[PDF] Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể

minhducbg

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/5/2018
Bài viết
215
Angelina Jolie luôn phơi bày bờ môi gợi cảm ‘chết người’, Adolf Hitler thích sử dụng bàn tay úp ngược, vươn thẳng khi khẳng định quyền lực. Cuốn Ngôn ngữ cơ thể là những giải mã thú vị về bề ngoài của con người.

Trong cuộc sống, hầu như ai cũng bị chi phối quá nhiều bởi lời nói, vì thế đôi khi chúng ta quên rằng, cơ thể con người là bộ ‘từ điển sống’. Quyển sách Ngôn ngữ cơ thể là cẩm nang thú vị để bước vào bộ từ điển này “Từ móng tay, tay áo, đôi ủng, đầu gối quần đến những vết chai ở ngón trỏ và ngón cái hay nét mặt, cổ tay áo, tác phong của một người đều nói lên nghề nghiệp của họ.

img001.gif



Sự thật là tất cả những yếu tố này phối hợp lại có thể giúp điều tra viên tài giỏi làm sáng tỏ mọi vụ án”, Sherlock Holmes, nhân vật thám tử nổi tiếng của Conan Doyle, đã nói như thế về khả năng nhận định con người qua bề ngoài của họ. Tất nhiên, quyển Ngôn ngữ cơ thể của tác giả Allan và Barbara Pease không nhằm mục đích biến độc giả thành thám tử tư với con mắt “cú vọ”. Nhưng nếu ai thừa nhận rằng: “Đôi lúc, dáng vẻ khi bạn đang nói quan trọng hơn điều bạn muốn nói ra”, thì cuốn sách sẽ mang lại những kiến thức tham khảo thú vị về tâm lý học và văn hóa giao tiếp. Sách dày gần 500 trang, được viết bằng lối văn trò chuyện giản dị nhưng cũng rất khoa học, nhiều hình ảnh minh họa sinh động về các tình huống ứng xử, các bài trắc nghiệm thú vị.

ezgif-3-05d9ec7bfb39.jpg


Các ví dụ, dẫn chứng tác giả nêu ra trong sách không mang tính phỏng đoán, suy luận suông. Phần lớn chúng được đúc rút từ những khảo sát và thí nghiệm thực tế. Sách được thiết kế sao cho độc giả có thể lật bất kỳ trang nào cũng có thể đọc và hiểu ngay. Khi nắm được ngôn ngữ của cơ thể, người đọc có thể hiểu rằng, những người dối trá thường chỉ có thể giả vờ trong một thời gian ngắn, vì dáng vẻ bề ngoài sẽ vô tình “tố cáo” những gì họ che giấu.

ezgif-3-fdb232bc809f.jpg


Nếu bạn biết rèn cho mình khả năng quan sát hoạt động giao tiếp của con người, thậm chí chỉ trong cách bắt tay như thế nào cho hiệu quả, bạn sẽ thấy thành công trong giao tiếp tự nhiên đến với mình. Khi một người có thể sử dụng tốt ngôn ngữ cơ thể họ, điều đó chứng tỏ rằng họ hiểu rõ bản thân, biết cách hiểu người khác và họ tự tin. Vì thế, phần lớn các nhân vật danh tiếng đều là những “bậc thày” về sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp cho người đọc nhiều kiến thức thú vị về sự khác biệt trong giao tiếp giữa con người với con người đến từ các quốc gia khác nhau.



ezgif-3-3d2b8f4034ff.jpg

Trích đoạn sách hay

Cái bắt tay kiểm soát

Mục đích của mọi cái bắt tay bằng cả hai tay là để cố chứng tỏ sự nhiệt thành, niềm tin tưởng hoặc tình cảm sâu đậm của người chủ động bắt tay với người nhận. Có hai yếu tố quan trọng cần chú ý. Thứ nhất, mối thân tình mà người chủ động bắt tay muốn chuyển tải có liên quan đến khoảng cách từ bàn tay trái của họ đến cánh tay phải của người kia. Vì động tác này thể hiện ý định muốn ôm lấy người đó nên vị trí của bàn tay trái được xem như thước đo độ thân mật. Bàn tay trái của người chủ động bắt tay đặt lên cánh tay của người nhận càng cao thì mức độ thân mật mà họ đang cố chứng tỏ càng nhiều. Họ muốn thể hiện mối quan hệ gần gũi với người nhận đồng thời ra sức kiểm soát cử động của người này.

Ví dụ, điệu bộ nắm cùi chỏ diễn tả tình trạng thân mật và nắm quyền kiểm soát nhiều hơn điệu bộ nắm cổ tay. Tương tự, điệu bộ nắm vai diễn tả tình trạng thân mật và nắm quyền kiểm soát nhiều hơn điệu bộ giữ chặt bắp tay.

Thứ hai, bàn tay trái của người chủ động bắt tay xâm phạm vào không gian riêng của người nhận. Nhìn chung, điệu bộ nắm cổ tay và cùi chỏ chỉ được chấp nhận khi người đối diện cảm thấy gần gũi với người chủ động bắt tay. Trong trường hợp này, bàn tay trái của người chủ động bắt tay chỉ xâm phạm vào bên ngoài không gian riêng của họ. Điệu bộ nắm vai và giữ chặt bắp tay thể hiện tình trạng thân mật hơn, thậm chí là hai người có thể ôm nhau (Chương 11 sẽ trình bày nhiều hơn về không gian riêng). Trừ phi giữa hai người có quan hệ gần gũi hoặc người chủ động bắt tay có lý do chính đáng để sử dụng kiểu bắt tay bằng hai tay, nếu không, người nhận có thể cảm thấy nghi ngờ dụng ý người chủ động bắt tay. Tóm lại, nếu bạn không có mối quan hệ riêng tư với đối phương thì đừng dùng kiểu bắt tay này. Và nếu người nào đó không thân thiết với bạn lại bắt tay bạn bằng hai tay thì hãy tìm hiểu xem ý đồ của họ là gì.

“Trừ phi bạn và người kai có mối quan hệ cá nhân hoặc tình cảm, nếu không thì chỉ nên bắt tay bằng một tay.”

Chúng ta vẫn thường thấy các chính trị gia chào hỏi cử tri bằng cách dùng kiểu bắt tay bằng hai tay, các doanh nhân cũng bắt tay với khách hàng theo kiểu ấy mà không nhận thấy rằng đó có thể là hành động tự sát trong kinh doanh và chính trị, bởi vì kiểu bắt tay này có thể đẩy họ vào thế việt vị.

Trò chơi quyền lực giữa Blair và Bush

Trong cuộc chiến tranh Irag vào năm 2003, Tổng thống George W Bush và Thủ tướng Tony Blair đã mang đến hình ảnh một liên minh hùng mạnh, “hợp nhất và bình đẳng” trên các phương tiện truyền thông. Nhưng nếu phân tích kỹ các bức ảnh, chúng ta sẽ thấy George Bush nổi trội hơn về mặt quyền lực.

Ở vị trí bên trái bức ảnh, Bush ăn mặc như một vị Tổng tư lệnh, đứng vững hai chân trên mặt đất và đưa tay choàng ra sau lưng Blair để kiểm soát ông ta, còn Blair ăn mặc như một nam sinh người Anh diện kiến thầy hiệu trưởng. Bush thường xuyên cố ý giành vị trí đứng bên trái bức ảnh để người khác nhận thấy ông ta nổi bật hơn và trông như thể đang kiểm soát được tình hình.

Giải pháp

Nếu bạn vô tình đứng bên phải bức ảnh, hãy nhanh chóng đưa cánh tay ra ngay khi bạn từ xa tiến đến, buộc người kia phải quay mặt đối diện với bạn khi bạn bắt tay. Điều này cho phép bạn luôn bắt tay ở tư thế bình đằng. Khi đang chụp ảnh hoặc quay video, bạn cũng nên giành lấy vị trí bên trái khuôn hình. Trong trường hợp xấu nhất, hãy dùng kiểu bắt tay bằng hai tay để giữ thế bình đẳng.

Tám kiểu bắt tay tệ hại nhất thế giới

Sau đây là 8 kiểu bắt tay gây khó chịu và bị ghét nhất cũng những biến tấu của chúng. Bạn hãy luôn tránh các kiểu bắt tay này:

1. Kiểu cá tươi (bàn tay lạnh ngắt)

Độ tin cậy: 1/10

Ít có kiểu bắt tay nào lại gây phản cảm như kiểu cá tươi,đặc biệt là khi tay lạnh hoặc ẩm ướt. Người ta không thích cảm giác lắc tay nhè nhẹ của kiểu cá tươi. Nó làm liên tưởng đến tính cách yếu đuối của người bắt, chủ yếu vì kiểu ở kiểu bắt tay này, người ta dễ dàng lật long bàn tay người đối diện. Người nhận lý giải điệu bộ này thể hiện ở thái độ thiếu nhiệt tình của người bắt tay đối với họ nhưng nhiều khi, nó lại phụ thuộc vào văn hóa hoặc những yếu tố khác. Trong một số nền văn hóa ở châu Á và châu Phi, cái bắt tay yếu ớt là điều bình thường, còn cái bắt tay mạnh bị xem là hung hăng. Ngoài ra, cứ 20 người thì có 1 người bị mắc chứng phong thấp do di truyền. Chứng bệnh này gây đổ mồ hôi kinh niên. Cách khôn ngoan là mang theo khăn giấy hoặc khăn tay để lau khô tay trước mỗi lần bắt tay.

Lòng bàn tay có nhiều tuyến mồ hôi hơn các bộ phận khác trên cơ thể. Đó là lý do tại sao người ta dễ thấy nó ẩm ướt. Điều đáng ngạc nhiên là nhiều người dùng kiểu bắt tay cá tươi này lại không ý thức được hành động của mình, cho nên tốt nhất bạn hãy nhờ bạn bè nhận xét về kiểu bắt tay của bạn trước khi quyết định dùng kiểu nào trong các cuộc gặp gỡ về sau.

2. Kiểu gọng kìm

Độ tin cậy: 4/10

Kiểu bắt tay thuyết phục kín đáo này rất được các nam doanh nhân ưa thích vì nó thể hiện mong muốn thống trị, sớm dành quyền kiểm soát mối quan hệ hoặc đặt người khác vào thế của họ. Lòng bàn tay hướng xuống, lắc tay thật mạnh một nhịp rồi sau đó lại lắc lắc lại hai ba nhịp nữa. Kiểu gọng kìm giữ chặt tay đến nỗi có thể làm máu ngừng chảy đến bàn tay. Đôi khi, một người cảm thấy yếu thế và lo sợ bị người khác khống chế cũng sử dụng nó.

3. Kiểu bóp vụn xương

Độ tin cậy: 0/10

“Người em họ” của kiểu bắt tay gọng kìm là kiểu bắt tay bóp vụn xương. Đây là kiểu bắt tay đáng sợ nhất trong tất cả các kiểu bắt tay. Nó không những gây ấn tượng xấu trong tâm trí người nhận mà còn để lại dấu vết trên những ngón tay của họ. Kiểu bắt tay này chẳng qua là cách tạo ấn tượng của chủ nhân nó, đặc trưng cho tính cách hung hăng quá độ. Những người bắt tay kiểu này giành lợi thế mà không hề báo trước và cố gắng trấn áp tinh thần đối phương bằng cách bóp chặt các khớp đốt ngón tay của họ như thể đang nhào bột. Nếu bạn là phụ nữ, hãy tránh đeo nhẫn ở bàn tay phải trong các cuộc gặp mặt bàn chuyện làm ăn, vì kiểu bắt tay bóp vụn xương có thể rút hết máu và khiến bạn bắt đầu cuộc giao dịch trong trạng thái đau ê ẩm.

Đáng tiếc là không có biện pháp hữu hiệu nào để đối phó với kiểu bắt tay vừa nêu. Nếu nghĩ ai đó cố gắng bắt tay như thế, bạn có thể làm mọi người chú ý bằng cách thốt lên: “Ối! Nó thật sự làm đau tay tôi. Anh bắt tay mạnh quá!” Điều này sẽ khiến người nào ủng hộ kiểu bắt tay bóp vụn xương thận trọng hơn để không lặp lại cách cư xử đó.

4. Kiểu nắm đầu ngón tay

Độ tin cậy: 2/10

Đây là kiểu bắt tay thường xảy ra trong lúc chào hỏi giữa nam và nữ. Đây là động tác bắt tay sai vị trí. Thay vì nắm lòng bàn tay, người sử dụng nó nắm nhầm các ngón tay của người kia. Cho dù người chủ động bắt tay có vẻ nhiệt tình đối với người nhận nhưng thực tế là anh ta thiếu tự tin. Trong trường hợp đó, mục đích chủ yếu của kiểu bắt tay này là để giữ khoảng cách vừa phải đối với người kia. Kiểu bắt tay này có thể xuất hiện trong trường hợp có sự khác biệt về không gian riêng giữa những người bắt tay. Chẳng hạn, không gian riêng của một người là 60cm còn của người kia là 90cm. Do vậy, người kia sẽ đứng lùi ra xa hơn trong lúc chào hỏi, dẫn đến việc hai bàn tay không nắm lấy nhau đúng cách.


Kho sách, kỹ năng sống cực khủng cho các bạn thử xem 1 lần nhé ~^o^~: bit.ly/2Ikt7wj
 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top