhSinhVien.Net-lupin10.jpg


KenhSinhVien.Net-85921.jpg


Nguồn NXB Kim Đồng
 
×
Quay lại
Top