Văn Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm để thấy được tâm trạng khát khao tình yêu của người chinh phụ, đoạn trích còn bày tỏ sự oán ghét chiến tranh đã ngăn cách hạnh phúc lứa đôi. Mời các bạn cùng tham khảo bài văn mẫu.

Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn

Chinh phụ ngâm được viết bằng chữ Hán, do tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Đây là thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên, hết Lê-Mạc đánh nhau đến Trịnh-Nguyễn phân tranh, đất nước chia làm hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng. Nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi. Nhân dân sống trong cảnh loạn li nồi da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, thể hiện thành công lẫn trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.

Nội dung Chinh phụ ngâm phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người. Đó là điều ít được nhắc đến trong thơ văn trước đây.

Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh. Nàng tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng ngay sau buổi tiễn đưa, nàng sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng. Thấm thìa nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang qua đi và cảnh lứa đôi đoàn tụ hạnh phúc ngày càng xa vời. Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến cùng cực. Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng cô đơn ấy.

Đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (từ câu 193 đến câu 228) miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khộ ở người chinh phụ đang khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

Đoạn trích có thể chia làm ba đoạn nhỏ:

  • Đoạn 1: Từ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước… đến Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng: Nỗi cô đơn của người chinh phụ trong cảnh lẻ loi; cảm giác về thời gian chờ đợi; cố tìm cách giải khuây nhưng không được.
  • Đoạn 2: Từ Lòng này gùi gió đông có tiện… đốn Sâu tường kêu vắng chuông chùa nện khơi: Nỗi nhớ thương người chồng ở phương xa; cảnh vật khiến lòng nàng thêm sầu thảm.
  • Đoạn 3: Từ Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc… đến Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!. Cảnh vật xung quanh khiến lòng người chinh phụ rạo rực niềm khát khao hạnh phúc.
Sau buổi tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng tượng ra cảnh chiến trường đầy hiểm nguy, chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng. Một lần nữa nàng tự hỏi vì sao đôi lứa uyên ương lại phải chia lìa? Vì sao mình lại rơi vào tình cảnh lẻ loi? Bấy nhiêu câu hỏi đều không có câu trả lời. Tâm trạng băn khoăn, day dứt ấy được tác giả thể hiện sinh động bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế. Có thể nói, sầu và nhớ là cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ này.

Trong mười sáu câu thơ đầu, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của người chinh phụ:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết?
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!
Nàng lặng lẽ dạo hiên vắng thầm gieo từng bước trong nỗi cô đơn đang tràn ngập tâm hồn. Nhịp thơ chậm gợi cảm giác như thời gian ngưng đọng.

Giữa không gian tịch mịch, tiếng bước chân như gieo vào lòng người âm thanh lẻ loi, cô độc. Nỗi nhớ nhung sầu muộn và khắc khoải mong chờ khiến bước chân người chinh phụ trở nên nặng trĩu. Nàng bồn chồn đứng ngồi không yên, hết buông rèm xuống rồi lại cuốn rèm lên, sốt ruột mong một tiếng chim thước báo tin vui mà chẳng thấy.

Nàng khát khao có người đồng cảm và chia sẻ tâm tình. Không gian im ắng, chỉ có ngọn đèn đối diện với nàng. Lúc đầu, nàng tưởng như ngọn đèn biết tâm sự của mình, nhưng rồi lại nghĩ: Đèn có biết dường bằng chẳng biết, bởi nó là vật vô tri vô giác. Nhìn ngọn đèn chong suốt năm canh, dầu đã cạn, bấc đã tàn, nàng chợt liên tưởng đến tình cảnh của mình và trong lòng rưng rưng nỗi thương thân tủi phận: Hoa đèn kia với bóng người khá thương!

Hình ảnh người chinh phụ thầm gieo từng bước ngoài hiên vắng và suốt năm canh ngồi một mình bên ngọn đèn chong, không biết san sẻ nỗi niềm tâm sự cùng ai đã miêu tả được tâm trạng cô đơn tột độ của người chinh phụ.

Tác giả đặc tả cảm giác cô đơn của người chinh phụ trong tám câu thơ. Đó là cảm giác lúc nào và ở đâu cũng thấy lẻ loi: ban ngày, ban đêm, ngoài phòng, trong phòng. Nỗi cô đơn tràn ngập không gian và kéo dài vô tận theo thời gian luôn deo đẳng, ám ảnh nàng.

Trên đây là một phần tài liệu, các bạn có thể tham khảo thêm các phần khác bằng cách tải bản đầy đủ một cách hoàn toàn miễn phí tại phần đính kèm bên dưới.
Chúc các bạn học tốt :)

 

Đính kèm

  • phan-tich-doan-trich-tinh-canh-le-loi-cua-nguoi-chinh-phu.pdf
    244,9 KB · Lượt xem: 710
×
Quay lại
Top