Phân biệt chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp

taquocviet2

Thành viên
Tham gia
28/6/2021
Bài viết
5
Phân biệt chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp

Chia hay tách doanh nghiệp là những hoạt động nhằm hướng đến mục đích tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hai hoạt động này có nhiều điểm tương đồng và khác biệt nhất định. Cùng chúng tôi phân biệt hai hoạt động trên qua bài phân tích ngay sau đây nhé!
c40.jpg

Chia doanh nghiệp, tách doanh nghiệp là gì?​

Để phân biệt được hoạt động chia và tách doanh nghiệp, trước hết cần nắm rõ bản chất của hai hoạt động này.

Chia doanh nghiệp là việc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành nhiều công ty cùng loại với nó. Việc chia doanh nghiệp được thực hiện khi có quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp. Công ty bị chia sẽ chấm dứt hoạt động sau khi các công ty mới đăng ký kinh doanh. Và những công ty mới này phải liên đới chịu trách nhiệm hoặc thỏa thuận về việc giải quyết đối với các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động hoặc các tài sản liên quan khác.

Tách doanh nghiệp là việc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần sẽ chuyển một phần tài sản của công ty hiện có nhằm mục đích thành lập một hoặc một số doanh nghiệp mới cùng loại. Quyết định tách doanh nghiệp phải được sự thống nhất của Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp hiện có. Sau khi công ty vừa được tách ra đã đăng ký kinh doanh thì phải cùng với công ty bị tách chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng hoặc tài sản…

Điểm giống nhau giữa việc tách và chia doanh nghiệp​

Qua các khái niệm trên, có thể đưa ra được một số điểm giống nhau giữa hoạt động chi và tách doanh nghiệp như sau:

- Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn là các đối tượng có thể được thực hiện hoạt động chia, tách doanh nghiệp;

- Những công ty mới được chia, tách đều cùng loại với công ty bị chia, tách trước đó;

- Sau khi chia, tách, các công ty mới vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm với công ty bị chia, tách. Các khoản nợ, hợp đồng lao động hoặc những nghĩa vụ tài chính đều thuộc về trách nhiệm chung của các công ty sau khi chia, tách.

- Các thủ tục pháp lý để chia, tách từ giấy tờ cho đến các bước tiến hành thực hiện hai hoạt động này đều khá giống nhau.

Có thể bạn cũng muốn xem thêm bài viết hay khác: giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án

Điểm khác nhau giữa việc tách và chia doanh nghiệp​

Tuy nhìn qua, hoạt động chia và tách doanh nghiệp gần như là giống nhau, nhưng nó vẫn có những điểm khác biệt nhất định.

- Về cơ sở pháp lý để thực hiện hai hoạt động: Chia doanh nghiệp dựa trên Điều 198, còn tách doanh nghiệp dựa trên Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020.

- Về mục đích của hoạt động: Chia doanh nghiệp nhằm mục đích thành lập hai hoặc nhiều doanh nghiệp mới, đối với tách doanh nghiệp sẽ thành lập một hoặc một số doanh nghiệp mới.

- Về hình thức thực hiện hoạt động: Đối với chia doanh nghiệp, thực hiện chia đối với các cổ đông, thành viên, tài sản của doanh nghiệp. Đối với tách doanh nghiệp, thực hiện chuyển một phần tài sản, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp hiện có.

- Hệ quả pháp lý của hoạt động: Đối với chia doanh nghiệp, khi doanh nghiệp mới có giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp bị chia sẽ chấm dứt hoạt động. Đối với tách doanh nghiệp, sau khi tách thì cả doanh nghiệp vừa tách ra và doanh nghiệp bị tách đều tồn tại tại hoạt động, có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau.

Tìm hiểu thêm về: Việc giải thể công ty cần lưu ý gì?

Thủ tục chia và tách doanh nghiệp​

Để thực hiện thủ tục chia tách doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;

- Danh sách các cổ đông, các thành viên sáng lập;

- Ban bản của doanh nghiệp về quyết định chia, tách;

- Giấy dự thảo về điều lệ của doanh nghiệp mới;

- Bản sao của chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với thành viên của công ty là cá nhân;

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các thành viên là tổ chức cũng như giấy chứng thực cá nhân, giấy ủy quyền đối với Người đại diện nhận ủy quyền của tổ chức đó;

- Bản sao của biên bản họp Hội đồng thành viên hoặc Đại hội cổ đông của doanh nghiệp bị chia, tách;

- Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp vừa bị chia, tách.

Việc chia, tách doanh nghiệp được thực hiện qua các bước:

- Bước 1: Tiến hành họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông của công ty muốn thực hiện chia tách. Khi họp, sẽ thông qua quyết định chia, tách doanh nghiệp theo quy định pháp luật.

- Bước 2: Sau đó, nghị quyết chia, tách doanh nghiệp sẽ được gửi cho các chủ nợ và người lao động trong vòng 15 ngày.

- Bước 3: Thông qua điều lệ, bầu và bổ nhiệm các chức danh mới cùng thành viên mới. Sau đó tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mới phải có kèm theo nghị quyết chia tách doanh nghiệp đã thông qua.

Xem thêm nội dung hấp dẫn khác: Everest - công ty luật uy tín tại hà nội
 
×
Quay lại
Top