Phát triển những nhà lãnh đạo xung quanh bạn - Develop the leaders around you

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Ý tưởng chính

Không có một nhà lãnh đạo tài giỏi, không một tổ chức nào có thể thành công. Và nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà lãnh đạo là thu hút và giữa chân người tài, đồng thời khơi dậy được nhà lãnh đạo bên trong họ. Bởi vì trong bất kỳ tổ chức, công ty nào, con ngươi là tài sản duy nhất có thể liên tục gia tăng giá trị. Hệ thống trở nên lỗi thời, các công trình xuống cấp, và máy móc hỏng hóc. Nhưng riêng con người có thể phát triển và trở nên hiệu quả và năng xuất hơn nếu họ có một nhà lãnh đạo hiểu được giá trị của họ.

developing-the-leaders-around-you2-729428-4844.jpg

Các tổ chức không thể gia tăng giá trị hoặc năng xuất mà không cần tới yếu tố con người. Tiềm năng phát triển của một tổ chức có mối quan hệ trực tiếp tới tiềm năng của từng con người trong nó. Đây là thông điệp từ Joh C. Maxwell trong cuốn sách “Phát triển các nhà lãnh đạo xung quanh bạn” – một nhà lãnh đạo giỏi là người biết cách phát triển những nhà lãnh đạo khác. Cuốn sách này dạy bạn các kỹ thuật thực tế và những hiểu biết sâu sắc để trở thành một nhà lãnh đạo thực sự thành công.

Tại sao những nhà lãnh đạo cần tạo ra những nhà lãnh đạo khác.

Một nhà lãnh đạo tài giỏi là người mà xung quanh họ luôn có những nhà lãnh đạo khác. Một nhà lãnh đạo giỏi tìm những người giỏi nhất và sau đó phát triển họ trở thành nhà lãnh đạo tốt nhất mà họ có thể.

Tại sao ? Bởi vì những người gần nhà lãnh đạo nhất quyết định mức độ thành công hay thất bại của nhà lãnh đạo đó. Nói cách khác, là một nhà lãnh đạo, những người gần nhất với bạn có thể “xây dựng hoặc phá hủy” bạn. Hơn nữa, những nhà lãnh đạo tiềm năng giúp bạn chia sẻ những gánh nặng công việc. Thực tế, càng lãnh đạo nhiều người, bạn càng cần phải có nhiều nhà lãnh đạo để giúp đỡ bạn. Những nhà lãnh đạo tiềm năng đóng vai trò truyền tải và đánh giá các ý tưởng – họ có thái độ của một nhà lãnh đạo vì vậy họ giống bạn và coi những vấn đề của bạn giống như là vấn đề của chính mình.

Hơn nữa, tính hiệu quả của nhà lãnh đạo sẽ tăng lên nhiều lần khi họ hướng dẫn và phát triển những nhà lãnh đạo khác. Phát triển các nhà lãnh đạo mở rộng và nâng cao sự thành công và tương lai của bất kỳ tổ chức nào. Bởi thế, nếu bạn phát triển những nhà lãnh đạo mới thì chính bạn đã cống hiến trực tiếp tới mục tiêu này.

Có thể bạn nghĩ phát triển những nhà lãnh đạo khác sẽ đe dọa vị trí lãnh đạo của bạn. Nhưng những nhà lãnh đạo thực sự biết cách truyền cảm hứng và tạo những nhà lãnh đạo mới. Những nhà lãnh đạo thực sự có lòng tin vào khả năng lãnh đạo của những người khác, và giúp họ phát triển những kỹ năng lãnh đạo. Nhà lãnh đạo thực sự không bị đe dọa bởi những người có có tiềm năng lớn.

Phát hiện nhà lãnh đạo tiềm năng.


Làm thế nào để phát hiện ra những nhà lãnh đạo tiềm năng? Dale Carnegie, bậc thầy trong việc phát hiện những nhà lãnh đạo tiềm năng, đã nói rằng “Con người được phát triển theo cách vàng được khai quật”. Hàng tấn đất đá được lọc ra để có được 1 ounce ( = 28,35 gam) vàng. Nhưng bạn không vào mỏ để tìm đất. Bạn vào mỏ để tìm vàng.

Để nhận ra những nhà lãnh đạo tiềm năng, bạn cần phải tìm kiếm “vàng” trong mỗi con người, chứ không phải “đất”. Tìm kiếm những phẩm chất tốt chứ không phải xấu.

1. Bắt đầu quá trình tìm kiếm những nhà lãnh đạo với việc kiểm kê lại tổ chức của bạn.

Đánh giá những nhu cầu – Cần cái gì ? (Tổ chức của bạn cần những con người như thế nào?).
Tài sản trong tầm tay – Ai là những người trong tổ chức, chúng ta đã có những ai ?
Khả năng của những ứng viên – Ai có thể?
Thái độ của ứng viên – Ai sẵn sàng?
Sự hoàn thành công việc của ứng viên – Ai là người hoàn thành công việc?

2. Đánh giá khả năng lãnh đạo của những nhà lãnh đạo tiềm năng.

Bạn có thể đánh giá bằng cách xếp hạng những nhà lãnh đạo tiềm năng theo các tiêu chí sau đây (phạm vi từ 1 tới 5).

  • Người có ảnh hưởng.
  • Người có kỷ luật cá nhân.
  • Người có nhiều thành tích tốt.
  • Người có các kỹ năng liên quan tới con người tốt.
  • Người có khả năng giải quyết vấn đề.
  • Người không chấp nhận hiện trạng
  • Người nhìn thấy bức tranh toàn cảnh.
  • Người có khả năng giải quyết stress.
  • Người thể hiện tinh thần tích cực.
  • Người hiểu những người khác.
  • Người không có những vấn đề cá nhân.
  • Người sẵn sàng nhận trách nhiệm
  • Người không hay tức giận.
  • Người sẵn sàng thay đổi.
  • Người chính trực.
  • Người tiền gần hơn tơi Chúa (growing closer to God).
  • Người có khả năng thấy được những việc tiếp theo cần hoàn thành.
  • Người được người khác coi là nhà lãnh đạo.
  • Người có khả năng và h.am m.uốn học tập không ngừng.
  • Người có tính cách thu hút người khác.
  • Người có một hình ảnh tốt.
  • Người sẵn lòng phục vụ người khác.
  • Người có khả năng phục hồi sớm khi có vấn đề nảy sinh.
  • Người có khả năng phát triển những nhà lãnh đạo khác.
  • Người khởi xướng.
Người có điểm số lớn hơn hoặc bằng 60 là những người có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo tương lai. Những người điểm dưới 60 thì khó đánh giá hơn. Một số có thể là một nhà lãnh đạo tốt, nhưng số khác có lẽ chưa sẵn sàng để được chỉ dẫn. Là một nhà lãnh đạo giỏi đồng nghĩa với việc là một người giỏi đánh giá những người có thể và không thể phát triển thành nhà lãnh đạo trong tương lai.

3. Ưu tiên việc quan tâm tới vấn đề tuyển dụng

Điều này có nghĩa là đặt trách nhiệm tuyển dụng vào tay của nhà lãnh đạo cấp cao. Và đừng bố trí những người làm việc kém hiệu quả. Những người tài giỏi luôn hiệu quả và làm được gấp 2 người thường.

Những phẩm chất cần tìm kiếm trong những người lãnh đạo

Tìm kiếm 10 phẩm chất lãnh đạo sau trong các nhà lãnh đạo tiềm năng:
  • Tính cách : Tính cách tốt của một người bao gồm : thật thà, liêm chính, có kỷ luật cá nhân, tin cậy, kiên nhẫn, tận tâm và có đạo đức nghề nghiệp. Ngược lại, một người có tính cách kém thường không thể gánh vác trách nhiệm cho những việc làm của cá nhân họ, hay đáp ứng một thời hạn nào đó và không thể thực hiện được những lời hứa hoặc bổn phận.

  • Ảnh hưởng: Là những người biết được họ đang đi về đâu, và họ biết cách thuyết phục người khác đi cùng với họ. Tìm kiếm những người được những người giỏi đi theo, chứ không phải những người xoàng xĩnh, và cũng tìm kiếm những người theo đuổi những mô hình tốt đẹp.
  • Thái độ tích cực: Tìm kiếm những người không có hạn chết về mặt thái độ, những người sẵn sàng thử bất cứ điều gì, những người luôn luôn suy nghĩ tích cực và không giới hạn bản thân trong bất cứu giới hạn nào.
  • Những người có kỹ năng vượt trội về con người: Những người có sự quan tâm chân thành tới người khác, hiểu con người và cố gắng quan hệ tốt với những người khác, là những nhà lãnh đạo tiềm năng.
  • Những món quà rõ rệt : Mỗi người đều có những món quà và khả năng riêng, nhiệm vụ của bạn với vai trò là người lãnh đạo là khám phá và đánh giá những món quà đó khi bạn tuyển dụng họ. Có những người có những khả năng tự nhiên tuyệt vời nhưng lại thiếu kỷ luật cá nhân để sử dụng tốt nó, hoặc luyện tập để điều khiển nó. Những người khác đơn giản không phù hợp cho một công việc cụ thể nào đó chỉ vì khả năng của họ nằm ở một lĩnh vực khác.
  • Những thành tích đã được khẳng định: Luôn luôn kiểm tra những thành quả quá khứ. Một nhà lãnh đạo giỏi luôn có một bảng thành tích đã được câu nhận.
  • Tự tin: Con người luôn bị thu hút bởi sự tự tin. Tìm kiếm những người tin tưởng vào bản thân họ bởi vì một nhà lãnh đạo giỏi luôn tỏ ra tự tin trong mọi tình huống.
  • Kỷ luật cá nhân: Những người có kỷ luật cá nhân biết cách quản lý hai thứ : Cảm xúc và thời gian của họ.
  • Kỹ năng giao tiếp hiệu quả : Một nhà lãnh đạo giỏi có khả năng giao tiếp một cách hiệu quả. Điều này có ghĩa là có những mối quan tâm chân thành tới người mà họ đang nói chuyện, khả năng tập trung vào người khác và những kỹ năng giao tiếp với bất cứ loại người nào. Một người giao tiếp hiệu quả luôn duy trì ánh mắt vào người cùng nói chuyện và luôn có một nụ cười ấm áp sẵn sàng.
  • Không thỏa mãn với hiện trạng: Tìm kiếm những người không chấp nhận thỏa mãn với hiện trạng và sẵn sàng làm khác đi bất chấp rủi ro. Những người từ chối thay đổi hoặc từ chối chấp nhận rủi ro sẽ thất bại trong việc phát triển. Những người thích hiện trang là những người theo sau, họ không phải là người lãnh đạo.
Xây dụng môi trường cho những nhà lãnh đạo tiềm năng.

Cần phải biết rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của người lãnh đạo là phát triển những nhà lãnh đạo giỏi, thử thách lớn nhất của bạn chính là việc tạo ra được một môi trường thu hút và nuôi dưỡng những nhà lãnh đạo tiềm năng.

Để tạo môi trường này, bạn cần tỏ thái độ tích cực với mọi người và tạo một bầu không khí giúp cho mọi người thành công dễ dàng hơn.

Bạn cũng cần phải tạo được lực đẩy. Điều này có nghĩa là khích lệ mọi người hoàn thành những điều tuyệt vời một cách phù hợp.

Làm điều này bằng cách nào? Đầu tiên, trở thành mô hình cho phong cách lãnh đạo mà bạn mong muốn. Tạo một ví dụ tốt cho những nhà lãnh đạo tiềm năng. Tiếp theo, tập trung vào những nhà lãnh đạo tiềm năng xung quanh bạn. Tìm những vốn quí, điểm mạnh của họ và khích lệ những điều đó một cách thích hợp.

Đồng thời, học cách phát hiện nhu cầu hay mong muốn cua con người. Mong muốn, cũng như sự kiên định và nghị lực, đẩy con người tới thành công. Bởi vậy, bạn cần hiểu những điều mọi người mơ ước và muốn thực hiện. Sau đó bạn cần phải thể hiện với họ rằng bạn quan tâm với việc giúp đỡ họ đạt được mục tiêu, mong muốn đó và làm tất cả những ghì có thể để giúp họ đạt được ước mơ đó.
Do dó, bạn cần cung cấp những cơ hội phát triển cho các nhà lãnh đạo tiềm năng. Hỏi bản thân “Những con người của tôi cần gì để phát triển” và tìm cách cung cấp những thứ đó.

Đồng thời, nhấn mạnh vào kết quả chứ không phải vị trí hay chức vụ. Tập trung nhiều vào vị trí hay chức hanh tạo ra tính cạnh tranh tiêu cực thay vì sự hòa hợp và mục tiêu chung. Nếu bạn nhấn mạnh vào kết quả hơn vào vị trí, bạn có thể nuôi dưỡng bầu không khí của đội và mọi người có thể tập trung vào công việc của họ và hoàn thành tốt chúng.

Cuối cùng, làm những việc lớn. Một người giỏi và có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo thu hút hững nhà lãnh đạo khác bởi tầm nhìn lớn và những mục tiêu lớn. Như tác giải Henry Drummond đã từng nói “Chỉ khi nhận làm những công việc ngoài khả năng thì một người mói có thể làm tất cả những gì anh ta có thể làm”.

Nuôi dưỡng những nhà lãnh đạo tiềm năng.

Khi đã nhận ra những nhà lãnh đạo tiềm năng, bạn cần bắt tay vào việc phát triển họ thành người lãnh đạo mà họ có thể đạt tới. Sử dũng những chữ cái trong từ “BEST” như là một chỉ dẫn giúp chúng ta làm việc đó:
B – Believe : Tin tưởng vào họ.
E – Encourage: Khích lệ họ.
S – Share: Chia sẻ với họ.
T – Trust: Tin tưởng vào họ.

1. Để phát triển những nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần cho họ thời gian.
Thúc đẩy những người của bạn bằng cách nói cho họ niềm tin của bạn vào khả năng vốn có của họ, và khích lệ họ làm tốt nhất có thể. Những người được lãnh đạo của họ tin tưởng sẽ được thúc đẩy lớn và đồng thời cũng trở nên tin tưởng vào bản thân hơn. Hãy tận tụy, nghiêm túc và luôn sẵn sàng hướng dẫn những con người của bạn.

2. Kiên định
Luôn kiên định trong việc hướng dẫn và cung cấp cho mọi người sự hộ trợ của bạn, thời gian và những lời khích lệ, trong bất kỳ tình huống nào. Điều này tạo nên lòng tin của mọi người vào bạn.

3. Nhận ra những thành quả của mọi người.
Cho mọi người thấy những điều họ làm đầy ý nghĩa và có giá trị đối với bạn và tổ chức. Một cách mà bạn có thể thêm ý nghĩa vào những công việc mà mọi người làm là biến họ trở thành một phần của một công việc quan trọng – Cho họ thấy bức tranh toàn cảnh của những điều mà tổ chức đang hướng tới và phần công việc của họ đóng góp cho mục tiêu này.

4. Mang lại sự an toàn cho mọi người.
Mọi người khi cảm thấy an toàn thì sẽ dễ phát triển, vượt trội và chấp nhận rủi ro để trở nên tốt hơn.

5. Tán thưởng những thành quả.
Cho mọi người thấy những gì bạn mong đợi, và những phần thưởng đang đợi họ khi họ thành công, và họ sẽ phấn đấu để đạt được nó. Và khi họ làm được, phải đảm bảo rằng bạn mang cho họ những phần thưởng xứng đáng. Phần thưởng không nên tới dưới dạng đền bù tài chính hay dưới dạng khích lệ, nó phải đến dưới sự công nhận chính thức của mọi người và từ sự biết ơn chân thành. Được phần thưởng từ những việc đã làm tốt sẽ khích lệ mọi người làm tốt hơn nữa công việc đó.
6. Thiết lập một hệ thống hỗ trợ.
Không gì đau đớn hơn việc yêu cầu người khác làm điều gì đó mà không mang tới cho họ những tài nguyên và những hỗ trợ cần thiết để làm điều đó. Một hệ thống hỗ trợ nên bao gồm : hỗ trợ cảm xúc ( khích lệ và chân thành), đào tạo kỹ năng, tiền, công cụ cần thiết và đội ngũ nhân viên.

Trang bị cho những nhà lãnh đạo tiềm năng.

Trang bị cũng giống như đào tạo. Nó là một quá trình bạn và những con người của bạn cần thực hiện cùng nhau có nhưu thế bạn mới có thể chuẩn bị họ cho vị trí lãnh đạo. Bạn có thể thực hiện điều này thông qua những bước sau :

  1. Phát triển mối quan hệ cá nhân với những người bạn trang bị. Hiểu về họ, lắng nghe những câu chuyện đời của họ, thấy cả con người bên ngoài chốn công sở của họ. Bạn không nhửng phải biết điểm mạnh và yếu của họ, bạn còn phải làm họ thích bạn và sẵn sàng học từ bạn.
  2. Chia sẻ mơ ước. Khi tìm hiểu họ, bạn cũng cần chia sẻ những giấc mơ của mình nữa và giấc mơ của bạn về tổ chức mà họ là một phần trong đó. Điều này giúp họ biết bạn muốn đi về đâu và trở nên tận tâm hơn khi đi theo bạn.
  3. Đề nghị sự tận tâm. Sự tận tâm là một phẩm chất cho phép những nhà lãnh đạo tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo thành công thực sự. Vì vậy, bạn phải chắc chắn rằng người bạn đang trang bị thự sự tận tâm với vai trò lãnh đạo và với tổ chức. Bạn cũng cần nói cho họ những cái giá phải trả để họ trở thành một nhà lãnh đạo: Hãy thật thà về những việc họ cần phải làm trước khi họ cam kết.
  4. Đặt mục tiêu phát triển. Đưa cho mọi người một mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, nhờ đó họ biết phải làm gì và điều gì được mong đợi từ họ. Tạo những mục tiêu có thể đạt được, phù hợp, có thể đánh giá được và quan trọng là phải rõ ràng. Chính thức công nhận họ để mọi người trong đội ngũ của bạn có thể tận tâm với họ hơn.
  5. Trao đổi những nguyên tắc cơ bản. Giải thích rõ ràng những nguyên tắc cơ bản mà người của bạn phải có trách nhiệm với nó. Nói rõ những mong đợi của bạn cũng như thứ tự ưu tiên các công việc của họ. Đảm bảo rằng họ có thể phân biệt phần quan trọng nhất trong công việc của họ với những phần kém quan trọng hơn.
  6. Thực hiện quá trình đào tạo 5 bước. Bao gồm a) Làm mẫu (trở thành một hình mẫu cho họ), b) hướng dẫn; c)giám sát quá trình của họ; d) thúc đẩy họ; và e) cấp số nhân họ lên (cho họ cơ hội để họ phát triển những nhà lãnh đạo khác).
  7. Tiếp tục giám sát quá trình của họ. Tổ chức các buổi gặp mặt, chính thức và không chính thức với các nhà lãnh đạo tiềm năng của bạn. Kiểm tra những nhu cầu và vấn đề của họ, trang bị cho họ những công cụ cần thiết và tiếp tục khích lệ họ.
Phát triển những nhà lãnh đạo tiềm năng : Nâng đỡ sự phát triển.

Nếu bạn có thể làm tất cả các bước trên có nghĩa là bạn tốt hơn những nhà lãnh đạo tầm trung. Nhưng bạn sẽ khong bao giờ trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại nếu thất bại trong bước tiếp theo đây – đưa các nhà lãnh đạo mà bạn đã phát triển một bước nữa hướng tới tiềm năng đầy đủ của họ.

Có những sự khác biệt giữa việc nuôi dưỡng, trang bị và phát triển nhà lãnh đạo. Bảng dưới đây thể hiện điều này:


(Click vào hình để nhìn rõ hơn)

Như bạn có thể thấy từ bảng trên, để phát triển những nhà lãnh đạo bạn phải nuôi dưỡng và trang bị cho họ trước để đảm bảo họ có thể phát triển trọn vẹn tiềm năng của họ trong một giai đoạn dài, chứ không phải chỉ khi bạn ở bên cạnh. Điều này có lẽ là thứ khó hoàn thành nhất và cũng chính là lý do vì sao phần lớn các nhà lãnh đạo thất bại. Nhưng nếu bạn thực sự làm được điều này, thì phần thưởng cho bạn thực sự rất lớn bởi vì bạn có thể tạo ra một gia tài gồm những nhà lãnh đạo, những người này sẽ phát triển những thế hệ lãnh đạo tiếp sau bạn.

Những hướng dẫn sau giúp chúng ta thực hiện điều này:

  1. Tìm những động cơ thúc đẩy của nhà lãnh đạo tiềm năng và khai thác chúng. Tự hỏi mình xem họ muốn gì, nếu họ có cách để đạt được nó thì đảm bảo rằng họ sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng. Điều này có thể tăng động lực của họ và khiến họ tự thúc đẩy bản thân để trở thành nhà lãnh đạo mà họ có thể.
  2. Hãy là một người biết lắng nghe. Lắng nghe những con người của bạn đóng góp không chỉ vào thành công của bạn mà cả sự phát triển của chính bản thân họ nữa Khi bạn lắng nghe ý tưởng của họ, bạn cho họ cơ hội để đóng góp nhiều hơn. Khi bạn sử dụng ý tưởng của họ, họ sẽ có cảm giác mình giá trí hơn và được khích lệ để cống hiến nhiều hơn nữa. Theo cách đó, bạn cũng nhận được nhiều lợi ích từ những ý tưởng tốt của họ.
  3. Phát triển một kế hoạch cho sự trưởng thành của cá nhân họ. Giúp nhân viên của bạn phát triển kế hoạch cá nhân của họ để phát triển bản thân. Kế hoạch phát triển có 4 thành phần chính sau đây : đặt thời gian cho việc phát triển hàng ngày, gọt giũa nhanh chóng những gì bạn học được, ứng dụng nhanh chóng những gì học được, thực hiện kế hoạch của bạn một cách kiên định trong ít nhất 1 năm, và cùng phát triển với mọi người để tạo những động lực và cơ hội thành công lớn hơn.
  4. Mang cho họ những kinh nghiệm đa dạng. Khi xây dựng những nhà lãnh đạo mới, việc để cho họ làm những việc mà họ đã làm tốt là một điều cám dỗ lớn. Nhưng sẽ có được nhiều phần thưởng hơn khi mang tới cho họ những kinh nghiệm và cơ hội mới qua đó họ có thể kiểm tra và nâng cao kỹ năng của họ và giúp họ tránh được sự trượt dốc hoặc chán nản về công việc đang làm.
  5. Quan tâm tới những thử thách. Phát triển nhà lãnh đạo trong một thời gian dài đồng nghĩa với việc gặp phải những nhiệm vụ khó khăn đó là đối mặt với những hành động sai hoặc tiêu cực của họ. Để làm tốt việc này, bạn cần ghi nhớ những điều sau đây:

  • a. Hành động nhanh chóng. Đừng đợi hoặc lảnh tránh việc phải đối mặt với nó vì điều đó chỉ làm cho vấn đề trở nên tệ hơn.
  • b. Tách riêng hành động và con người. Điều này có nghĩa là bạn phê phán hành động nhưng tiếp tục hỗ trợ những người đó.
  • c. Chỉ đối mặt với những vấn đề mà họ có thể thay đổi. Nếu bạn yêu cầu ai đó thay đổi những cái mà họ không thể, họ có thể trở nên thất vọng, chán nản và sự thất vọng, chán nản đó có thể làm căng thẳng quan hệ của bạn.
  • d. Mang cho họ lợi ích của sự hoài nghi.
  • e. Nên rõ ràng về những thứ bạn phải đối mặt với.
  • f. Tránh chế nhạo.
  • g. Tránh dùng những từ như LUÔN LUÔN và KHÔNG BAO GIỜ.
  • h. Hãy nói cho họ cảm giác của bạn về những hành động đó.
  • i. Cho họ một kế hoạch để sửa chữa lỗi lầm.
  • j. Khẳng định họ là những người bạn.
Các cấp độ của sự phát triển.

Bạn cũng cần biết rằng có 6 cấp độ của sự phát triển và con người có thể đạt đỉnh cao ở bất kỳ cấp độ nào. Điều này bởi vì mỗi người có những khả năng và tiềm năng phát triển khác nhau.
Cấp 1. Phát triển một chút.
Có những người trải nghiệm sự phát triển ở một tần số rất thấp và sự phát triển của họ thiếu định hướng. Những người này phát triển chậm chạp và dường như không nhận thấy được điều này, họ có thể không bao giờ tỏa sáng được.

Cấp 2. Phát triển khiến họ có khả năng trong công việc
Đây là cấp độ mà mọi người đã phát triển để làm tốt công việc của họ, và có rất nhiều người phát triển rồi dừng ở cấp độ này.

Cấp độ 3. Phát triển khiến họ có thể tái sản xuất chính họ trong công việc.
Tại cấp độ này, mọi người bắt đầu đóng góp giá trị của họ thông qua khả năng đào tạo những người khác trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Một số người mạnh về mảng kỹ thuật nhưng hạn chế trong kỹ năng lãnh đạo vẫn có thể thực hiện điều này.

Cấp độ 4. Phát triển mang họ tới một cấp cao hơn trong công việc
Tại cấp độ này, ở cấp độ này những nhà lãnh đạo tiềm năng sẵn sàng cống hiến cá nhân họ cho việc phát triển con người và sự nghiệp. Họ có khả năng mở rộng những suy nghĩ và kinh nghiệm, để trở nên giá trị hơn và hiệu quả hơn đối với tổ chức.

Cấp độ 5. Sự phát triển cho phép họ đưa người khác lên cao hơn.
Tại cấp độ này, nhà lãnh đạo tài giỏi bắt đầu xuất hiện. Họ không chỉ gia tăng giá trị cho tổ chức nữa mà họ đang cấp số nhân giá trị đó lên.

Cấp độ 6. Sự phát triển cho phép họ xử lý bất kỳ công việc nào.
Rất hiếm người lên được cấp độ này. Nếu bạn có vinh dự được làm việc cùng những người ở cấp độ này, đối xử với họ bằng tình yêu và sự quan tâm to lớn nhất. Những người này là những nhà lãnh đạo dù ở bất cứ nơi đâu.


Sơ đồ thể hiện số lượng các lãnh đạo trong từng cấp

Giá phải trả

Một mặt khác cũng rất thu hút những lãnh đạo giỏi là đưa ra những quyết định khó khăn về việc phải làm gì với những người làm việc kém hiệu quả. Thử thách của những nhà lãnh đạo chính là việc đưa ra những quyết định khó khăn. Nếu bạn lẩn tránh trách nhiệm này, bạn có thể làm hại tới khả năng của tổ chức trong việc đạt mục tiêu, gảm tinh thần của những người làm việc hiệu quả và phá vỡ niềm tin của mọi người vào bạn. Bạn cũng có thể làm hại hình ảnh bản thân của những người làm việc không hiệu quả hay những người có tiềm năng làm việc hiệu quả hơn.

Khi đối mặt với những người làm việc kém hieuejq ủa, bạn cần phải tự hỏi bản thân : “Những người này có nên được đào tạo, thuyên chuyển hay là cho nghỉ việc?” Chọn một câu trả lời thật thà, thông minh và nhanh chóng biến nó thành hành động.

Một cái giá khác mà bạn cũng phải trả là đánh giá khả năng và kỹ năng của bản thân, nhận ra điểm yếu và cam kết với bản thân rèn luyện để phát triển.

Trở nên vững chắc hơn.

Hãy trở thành một người phát triển tuyệt vời, bạn cần phải vững chắc, bởi vì đưa mọi người lên tới độ cao của tiềm năng của họ thì họ có thể vượt qua bạn. Nếu bạn không vững vàng, bạn sẽ cảm thấy bản thân bị đe dọa, hoặc cảm thấy phải cạnh tranh với chính những con người trong tổ chức của bạn. Cần phải nhận ra rằng phát triển những nhà lãnh đạo để họ trở nên vĩ đại hơn cả bạn thì thường tạo nên những tác động lâu dài hơn đối với thế giới.

Hình thành và huấn luyện đội ngũ những nhà lãnh đạo.

Thành lập và huấn luyện đội ngũ trong mơ bao gồm những nhà lãnh đạo có lẽ là giấc mơ và mục tiêu vĩ đại nhất của một nhà lãnh đạo. Đây chính là điều mà những huấn luyện viên của một đội vô địch trong một môn thể thao nào đó hoặc của những công ty thành công hay những tổ chức khác “thỉnh thoảng” đạt được.

Phẩm chất của mội đội hình mơ ước.

Phẩm chất của một đội hình mơ ước bao gồm:

  • Các thành viên quan tâm lẫn nhau.
  • Các thành viên biết điều gì là quan trọng.
  • Các thành viên trao đổi lẫn nhau.
  • Các thành viên phát triển cùng nhau.
  • Các thành viên đặt quyền lợi cá nhân của họ dưới quyền lợi lớn nhất của đội.
  • Các thành viên biết chính xác đội của họ đang đứng ở đâu.
  • Các thành viên sẵn sàng cho những cái giá phải trả.
  • Mỗi thành viên có một vai trò đặc biệt.
  • Có sự điều chỉnh trong đội
  • Có một công đội ngũ đánh giá tốt (điều này có nghĩa là tất cả mọi người từ trên xuống dưới đều cảm thấy nó quan trọng).
Để phát triển một đội hình mơ ước, bạn cần trang bị tinh thần tập thể cho đôi của mình. Bạn cần biết cách chọn lựa, thúc đẩy và trao quyền cho những người đó.

Phẩm chất của một huấn luyện viên cho một đội mơ ước.

Bạn làm điều đó bằng cách nào? Để trở thành một huấn luyện viên của đội ngũ mơ ước. Một huấn luyện viên như vậy có 10 phẩm chất sau :

  • Giỏi trong việc chọn lựa “người chơi”
  • Liên tục trao đổi kế hoạch.
  • Dành thời gian cho hội ý.
  • Biết rõ những “cầu thủ” của họ thích điều gì.
  • Vượt trội trong việc giải quyết vấn đề.
  • Cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho thành công.
  • Yêu cầu sự tôn trọng của những “người chơi”.
  • Không đối sử với tất cả mọi người theo cùng một cách nhưng biết cách trao thưởng cho những người làm việc hiệu quả.
  • Tiếp tục chiến thắng.
  • Hiểu được cấp độ của những “người chời”.
Bên cạnh 10 phẩm chất trên, huấn luyện viên của một đội hình mơ ước biết cách ủy thác trách nhiệm và nhiệm vụ. Anh ta không cố gắng làm tất cả mọi việc, thày vào đó nhận ra khả năng của mỗi người và giao cho họ những nhiệm vụ thích hợp. Ủy thác công việc cho thấy bạn tin tưởng vào khả năng của các thành viên và bạn hoàn toàn vững vàng về điều đó.

Hải Đăng (Develop the leaders around you).
Theo Lead Eagles
 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top