Phân biệt giữa nhiễm virus và nhiễm vi khuẩn

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Nhiễm virus và nhiễm vi khuẩn có các triệu chứng rất giống nhau. Xét nghiệm là cách duy nhất để biết chắc chắn, nhưng làm xét nghiệm có thể tốn kém và mất thời gian. Một số khác biệt nhỏ có thể giúp bạn xác định bạn đang bị nhiễm virus hay vi khuẩn. Thời gian nhiễm bệnh có thể kéo dài lâu hơn hoặc chất nhầy có màu sắc khác nhau tùy trường hợp nhiễm virus hay vi khuẩn. Bạn cần ở trong nhà và tự chăm sóc bản thân khi bị bệnh. Hãy cho cơ thể bạn thời gian nghỉ ngơi và bình phục.

Phương pháp 1: Quan sát các triệu chứng

aid4362458-v4-728px-Tell-a-Viral-from-a-Bacterial-Infection-Step-1-Version-4.jpg

1. Theo dõi thời gian bệnh

Nói chung, nhiễm virus thường kéo dài lâu hơn. Các triệu chứng kéo dài đến một tuần hoặc hơn có thể là dấu hiệu nhiễm virus. Tuy nhiên, quan trọng là bạn phải cẩn thận và nói chuyện với bác sĩ về thuốc kháng sinh nếu các triệu chứng kéo dài. Virus có thể tiến triển thành những bệnh như viêm xoang, từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn.

Luôn cẩn trọng và trao đổi với bác sĩ về việc dùng kháng sinh nếu các triệu chứng diễn ra trong một thời gian tương đối.

Virus có thể gây ra viêm xoang hoặc viêm tai giữa, dẫn tới tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn.

aid4362458-v4-728px-Tell-a-Viral-from-a-Bacterial-Infection-Step-2-Version-3.jpg

2. Chú ý màu sắc dịch nhầy

Khi xì mũi hoặc ho ra đờm, bạn hãy chú ý màu sắc dịch nhầy. Việc này có vẻ hơi ghê, nhưng màu sắc có thể là dấu hiệu cho biết bạn bị nhiễm virus hay vi khuẩn.

Chất nhầy loãng và trong có nhiều khả năng là trường hợp nhiễm virus. Chất nhầy đặc, xanh thường là nhiễm vi khuẩn.

Tuy nhiên, màu sắc của chất nhầy không cho biết chính xác 100% là bạn nhiễm virus hay vi khuẩn. Bạn cần xem xét thêm các yếu tố khác.

aid4362458-v4-728px-Tell-a-Viral-from-a-Bacterial-Infection-Step-3-Version-2.jpg

3. Quan sát họng

Đau họng là hiện tượng phổ biến trong cả hai trường hợp nhiễm viurus và vi khuẩn. Tuy nhiên, một số dạng đau họng có thể báo hiệu tình trạng nhiễm vi khuẩn. Các đốm trắng thường do vi khuẩn gây ra. Hiện tượng đau họng nhưng không kèm các triệu chứng khác như chảy nước mũi hoặc hắt xì có thể là nhiễm vi khuẩn, ví dụ như bệnh viêm họng.

Ví dụ, các đốm trắng có khả năng là do vi khuẩn gây ra. Viêm họng mà không có các triệu chứng khác như sổ mũi hoặc hắt xì có thể là do bị nhiễm khuẩn, ví dụ như liên cầu khuẩn.

aid4362458-v4-728px-Tell-a-Viral-from-a-Bacterial-Infection-Step-4-Version-2.jpg

4. Lưu ý hiện tượng sốt

Sốt có thể là biểu hiện của cả các trường hợp nhiễm virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, hiện tượng sốt có chút khác biệt ở các dạng nhiễm khác nhau. Nhiễm vi khuẩn thường gây sốt cao hơn nhiễm virus. Trong trường hợp nhiễm vi khuẩn, các cơn sốt thường trở nặng sau vài ngày; trái lại cơn sốt do nhiễm virus có xu hướng thuyên giảm trong vòng vài ngày.

Phương pháp 2: Đánh giá các yếu tố nguy cơ

aid4362458-v4-728px-Tell-a-Viral-from-a-Bacterial-Infection-Step-5-Version-2.jpg

1. Xem xét khả năng bạn có thể mắc bệnh cúm

Bệnh cúm thường do nhiễm virus. Nếu đang có dịch cúm ở văn phòng hoặc nơi bạn làm việc, bạn cần nhớ rằng cúm là bệnh dễ lây. Rất có khả năng các triệu chứng của bạn là do nhiễm cúm nếu bạn tiếp xúc với người bị cúm.

Nhớ rằng có những lựa chọn điều trị bệnh cúm nếu bạn đã được chẩn đoán và các triệu chứng bắt đầu trong vòng hai ngày sau khi được khám. Hãy liên lạc với bác sĩ và trao đổi về các triệu chứng trong mùa có dịch cúm.

aid4362458-v4-728px-Tell-a-Viral-from-a-Bacterial-Infection-Step-6-Version-2.jpg

2. Nghĩ về độ tuổi của bạn

Trẻ nhỏ thường dễ bị nhiễm một số loại virus. Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu con bạn có biểu hiện các triệu chứng như đau họng, hắt xì và ho, có thể trẻ đã bị viêm đường hô hấp trên.

Nếu nghi ngờ con bạn bị viêm đường hô hấp trên, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ.

aid4362458-v4-728px-Tell-a-Viral-from-a-Bacterial-Infection-Step-7-Version-2.jpg

3. Nhớ lại những lần viêm xoang gần đây

Đôi khi, căn bệnh bắt đầu bằng tình trạng nhiễm virus và biến đổi thành nhiễm vi khuẩn. Nếu gần đây bạn bị một bệnh nhiễm virus nào đó, ví dụ như viêm xoang, có thể bệnh này tiến triển thành bệnh nhiễm vi khuẩn thứ phát. Nếu trong một khoảng thời gian ngắn mà bạn mắc bệnh hai lần, có nhiều khả năng bạn đã nhiễm vi khuẩn.

Trong một số trường hợp, các bệnh nhiễm virus có thể dẫn đến nhiễm vi khuẩn. Bất cứ trường hợp nào kéo dài hơn hai tuần cũng đều phải được bác sĩ khám và chẩn đoán.

Phương pháp 3: Tìm sự chăm sóc y tế

aid4362458-v4-728px-Tell-a-Viral-from-a-Bacterial-Infection-Step-8-Version-2.jpg

1. Đến bác sĩ ngay nếu bạn có một số triệu chứng nhất định

Hầu hết các trường hợp nhiễm virus và vi khuẩn đều có thể tự điều trị ở nhà. Tuy nhiên, bạn cần đi khám ngay nếu có một số dấu hiệu, đặc biệt khi các triệu chứng này xuất hiện ở trẻ em. Đến bác sĩ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng sau:
Đi tiểu ít hơn 3 lần trong vòng 24 giờ
Khó thở
Các triệu chứng không cải thiện sau 3-5 ngày
Các triệu chứng trở nên tệ hơn, trầm trọng hơn.
Nếu bạn hoặc người thân trong nhà có hệ miễn dịch yếu, bạn nên đi khám sớm hơn để ngăn ngừa biến chứng.

aid4362458-v4-728px-Tell-a-Viral-from-a-Bacterial-Infection-Step-9-Version-2.jpg

2. Dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh nhiễm vi khuẩn

Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm vi khuẩn nhưng không ngăn chặn được virus. Bác sĩ có thể không kê toa thuốc kháng sinh, ngay cả trong trường hợp nhiễm vi khuẩn, nhưng thuốc kháng sinh có thể cần thiết trong trường hợp nặng.

Cách duy nhất để biết chắc chắn bạn bị nhiễm virus hay vi khuẩn là làm xét nghiệm. Bác sĩ sẽ lấy mẫu chất nhầy hoặc quét trong họng bệnh nhân, sau đó gửi đến phòng thí nghiệm. Có thể bạn được chỉ định làm xét nghiệm để xác định vi khuẩn nếu bác sĩ cho rằng kháng sinh có thể giúp điều trị bệnh.

aid4362458-v4-728px-Tell-a-Viral-from-a-Bacterial-Infection-Step-10-Version-2.jpg

3. Thử uống thuốc giảm đau không kê toa

Nếu bệnh nhiễm vi khuẩn hay virus khiến bạn đau nhức nhiều, bạn hãy hỏi dược sĩ về các loại thuốc giảm đau không kê toa. Đảm bảo sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn thuốc và tham khảo dược sĩ để biết liệu các thuốc giảm đau này có tương tác với các thuốc đang dùng không.

Nếu được bác sĩ kê toa thuốc kháng sinh, bạn hãy hỏi bác sĩ về các thuốc giảm đau không kê toa có thể sử dụng an toàn với thuốc kháng sinh.

aid4362458-v4-728px-Tell-a-Viral-from-a-Bacterial-Infection-Step-11-Version-2.jpg

4. Tiêm phòng cúm

Để ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn nên tiêm phòng cúm. Vắc-xin tiêm phòng sẽ bảo vệ bạn khỏi virus gây bệnh cúm. Tuy đây là bệnh nhiễm virus, nhưng các bệnh nhiễm virus đôi khi có thể dẫn đến bệnh nhiễm vi khuẩn. Mũi tiêm phòng cúm có thể giảm rủi ro phát triển bệnh nhiễm virus và vi khuẩn.

Một mũi tiêm phòng cúm sẽ không bảo vệ bạn khỏi mọi loại virus hay vi khuẩn. Bạn vẫn có thể mắc bệnh, tuy nhiên việc tiêm phòng sẽ giảm rủi ro mắc bệnh.

Nhiều người có thể tiêm được vắc-xin phòng ngừa phế cầu khuẩn. Hãy trao đổi với bác sĩ về việc này.

Thông báo cho bác sĩ tại phòng cấp cứu nếu bạn hoặc con bạn chưa được tiêm phòng. Bạn có thể gặp phải một loại virus hiếm gặp như ho gà, sởi và cần phải được cách li để giữ an toàn cho bản thân và mọi người.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW​
 
×
Quay lại
Top