Văn Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa là tài liệu văn mẫu lớp 10 tham khảo dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo nghiên cứu, thêm ý văn hay trong bài viết của mình, giúp các bạn thêm chắc chắn kiến thức trước khi bước vào các kì thi sắp tới.

(Trích một phần tài liệu)
Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa
Đề bài: Anh chị hãy phân tích và nêu cảm nghĩ về hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa của người dân Việt Nam.
Chúng ta ai cũng lớn lên bởi những câu ca dao, những câu hát à ơi của bà, của mẹ. Tiếng hát qua những câu ca dao như đi qua lũy tre làng, thấm được trong từng ngõ nhỏ của cuộc sống, những cánh cò bay lả lơi, nơi nuôi ta khôn lớn qua từng năm tháng. Và có lẽ, ca dao đã trở thành những điều không thể thiếu trong cuộc sống của những đứa trẻ lớn lên bởi tình thương yêu nơi nông thôn. Có lẽ ai cũng sẽ nhớ tới hình ảnh của những người phụ nữ đã xuất hiện trong những câu thơ, câu ca dao. Đó là hình ảnh của những người phụ nữ, ngày ngày vất vả, chịu đựng hi sinh miếng cơm manh áo cho chồng cho con những luôn mang trong mình những đức tính trong sáng, thiện tâm, giàu đức hi sinh. Nơi đó, ta không thể quên được hình ảnh những con cò thân gầy ngày ngày lặn lội.

Trong nền văn học nói chung và trong những bài ca dao xưa, hình ảnh của những người phụ nữ có lẽ đã là những hình ảnh không thể quên và tiêu biểu cho một kiếp người trong xã hội. Trong xã hôi phong kiến, người phụ nữ có địa vị thấp nhất trong xã hội, họ phải chịu những định kiến hà khắc trong xã hội, những tư tưởng mà tưởng chừng đơn giản nhưng chúng lại giam h.ãm cả cuộc đời của người phụ nữ.

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

Hay:

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ ngoài chợ biết vào tay ai

Người phụ nữ khi ấy phải theo quan niệm|” tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Bởi vậy, họ không có quyền quyết định cuộc sống cho chính bản thân mình. Khi chưa đi xuất giá, họ phải nghe theo tất cả sự chỉ đạo của người làm cha. Người cha ấy mà có yêu thương, bảo vệ họ hay không còn tùy theo từng hoàn cảnh. Có những khi những người con gái cũng chỉ có thể là công cụ cho những người làm cha, làm chú trao đổi lợi ích của chính mình. Khi xuất giá, theo quan điểm” cha mẹ đặt đâu con nằm đó” có những lúc chính những người con gái ấy lại không thể biết ai mới là người mà mình sẽ chung sống suốt đời. Thời kì phong kiến, không hiếm những người con gái không hề biết mặt chồng của mình như thế nào chứ không nói đến được tìm hiểu về nhân phẩm, tính cách.

Trên đây là một phần tài liệu, các bạn có thể tham khảo thêm các phần khác bằng cách tải bản đầy đủ một cách hoàn toàn miễn phí tại phần đính kèm bên dưới.
Chúc các bạn học tốt :)


 

Đính kèm

  • Phan-tich-hinh-anh-nguoi-phu-nu-trong-ca-dao-xua.pdf
    96,9 KB · Lượt xem: 218
×
Quay lại
Top