Phát hiện: Những đại dương bí ẩn tồn tại trong Hệ Mặt trời

Chery Nguyen

...
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/6/2015
Bài viết
238
Đại dương kim cương, đại dương nham thạch hay đại dương hạt nhân ngầm… là những đại dương kỳ lạ và bí ẩn đến khó tin tồn tại trong Hệ Mặt trời của chúng ta.

Các đại dương kim cương trên sao Hải Vương và Thiên Vương
Trên bề mặt của sao Hải Vương và Thiên Vương có thể tìm thấy các đại dương khổng lồ chứa kim cương lỏng. Bên dưới lớp khí quyển của hai hành tinh băng đá khổng lồ này là lớp phủ được tạo thành từ nước, ammonia (a-mô-ni-ắc) và băng methane (băng mê-tan).

Do khối lượng “khủng” của cả 2 hành tinh, các lớp phủ này phải chịu áp suất khổng lồ với nhiệt độ dao động trong khoảng 1.727°C đến 4.727°C. Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy, băng methane bị vỡ ra thành các nguyên tố cấu thành, sản sinh ra carbon tinh khiết và dưới áp suất lớn, kim cương được tạo thành từ lượng carbon này.

dai_duong_trong_vu_tru_1.jpg

Các đại dương khổng lồ chứa kim cương lỏng trên bề mặt sao Hải Vương và Thiên Vương
Nhiệt độ và áp suất cao khiến những viên kim cương rắn tan chảy và hình thành đại dương kim cương tại đáy lớp phủ. Kim cương rắn sẽ nổi trên bề mặt kim cương lỏng như những “tảng băng trôi” trên đại dương kim cương. Nhiều giả thuyết còn cho rằng có cả những trận mưa kim cương trên sao Thiên Vương.

Đại dương nham thạch trên mặt trăng của sao Mộc Io
Io – mặt trăng của sao Mộc là vệ tinh có hoạt động núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời. Với hơn 400 núi lửa trên bề mặt, Io luôn chìm ngập trong các vụ nổ và dòng chảy dung nham. Nguyên nhân đằng sau hoạt động núi lửa dữ dội và thường xuyên này có thể là do một đại dương nham thạch nằm sâu bên dưới cách 50km so với bề mặt.

dai_duong_trong_vu_tru_8.jpg

Io - mặt trăng của sao Mộc có hoạt động núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời
Đại dương nham thạch này luôn duy trì ở trạng thái nóng chảy là nhờ 2 phương pháp sinh nhiệt kỳ lạ, một trong số đó liên quan đến quỹ đạo khác thường của Io.

Nằm giữa sao Mộc và 2 mặt trăng khác của sao Mộc là Europa và Ganymede, quỹ đạo của Io có hình elip, do đó có những lúc Io ở rất gần sao Mộc. Khi đó, lực hút của sao Mộc khiến bề mặt của Io phồng lên đến 100m và lại xẹp xuống. Quá trình phồng lên và xẹp xuống này cứ lặp đi lặp lại và tạo thành lượng nhiệt khổng lồ bên trong Io, giữ cho đại dương nham thạch luôn ở trạng thái lỏng kéo theo các hoạt động núi lửa trên bề mặt.

Đại dương hạt nhân ngầm trên sao Diêm Vương
Năm 2015, tàu thăm dò không gian New Horizons của NASA sẽ kết thúc sứ mệnh 3.000 ngày của nó trên sao Diêm Vương. Thông qua những hình ảnh có độ phân giải thấp, dữ liệu gợi ý từ quỹ đạo và quang phổ phát xạ, các nhà khoa học chỉ có thể suy đoán về sự tồn tại của một đại dương ngầm trên sao Diêm Vương.

dai_duong_trong_vu_tru_3.png

Dưới bề mặt sao Diêm Vương có nhiều nguyên tố phóng xạ
Giống như nhiều hành tinh khác trong hệ Mặt trời, bên dưới bề mặt sao Diêm Vương có nhiều nguyên tố phóng xạ, đặc biệt là uranium, kali-40 và thorium. Khi các nguyên tố này trải qua quá trình phân rã phóng xạ, chúng thải ra nhiệt lượng đủ để giữ nước ở thể lỏng.

Vì vậy, bên dưới bề mặt băng giá của sao Diêm Vương có thể tồn tại một đại dương hạt nhân ngầm. Tuy nhiên, chỉ khi tàu thăm dò New Horizons tiếp cận được sao Diêm Vương, các nhà khoa học mới có thể đưa ra nhận định chính xác.

Đại dương ngầm trên mặt trăng của sao Thổ Enceladus

dai_duong_trong_vu_tru_5.png

Phát hiện đại dương ngầm trên Enceladus - mặt trăng của sao Thổ
Trên khắp vùng cực nam của Enceladus – mặt trăng lớn thứ 6 của sao Thổ tồn tại 4 “vằn sọc” như vằn trên lưng hổ. Những vằn sọc này chìm bên dưới bề mặt và là nơi diễn ra các hoạt động của núi lửa băng.

Các núi lửa băng này phun 250kg hơi nước mỗi giây, phần lớn trong số đó rơi trở lại bề mặt Enceladus trong khi một số lại thoát ra vành đai E của sao Thổ. Phân tích vòng E cho thấy muối natri trong các hạt băng giống với loại muối trong các đại dương.


dai_duong_trong_vu_tru_5.jpg

Hơi nước phun ra từ cực Nam của Enceladus
Năm 2012, sứ mệnh Cassini cũng xác nhận sự tồn tại của một đại dương trên Enceladus nhờ nhận ra tín hiệu của nước. Các nhà khoa học có thể xác định đây là một đại dương ngầm chứa nước ở dạng lỏng và có kích thước tương đương hồ Lake Superior ở Bắc Mỹ (diện tích 82.100 km2).

Đại dương lớn nhất hệ Mặt trời trên sao Mộc
dai_duong_trong_vu_tru_6.jpg

Sao Mộc có đại dương lớn nhất trong tất cả các hành tinh
Sao Mộc có đại dương lớn nhất trong tất cả các hành tinh, cấu tạo chủ yếu từ hydro lỏng. Đại dương này chiếm 78% bán kính sao Mộc và có độ sâu 54.531 km.

Trạng thái tồn tại của đại dương này vẫn là một điều khiến các nhà khoa học đau đầu bởi để chuyển khí hydro thành dạng lỏng đòi hỏi phải nén ở một áp suất cực cao, gấp 100 triệu lần áp suất khí quyển của Trái đất.

Đại dương dung nham trên hành tinh “địa ngục” Alpha Centauri Bb
Alpha Centauri cách Trái đất 4.2 năm ánh sáng và là ngôi sao gần Trái đất nhất. Sử dụng các kỹ thuật tạo hiệu ứng Doppler khác nhau, các nhà khoa học đã phát hiện một hành tinh cỡ Trái đất quay quanh Alpha Centauri B, có tên gọi là Alpha Centauri Bb.
dai_duong_trong_vu_tru_7.jpg

Đại dương dung nham trên hành tinh "địa ngục" Alpha Centauri Bb
Tuy nhiên, Alpha Centauri Bb không nằm trong “vùng sự sống”, ngược lại, nơi đây được ví như địa ngục với sức nóng khủng khiếp 1.200°C, gấp 3 lần nhiệt độ bề mặt sao Kim và là hành tinh có bề mặt nóng nhất trong hệ Mặt trời. Nhiệt độ này sẽ khiến đá tan chảy và bao phủ hoàn toàn bề mặt hành tinh và đại dương dung nham cũng được hình thành từ đó.

Đại dương trên ngoại hành tinh Kepler-22b
Kepler-22b là một ngoại hành tinh (hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời) cách Trái đất hơn 600 năm ánh sáng. Dù khó có thể kết luận Kepler-22b là hành tinh sinh đôi với Trái đất, song rất có thể đây là một hành tinh chứa đại dương và hội tụ các điều kiện hoàn hảo để nằm trong “vùng sự sống” hay “vùng Goldilocks” theo cách gọi của một số nhà thiên văn.
dai_duong_trong_vu_tru_4.png

Kepler-22b có thể là hành tinh sinh đôi với Trái đất
Các nhà thiên văn học dự đoán Kepler-22b là một hành tinh khí, nơi có nhiệt độ bề mặt không quá nóng cũng không quá lạnh và có thể chứa nước lỏng trên bề mặt, bởi vậy có thể tồn tại sự sống.
 
×
Quay lại
Top