Hoàn Ở trọ trần gian-Nguyễn Hồng Công

dgoanh

Ước mơ tôi...
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/11/2010
Bài viết
1.453
Cũng đã qua 30 xuân xanh, nên “Ở trọ trần gian” của Nguyễn Hồng Công còn có cái tên “Ba mươi mùa thu”. Hồn nhiên thì hẳn nhưng cái tuổi 30 ít nhiều trải nghiệm, nhất là thâm niên hơn 10 năm chạy thận và gần như “thường trú” nơi xóm chạy thận gần Bạch Mai, vậy nên những cái đau sinh tử của thiên hạ, của người thân và của chính mình nó ngấm vào máu để sự cảm nhận về lẽ đời nhân lên từ đó. Ở đâu cũng vậy, sống nhiều trong nỗi đau chung sẽ làm mình lớn nhanh hơn và biết sống vì đồng loại hơn.




Vốn đã khá nổi tiếng vì một tinh thần lạc quan khi chiến đấu với căn bệnh suy thận giai đoạn cuối, Nguyễn Hồng Công càng nổi tiếng hơn khi trong thời gian chữa bệnh đã cho ra đời hai đầu sách. Cuốn “Khát vọng sống để yêu” và bây giờ là “Ở trọ trần gian”. Tưởng sẽ chẳng còn gì để viết về Công, nhưng cuộc sống và số phận của ai đó bên đời vẫn còn đó những điều khó trải lòng trên trang viết…

Nụ cười chưa héo trên môi…
Hẳn nhiên thế, bởi em là con người của sự lạc quan. Nén những nỗi đau vào trong để cười, càng là người của công chúng, càng là biểu tượng của con người vượt qua nỗi đau thì em càng cười và…phải cười. Nhưng ít ai biết sau đó là những dòng nước mắt. Khóc cho những đớn đau thể xác, khóc cho những thị phi, khóc cho những nỗi oan vì sự ích kỷ trong cuộc sống vốn rộng mở thì ít mà nhỏ nhen thì nhiều.
Cũng đã qua 30 xuân xanh, nên “Ở trọ trần gian” của Nguyễn Hồng Công còn có cái tên “Ba mươi mùa thu”. Hồn nhiên thì hẳn nhưng cái tuổi 30 ít nhiều trải nghiệm, nhất là thâm niêm hơn 10 năm chạy thận và gần như “thường trú” nơi xóm chạy thận gần Bạch Mai, vậy nên những cái đau sinh tử của thiên hạ, của người thân và của chính mình nó ngấm vào máu để sự cảm nhận về lẽ đời nhân lên từ đó. Ở đâu cũng vậy, sống nhiều trong nỗi đau chung sẽ làm mình lớn nhanh hơn và biết sống vì đồng loại hơn.
Cũng vậy mà dẫu đau ốm, dẫu mệt nhoài, cứ vào viện xong Công lại tất tả ngoài đường. Để tìm niềm vui cho mình và mang niềm vui cho đời. Niềm vui cho mình là gặp gỡ những người bạn mới, là hàn huyên buôn dưa lê những chuyện trên trời dưới bể và nữa là…đi chụp ảnh. Công thích chụp hình, em bảo rằng muốn lưu lại từng khoảnh khắc sống vui tươi của mình. Và cứ chụp được bộ ảnh mới là em lại hồ hởi nhắn tin khoe với tôi: “Em vừa chụp hình mới, xinh lắm anh ạ”. Và trên môi Công, luôn là những nụ cười tưởng chừng như vô ưu. Còn mang niềm vui cho đời thì Hồng Công luôn đến với những mảnh đời bất hạnh như mình, với những nơi nỗi đau đang ngự trị và cần một niềm tin, chút lạc quan để bấu víu mà chống chọi lại với bệnh tật. Nơi nào cần tặng sách, có khi quãng đường cả trăm cây số, Công cũng đến. Đôi khi chỉ là một cú điện thoại: “ Chị Công ơi, em chắc không còn sống được bao lâu nữa, em muốn được gặp chị…”, thế là Công tất tả đi. Nhiều lúc đến để gặp một người chưa một lần quen biết, gặp một lần để chẳng thể có cơ hội lần thứ hai trò chuyện…
Cứ vậy, nhịp sống lạ lung này cứ cuốn Công trôi vào đó, thấm thoát đã hơn Ba mươi mùa thu…

Nỗi buồn cõi tạm.
Công chẳng muốn để “thiên hạ” biết em buồn. Buồn thì em gọi điện, nhắn tin hay chat chit với tôi chút thôi. Cũng tại tôi biết em từ lúc “thiên hạ” chưa biết đến em nên em hay san sẻ với tôi về những nỗi niềm của mình. Có những sự lạ em kể, nghe xong mà thấy chát đắng nơi cổ.
Các cụ bảo “đồng bệnh tương lân”, nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng như vậy. Nơi xóm chạy thận của Công, có những lần xáo trộn khi Công trở thành người của công chúng. Khi bạn bè và những người cảm thông tìm đến chia sẻ với Công, những bó hoa, những món quà nho nhỏ, đôi khi là chiếc phong bì với một chút tấm lòng thơm thảo để góp phần giúp Công và gia đình bớt đi phần nào khó khăn trong đăng đẵng tháng ngày chữa bệnh. Nhưng những phiền toái cũng bắt đầu từ đó. Những ánh mắt ghen tỵ, những đàm tiếu xì xào, những tình cảm thân thiết ngày xưa trong xóm trọ bắt đầu rạn nứt. Đành rằng cũng ở đâu cũng có người này người nọ, đánh rằng ích kỷ là một bản tính khó thay đổi trong mỗi một con người, nhưng trong môi trường thừa nỗi đau và thiếu thốn nhiều thứ như ở xóm chạy thận mà Công “thường trú” thì một chút ích kỷ cũng đủ làm nỗi đau nhân lên vạn lần…
Và rồi Nguyễn Hồng Công bỗng thành “kiêu”, bỗng thành người không biết chia sẻ vì “lộc” chỉ hưởng một mình. Công cười méo mó với tôi khi đem gan ruột mình ra tâm sự. Tất nhiên, em vẫn cười và xem như chẳng hề có chuyện gì. Xóm chạy thận và những “người cùng khổ” luôn là “một cõi đi về” để làm ấm trái tim Công. Chư a bao giờ em thôi mến yêu những người hàng xóm của mình. Cũng vậy mà em còn làm thơ về xóm trọ của mình với những hình ảnh dung dị, nghèo, nhưng ấm áp tình người:

“Chúng tôi chạy thận mỗi mỗi ca khác nhau
Nếu có một người đến giờ mà chưa về là tất cả lại lo lắng


Dãy nhà trọ của tôi thân thương lắm
Chúng tôi chia nhau từng quả cà muối giòn chua
Từng bát canh cua thấm đượm
Hạnh phúc người nghèo đơn giản lắm.
Công biết cuộc sống là cõi tạm, và những người bệnh như em về với cát bụi cũng là chuyện bình thường. Vậy nên cái chét với Công nhẹ hều, để em sống hết mình, lạc quan hết mình để tiếp thêm nhiên liệu sống cho những người bệnh đang chơi vơi nơi cõi tạm.
Những chuyện buồn của Công nhiều lắm, có lúc em nhắn tin: “Anh ơi, em mới khóc gần…3 tiếng đồng hồ”. Hỏi tại sao khóc thì em cũng chỉ nói tại tủi thân, tại bị oan, tại bị nói xấu…nhưng gặng mấy thì Công cũng không nói. Tôi biết, Công không muốn kể, muốn im lặng như chấp nhận tất cả như thể không muốn vì em mà ai đó lại bị tổn thương…Thôi kệ, âu đấy cũng là một nhân cách sống.
Một cô gái 18 tuổi bị ung thư giai đoạn cuối. Em gọi điện cho Công nhiều lần, nỗi buồn, sự ám ảnh về cái chết sau mỗi lời tâm sự như xát muối vào tim Công. Nhưng rồi Công đã kìm nén nỗi buồn để hai chị em vui vẻ bàn về câu chuyện gặp nhau ở thiên đường như một quy luật muôn đời: Ai rồi cũng có lúc phải chết. Một đoạn thoại của em và Công thế này:
- Chị ơi, em ở bệnh viện một mình đây này
- Không đâu cô bé đáng yêu của chị, có chị đây này, có chị cùng nằm viện với em đây. Chị luôn ở bên cạnh em, em đã thấy ấm áp chưa nào?
- Dạ, em thấy rồi chị ạ.
- Em ơi, em nghe chị dặn này, em và chị ai mà lên thiên đường trước, chúng ta phải lên thiên đường em ạ. Ai lên trước thì phải chuẩn bị nhà cửa, xây dựng cho kiên cố để chờ đón người đến sau em nhé, em có đồng ý không?
- Vâng (cười), chị ơi, em muốn được gặp chị lắm được nhìn thấy chị cười, được ôm chị một lần…
Và Công đã làm cho em vơi đi chút niềm đau trong cơn bệnh ung thư hành hạ. Cô bé 18 tuổi đã vĩnh viễn ra đi, nhưng thanh thản như một nụ cười từ Hồng Công lan sang…ấm áp!
Nguyễn Hồng Công là thế, vẫn cười, vẫn cô đơn và vẫn khát khao yêu đương. Có lần em bảo: “Anh ơi, có người đòi yêu em đấy, nhưng em yêu người em yêu cơ…”. Ừ thì cứ mơ mộng, cứ hồn nhiên thế để níu mình lại với đời. Đời cần những người giàu nụ cười như em…
Chuyện từ thiên đường…
Điều đó không phải bàn cãi gì thêm…”.





Tôi nay ở trọ trần gian

Chính nỗi đau và sự vô vọng kéo dài đã làm Công chai sạn đi. Cô ăn nói tưng tửng, bất cần đời, khiến cho người khác phát hoảng. Nhưng thực ra cô đang run rẩy, sợ hãi và hy vọng vào một phép lạ huyền nhiệm nào đó. Cô đang phải chiến đấu với chính bản thân mình, để đứng giữa đời và không ngừng nuôi hy vọng, dù là một chút nhỏ nhoi.
f_267650.file

“Tôi nay ở trọ trần gian
Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời”
Xin được muợn một câu ca nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để làm tựa đề cho bài viết nhỏ này. Không phải ngẫu nghiên mà cuốn sách bạn đọc đang có trong tay lại được đặt tên là Ở trọ trần gian. Hơn hai năm trước, tôi đã gặp Nguyễn Hồng Công - nữ tác giả của cuốn sách này -giữa một chiều cuối đông lạnh tê tái, trong căn nhà trọ cấp bốn trống tuềnh toàng. Nơi đó, chỉ có những tấm ảnh cưới không có thật, nhưng chúng lại đem đến hơi ấm, truyền cho cô sức mạnh, để tiếp tục sống và tiếp tục hy vọng về những điều tốt đẹp nhất trên cõi đời này.
Chính nỗi đau và sự vô vọng kéo dài đã làm Công chai sạn đi. Cô hay ăn nói tưng tửng, bất cần đời, khiến cho người khác phát hoảng. Nhưng thực ra cô đang run rẩy, sợ hãi và hy vọng vào một phép lạ huyền nhiệm nào đó. Cô đang phải chiến đấu với chính bản thân mình, để đứng giữa đời và không ngừng nuôi hy vọng, dù chỉ là một chút nhỏ nhoi.
Khi giới thiệu tập Khát vọng sống để yêu của Nguyễn Hồng Công sau đó, tôi đã viết như thế. Quả thật, khi giúp Công làm cuốn sách ấy, tôi chỉ nghĩ đơn giản là sẽ mang lại cho cô một niềm vui nho nhỏ, có thêm nghị lực để tiếp tục sống, để tiếp tục đối mặt với số phận và thử thách của cuộc đời. Bởi cô gái sinh năm 1978 này đã hàng chục năm phải sống chung với chiếc máy lọc máu nhân tạo. Thận của cô đã hỏng hoàn toàn. Để đảm bảo sự sống cho mình, cứ hai ngày, Công lại phải vào bệnh viện rút hết máu trong người ra để lọc lại, loại bỏ đi chất độc. Vì thế, cô không thể rời xa bệnh viện quá hai ngày. Vậy mà…
Tôi không ngạc nhiên khi Khát vọng sống để yêu đã được bạn đọc trân trọng và đón nhận. Nhưng tôi bất ngờ bởi cuốn tự truyện và tác giả Nguyễn Hồng Công đã làm được những điều vượt qua khuôn khổ một cuốn sách, ấy là mang lại nghị lực, niềm tin, làm điểm tựa tinh thần cho rất nhiều những số phận éo le và mảnh đời bất hạnh khác. Có không ít các bạn đọc trẻ đã coi Hồng Công là “thần tượng” để mình noi theo. Nhiều em bé khi đọc sách của chị Công đã ngoan hơn, chịu khó, dũng cảm và chăm học hơn. Nội dung cuốn sách Khát vọng sống để yêuKhát vọng sống để yêu, hoặc Nguyễn Hồng Công, là bạn sẽ nhận được hàng vạn kết quả dễ dàng. cùng những lời tâm sự của Nguyễn Hồng Công đã được hàng ngàn Blog trích đăng và “tái bản” lại. Hàng trăm diễn đàn tuổi trẻ đã tự bàn luận sôi nổi về tác phẩm và tác giả này. Bây giờ, nếu tìm kiếm qua Google trên mạng internet, chỉ cần gõ tên tác phẩm
Ở trọ trần gian chính là sự tiếp nối của Khát vọng sống để yêu và hơn thế: đó là những lời tri ân của Nguyễn Hồng Công dành cho bạn đọc đã và đang ủng hộ mình.
Cuốn sách này được chia làm ba phần: Phần thứ nhất, gồm hơn 30 bài thơ được Nguyễn Hồng Công viết ở tuổi 30, có tên là Ba mươi mùa thu. Phần thứ hai, (chiếm số trang nhiều nhất), mang tên chung là Ở trọ trần gian,Đồng cảm bạn bè, gồm một số ý kiến, cảm nhận, thư, thơ... của các "Ngôi sao Blog" viết về Nguyễn Hồng Công. gồm 40 bài viết của tác giả về cuộc sống thường ngày. Phần cuối cùng có tên là
Mùa Thu với các nghệ sĩ thường đẹp, nhưng buồn. Với một cô gái ngày xưa thì 30 mùa thu là tuổi “đã toan về già” và nhiều tiếc nuối. Với một người đang mang trọng bệnh, vẫn khao khát được sống, được yêu thì 30 mùa thu quả là nhiều suy tư.
Vào một buổi sáng đẹp trời, Nguyễn Hồng Công gọi điện cho tôi từ số máy quen thuộc 0986877937: Đêm qua em thao thức mãi không ngủ được. Em đã viết mấy dòng. Không biết đó có phải là thơ hay không? Em vừa gửi qua email cho anh đó.
Tôi mở nội dung được gửi từ hộp thư: hongcong78@gmail.com và đọc ngay:
Người đàn bà khát yêu
Thèm từ sự vá víu
Thèm cả sự thờ ơ
Đau
Muốn yêu
Dù chỉ một lần
Trái tim này, anh không vẽ lên được
Mắt em đầy nước
Anh thì bèo dạt mây trôi
Em thì đứng đó xa xôi đợi chờ
Tôi không khỏi bất ngờ, cầm máy điện lại cho Công: Chúc mừng em! Đó chính là thơ. Rất thơ nữa là khác. Em nên viết nữa đi. Viết tất cả những gì mà em muốn! Thế là Nguyễn Hồng Công bắt đầu làm thơ. Cô đã viết liền một mạch hàng chục bài.
Thơ của Nguyễn Hồng Công hầu hết là tự do, phá cách và rất ngắn gọn. Cô không bị lệ thuộc vào vần điệu, hay niêm luật của các thể thơ truyền thống. Cảm xúc bị dồn nén chất chứa bấy lâu trong lòng đã giúp tác giả vượt qua những rào cản thông thường dễ dàng.
Đọc thơ của Nguyễn Hồng Công người ta cảm nhận được sự đau đớn đến tận cùng, sự chân thực đến run rẩy và buồn vui đến cháy lòng của một con người luôn khao khát được sống và khao khát được yêu. Dường như trong thơ của Công, những câu chữ đã biến mất, chỉ còn cảm xúc mãnh liệt đang dâng trào đến sôi sục.
Những khi chỉ có một mình, với Nguyễn Hồng Công thơ là tất cả. Thơ là điểm tựa cho cô những lúc muốn gục ngã, buông xuôi và phó mặc cho số phận. Cô đã nương dựa vào thơ, vịn vào những câu thơ ấy mà đứng lên. Thơ đã giúp Công quên đi nỗi đau có thật, quên đi bóng tối và thần chết đang rập rình đâu đó.
Ngoài những bài thơ nói trên, Nguyễn Hồng Công còn có40 bài viết khác cũng đầy chất thơ về cuộc sống thường ngày. Nguyễn Hồng Công rất có duyên với những tản văn. Nhiều mẩu chuyện nhỏ được cô viết bằng cảm xúc lãng mạn và đẹp như một bài thơ văn xuôi. Đọc chúng, người ta hiểu thêm về Công, về bạn bè của cô. Ta hiểu thêm cảm nghĩ của Công về những người thân yêu nhất và những người cùng cảnh ngộ. Và cuộc sống này, cho dù còm rất nhiều nỗi đau và nước mắt; cho dù chỉ như Ở trọ trần gian, nhưng vẫn đáng yêu và đáng sống biết nhường nào! Bởi theo nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì:
Nhân gian về trọ nhiều nơi
Bâng khuâng vì những đôi môi rất hồng
Nguyễn Hồng Công thường nói: Cô tồn tại được cho tới ngày hôm nay, nếu chỉ nhờ nghị lực của bản thân, nhờ sự chăm sóc của cha mẹ và sự tận tình cứu chữa của các bác sĩ thôi thì chưa đủ; mà quan trọng là tấm lòng của bè bạn và đặc biệt là sự động viên của bạn đọc gần xa. Bởi thế, Công muốn dành cuốn sách này để tri ân với mọi người.
Với những ai đã, đang và sẽ còn yêu mến Nguyễn Hồng Công, xin hãy đọc cuốn sách này.
Và như thế, tôi tin là bạn sẽ thấy lòng mình thêm nhẹ nhàng, thanh thản, trân trọng cuộc sống và tình yêu của chúng ta hơn.
 
Để gió cuốn đi

Hãy sống cuộc đời đích thực của mình trong mỗi chúng ta. Rồi ta sẽ trở thành con người mà mình mong muốn, vươn tới những ước mơ mà mình hằng ấp ủ, sẽ hướng tới những điều tốt đẹp và tuyệt vời. Khi đó ta có thể tự hào là đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người khác. Đó chẳng phải là một việc rất đỗi tự hào hay sao?
Một ngày mùa thu khi tôi đang ngồi làm dáng, vuốt keo cho những lọn tóc xoăn của mình, bỗng điện thoại rung lên bần bật.
Một số điện lạ, là máy bàn nhưng ở trong miền Nam.
Giọng một bé gái ngập ngừng:
- Alô, chị ơi cho em hỏi đây có phải là điện thoại của chị Hồng Công không?
Tôi nói ngay:
- Đúng rồi em ạ, chị là Hồng Công đây.
Tiếng reo vui trong máy:
- Em là Hạnh đây.
- Hạnh nào? - Tôi ngạc nhiên.
Tiếng em nhỏ nhẹ, nhưng rất hồ hởi:
- Hạnh ở Sơn Động đây ạ.
Tôi vui quá:
- A! Chị nhớ ra rồi.
- Em thế nào?
Tôi hỏi em. Giống như gặp lại người quen, đối với những người như chúng tôi có lẽ chỉ cần hỏi như vậy là quá đủ rồi.
Tiếng em bên tai:
- Em đọc sách của chị rồi, sao chị giống em đến thế?
Tôi trả lời em:
- Ai cũng phải trải qua từng giai đoạn như vậy mà em. Nó sẽ đến từ từ từng bước một, em có biết không?
Tôi nhớ lại cách đây khoảng mấy tháng.
Đó là một ngày chủ nhật vì không phải vào viện nên tôi về quê thăm bố mẹ. Tôi nhận được một lá thư của một em gái mười chín tuổi đúng bằng tuổi của tôi khi phải gắn cuộc đời với máy móc. Cái tuổi đẹp nhất, thơ mộng nhất của một đời người.
Trong thư em nói em cũng đã bị suy thận cấp, và cũng bị luput nữa. Nhưng em chán nản và bi quan lắm. Em rất muốn có một cuốn sách “Khát vọng sống để yêu” để lấy thêm nghị lực sống tiếp. Tôi đã đi tìm và mua sách của mình và quyết định một chuyến lên thăm em vì “Khát vọng sống để yêu” đã tặng hết rồi.
Bố mẹ không muốn cho tôi đi, lo không đủ sức nhưng khi tôi năn nỉ:
- Con muốn giúp em ấy vì em ấy bi quan lắm, không lạc quan như con gái của bố mẹ đâu.
Nghe tôi nói vậy dù không muốn, bố mẹ cũng đồng ý để cho tôi đi. Nhà em ấy cách nhà tôi gần trăm cây số mà toàn là rừng núi thôi, thật là khó đi. Đồi núi trùng điệp, ngồi sau xe máy mà long sòng sọc, cảm giác các bộ phận trong cơ thể mình long hết ra mất.
Ôi! Có thể gọi đây là “một chuyến xe bão táp”.
Mặc dù mệt, tôi vẫn không quên thưởng thức những mùi hương dịu ngọt của những cây hoa dại ven đường.
Phong cảnh thật đẹp và dễ chịu. Tôi nói với anh chở mình:
- Em chỉ ao ước có một cái máy ảnh, để ghi lại những nơi em đã đặt chân đến thôi, nhưng không có, thật tiếc quá, nhưng không sao phải không anh, mình cứ khắc sâu nó vào trong tim là được, anh nhỉ?
Tìm đường mãi cuối cùng cũng đến nhà em nhưng em lại vào miền Nam mất rồi.
Tôi hơi buồn.
Khi anh chở tôi đi, hai anh em nói chuyện, tôi phát hiện anh ấy cũng bị bệnh suy tim độ hai và cũng chán nản lắm. Tôi tặng anh cuốn sách của mình.
Hôm nay anh gọi điện và cám ơn vì điều đó tiếp thêm sức lực cho anh. Tôi cảm thấy vui lắm.
Không ai tin là tôi đã đi xa như vậy chỉ để tặng sách cho một em bé người dân tộc cả. Tôi rất vui vì có thể giúp người khác dù chỉ về tinh thần thôi. Tôi muốn có thật nhiều sách để tặng các em vùng sâu vùng xa, những nơi khó khăn và thiếu thốn. Tôi phải làm sao để có những cuốn sách ấy bây giờ? Tôi sẽ cố gắng làm tất cả mọi việc.
Hôm nay lại ốm rồi vì hôm qua bị ngấm nước mưa, nằm bẹp rồi nhưng tôi rất vui.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trên đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em có biết không? Để gió cuốn đi...”. Gió sẽ cuốn những tấm lòng thơm thảo đi khắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất tăm tối. Mang lại hạnh phúc cho những người đau khổ. Tôi luôn mong muốn mỗi người chúng ta hãy gửi theo gió những tấm lòng của mình để cứu giúp bao người bất hạnh.
Tôi rất vui và luôn cố gắng truyền tình yêu cuộc sống, tình yêu thương của mình cho những người kém may mắn... để cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. Chúng ta cần cố gắng nhiều hơn nữa phải không các bạn của tôi?
Chúc mọi người hạnh phúc và sống vui.
Em Hạnh yêu quý của chị. Chị em mình đều biết sức lực của chúng ta có hạn. Nhưng xung quanh chúng ta có những người bạn thật tốt. Dù đó chỉ là những lời động viên hay những lúc cùng nhau chịu đựng đau khổ nhưng tất cả, tất cả đều làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc có đúng không em?
Đau khổ làm cho ta thấy hạnh phúc hơn đó em ạ.
Tôi luôn cầu mong những người bạn của tôi và tất cả chúng ta luôn may mắn và thành công trong cuộc sống. Chúng ta sẽ vững bền mãi với thời gian.
Hạnh ơi, tất cả những người bạn bên tôi ơi, hãy cố lên! Và chúng ta cùng hẹn với nhau, sẽ gặp nhau ở một nơi nào đó...

 
Thương lắm... tôi ơi!

Hãy chấp nhận bản thân mình. Dù nó có xấu đến mức nào đi chăng nữa cũng không được phép rũ bỏ, vì đó là mình, là chính con người của mình. Phải yêu thương những gì thuộc về con người, cho dù nó có tồi tệ đến mức nào đi nữa.
Lần đầu tiên khi tôi cảm nhận được mình xấu xí như thế nào, đó là khi tôi mười chín tuổi, cái tuổi tràn đầy sức sống của đời một con người. Ở cạnh nhà tôi có một em bé bốn tuổi, em rất quấn quýt tôi và tôi cũng vậy, rất mến bé.
Ấy thế mà sau khi mấy tháng nằm viện về, trông thấy bé theo một thói quen, tôi chạy ra bế em. Các bạn có tưởng tượng được không, em bé không theo tôi đã đành mà còn khóc thét lên nhìn tôi giống như tôi là một sinh vật lạ vậy.
Tôi sững sờ và biết rằng mình thực sự xấu xí, xấu đến mức em bé hoảng lên khi thấy hình dáng của tôi: da xanh xao vàng vọt, gầy không thể gầy hơn, khuôn mặt hốc hác... tôi nhận thấy rằng mình xấu đi quá nhiều. Lúc đó tôi thực sự căm thù bản thân mình. Tôi ghét bản thân mình lắm. Tôi luôn có một ý nghĩ là tại sao mình lại xấu như vậy chứ, xấu đến mức trẻ con còn phải sợ. Tôi cứ đắm chìm triền miên trong luồng suy nghĩ đó, nó làm cho tôi thực sự mệt mỏi và u uất.
Mãi sau này tôi mới hiểu nếu tôi cứ có suy nghĩ này, tôi sẽ bị stress và cũng sẽ chẳng thay đổi được gì. Nếu mang một khuôn mặt mệt mỏi nó càng làm cho tôi xấu xí hơn mà điều này thì tôi không muốn một chút nào.


Vậy là không được phép và chẳng tội gì mà một mình ngồi uống nỗi đau vào bên trong cả, hãy mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài. Còn có rất nhiều người vẫn cần đến con người tôi mặc dù tôi bị như vậy...
Tôi nhận thấy mình rất may mắn, thực sự may mắn, khi được rất nhiều người gửi gắm tình cảm của mình. Mà tình cảm ấy dù có đi tìm kiếm, xới tung mọi thứ lên cũng không chắc rằng tôi sẽ tìm được.
Và nhận ra nữa là tôi thuộc loại người có phước, bị lupus, bị suy thận mà sống đến nay là 17 năm. Tuy là bệnh thì không thể khỏi được mà ngược lại càng ngày càng nặng, nhưng tôi rất bình an.
Khi đối mặt với những thử thách mới trong cuộc sống, tôi luôn thấy mình khôn lớn hơn. Tôi luôn sống vui vẻ để không làm mờ đi những niềm vui cuộc sống của tôi dù chỉ là rất nhỏ nhoi.
Không ai là người vẹn toàn cả. Mỗi một ngày lặng lẽ trôi đi, tôi nhận ra nhiều điều mới mẻ. Những điều trăn trở, những buồn vui lẫn lộn cũng vơi dần theo năm tháng.
Niềm hy vọng của con người cũng vậy. Thế nhưng, chúng ta cứ ước mơ, cứ hy vọng thật nhiều để có thêm năng lượng tiếp tục sống.
 
Ước mơ tuổi thơ

Ước vọng đó, rồi cũng có lúc vơi cạn. Vì những điều mơ ước, hy vọng, tôi đều không đạt được. Lúc đó, tôi cảm thấy thừa thãi, vô dụng vô cùng, sống trên đời chẳng để làm gì cả, thà chết... có khi lại còn hơn.
Nhưng một lúc nào đó niềm hy vọng lại đến. Tôi lại tiếp tục ước mơ. Tôi hiểu ra một điều: ước mơ là điều kỳ diệu và tuyệt vời nhất mà tạo hoá đã ban tặng cho con người ở cuộc sống này.
Tôi là người rất tham lam nên thường có nhiều ước mơ lắm. Ước mơ đầu tiên trong cuộc đời là khi bắt đầu biết suy nghĩ, tôi nhớ rất rõ, tôi ước có bố, ước mơ được bố đưa đến trường và đón khi tan học.
Mồ côi cha khi vừa tròn ba tháng tuổi, nên tôi không thể cảm nhận được tình cảm của một người cha đối với con như thế nào, vuông hay tròn hay là hình gì nữa? Tôi không thể biết được. Khuôn mặt, hình dáng cha tôi cũng không nhớ nổi, vì tôi còn quá bé, tôi mới có ba tháng tuổi mà. Tôi thật ngốc. Ngốc đến nỗi không nhớ nổi khuôn mặt cha. Và cho đến tận bây giờ tôi vẫn không biết được khuôn mặt cha của mình thế nào?
Tôi luôn ao ước, luôn thèm khát. Tôi thèm cả những trận roi vọt, khi nhìn thấy bạn của mình bị cha đánh, tôi ao ước, ao ước vô cùng đó là người cha của mình. Bạn khóc, tôi cũng khóc, khóc cho bạn, hay cho mình tôi cũng không biết nữa.
Nhưng lúc đó tôi cảm thấy mình hạnh phúc lắm, hạnh phúc vì được đòn roi.
Sẽ có nhiều người cho tôi là không bình thường, vì ai lại cảm thấy hạnh phúc với roi vọt bao giờ nhưng tôi tin sẽ có ai đó, dù là một vài người nào đó sẽ đồng cảm với tâm trạng của tôi.
Ước mơ thứ hai tôi cũng nhớ rất rõ đó là: hai mẹ con nước mắt giọt ngắn giọt dài hì hục lấy bát nhựa tát nước từ trong nhà ra. Trời mưa to, làm dột căn nhà bé nhỏ của mẹ con tôi. Nước ở trong nhà cũng lênh láng. Nên chẳng biết đâu là trong nhà đâu là ngoài sân nữa. Khi ấy, tôi đã ao ước có một căn nhà nhỏ thôi, đủ để che mưa che nắng.
Hai ước mơ hồi nhỏ của tôi đã trở thành hiện thực. Tôi đã có bố, gia đình tôi đã có căn nhà che nắng, mặc dù nếu trời mưa nước mưa vẫn rớt vào trong nhà, nhưng như vậy đã là tuyệt lắm rồi.
Tôi nhận ra được một điều cuộc đời rất đơn giản, nếu ta biết ước mơ thì dần dần ước mơ giản dị mà thiêng liêng kia cũng có ngày sẽ trở thành hiện thực.
 
Cánh cửa này khép lại, cánh cửa khác sẽ mở ra


Hãy nhìn vào chính cuộc đời mình mà hoạch định ra con đường mình đi, có thể không thành công đối với người khác nhưng đã thành công với chính bản thân mình rồi.
f_298837.file

Thời gian gần đây tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại từ những số điện thoại lạ (từ những con người không xa lạ, tôi nhận thấy như vậy) gọi đến để chia sẻ, động viên. Nhưng cũng có khi là những cuộc điện thoại để nhận những lời chia sẻ của tôi.
Đêm nay cũng vậy, khi tôi đang ngồi trải lòng mình vào những trang blog trong ngôi sao blog (Ngôi nhà của blog Việt), chuông điện thoại lại reo. Lần này tôi cảm thấy có một điều gì đó không ổn. Mình linh cảm như thế. Hay có lẽ trời âm u hơi buồn và lạnh nên tôi cảm thấy thế.
Đêm tĩnh lặng quá, chỉ còn mình tôi chống chọi với cuộc đời thì đúng hơn.
Đúng như linh cảm của tôi khi vừa mở máy:
- Alô, tôi xin nghe.
Thì đầu máy bên kia là những tiếng nấc ngẹn ngào:
- Chị có phải là chị Hồng Công không?
Tôi trả lời:
- Chị đây, có chuyện gì xảy ra với em sao?
Giọng em run run:
- Chị à, em sắp chết rồi, chỉ còn sống được mấy tháng nữa thôi, em chán và mệt mỏi, đau đớn lắm rồi. Em chỉ muốn cái chết đến thật nhanh thôi.
Tôi đã từng trải qua nhưng giai đoạn như vậy nên tôi hiểu, những câu hỏi hay những lời động viên lúc này không thừa nhưng cũng không cần thiết.
Thế nên, tôi nói với em:
- Nào cô bé, em hãy can đảm lên chứ. Em đã đọc sách của chị chưa?
Một tiếng nấc rất to:
- Em đọc rồi chị ạ.
Tôi nói:
- Đọc rồi phải có nghị lực thêm chứ?
Tiếng em trả lời tôi:
- Có thêm nghị lực em mới dám gọi điện cho chị.
Nhớ về một người đó từng động viên mình nên tôi nói với em:
- Em muốn khóc phải không? Vậy em cứ khóc đi, khóc xong hãy nói cho chị biết có chuyện gì nào?
Qua một hồi im lặng, giọng em đã đỡ nức nở hơn nhưng vẫn run run:
- Chị ơi em bị ung thư, chỉ còn sống được ba tháng nữa thôi chị ạ.
Nói với em can đảm lên nhưng chính tôi lại muốn khóc.
Trời ơi, em mới có hai mươi lăm tuổi, con em mới vừa đầy năm.
- Chị ơi con em còn nhỏ quá, rồi đây không có mẹ, con em sẽ khổ lắm!
Tiếng khóc của em như cố kìm nén.
Biết nói gì với em bây giờ?
- Không sao đâu em, rồi chúng lớn lên chúng sẽ hiểu là em rất yêu chúng thôi mà. Dù ở đâu em vẫn yêu chúng phải không?
Giọng em rất nhỏ:
- Chị ơi em chỉ xin thêm một chút thời gian nữa thôi để con em lớn thêm, em chỉ cần thế thôi. Vậy mà cũng không được chị à.
Tiếng khóc lại bật lên, không nức nở nữa mà là vỡ oà.
Tôi biết nói với em thế nào đây, lòng tôi cũng nghẹn lại:
- Em à, người ta khoẻ mạnh họ cố gắng ít, chị em mình phải cố gắng nhiều, thời gian của mình ít thì mình làm việc nhiều lên, nhanh lên. Em cứ khóc đi nhưng em phải hiểu đời người cũng chỉ là vô thường thôi mà, em phải nhận ra nó em nhớ chưa em? Cuộc đời con người ta cũng chỉ như những cơn mưa, cũng có đầu và có cuối, xuất hiện và rồi lại tan vào đất trời mà thôi. Em hãy sống hết mình với một chút thời gian ít ỏi còn lại em nhé.
Những ước mơ bình dị của em là được sống cũng không đạt được.
- Đời là bức tranh đẹp em ạ. Em hãy vẽ và tô điểm lên đó như những bông hoa tuyệt vời đi nhé.
Em nói:
- Chị ơi, em đã trải qua ba cái thứ bảy từ khi phát hiện ra bệnh rồi, không biết sống được thêm bao nhiêu thứ bảy nữa hả chị?
Em hỏi tôi, tôi biết trả lời em sao đây? Ai có thể trả lời giúp tôi?
Cuộc điện thoại làm rối tâm trạng tôi, mũi thì cay cay, mắt thì đầy nước từ bao giờ chính tôi cũng không biết nữa.
Em không bi quan, em không tuyệt vọng nhưng những nỗ lực của em đều bị vô vọng.
Có nhiều cái để cười nhưng cũng có nhiều thứ khiến tôi phải rơi nước mắt lắm. Mọi thứ đều sẽ đi qua rất nhanh. Và rồi, một ngày cũng sẽ hết.
Những câu chuyện như thế này với ai đó có thể họ sẽ quên ngay. Còn đối với riêng tôi, tôi không thể quên, nó sẽ in sâu trong não tôi.
Có lẽ tôi đã quá già nên những chuyện như thế này nó luôn nhớ và khắc ghi trong lòng mà tôi không thể quên dù một chút nhỏ nhoi. Rồi có lẽ tất cả sẽ ổn thôi, tôi tin và cầu mong như vậy.
Tôi không khóc hay là khóc mà mình không biết nhỉ? Chỉ thấy mặn chát nơi đầu lưỡi.
Tim đau nhói. Có những điều nói thì đơn giản nhưng thực hiện nó thì không dễ một chút nào cả. Nói với em đừng lo lắng nhưng chính mình lại đang nghĩ về em nhiều lắm.
Thành phố thì vẫn lung linh ánh đèn sáng trưng và đầy ắp những âm thanh hỗn độn. Xe cộ vẫn ồn ào, sôi động nhưng tôi thì vẫn hay bị mất ngủ mỗi đêm vì những cuộc điện thoại như thế này.
Hãy nhìn vào chính cuộc đời mình mà hoạch định ra con đường mình đi, có thể không thành công đối với người khác nhưng đã thành công với chính bản thân mình rồi.
Tôi nhận ra rằng hãy mang tình yêu đến cho những người đã làm nên chúng ta, mang đến cho những ai thiếu thốn tình cảm trong tâm hồn, mang đến cho thế giới xung quanh mình bằng mọi cách mà ta có thể. Em đã mang đến và để lại cho cuộc đời một thiên thần đáng yêu rồi đó em có biết không? Em không lẻ loi đơn độc đâu.
Thời gian sẽ không dừng lại và cũng sẽ chẳng bao giờ quay lại để cho ta nuối tiếc hay làm lại nữa. Hãy cố gắng sống sao để không phải hối hận và nói nếu như giá như sống lại ta có thể làm được đúng không em?
Mọi chuyện cũng sẽ chỉ là tương đối nếu được tính bằng ngày, bằng tháng. Thậm chí là từng giờ từng phút một. Nếu như không đau ốm thì ta sẽ làm gì trong cuộc đời của mình, lỡ đâu rất tẻ nhạt thì sao?
Em yêu quý, bất cứ nơi nào em đến trên thế gian này, kèm theo nụ cười thân thiện trên môi và cái nhìn nhân ái trên khoé mắt kèm theo một khuôn mặt rạng ngời thì em đều có thể tìm thấy những cánh cửa mới, những chân trời mới tươi đẹp.
Vì thế cho nên em hãy hoà nhập vào tất cả để ánh mắt và nụ cười của em được lên tiếng trong cõi bao la vĩnh hằng em nhé.
Cuộc sống, đôi khi có những điều mà ta không mong muốn nhưng nó vẫn cứ xảy ra nên ta phải chấp nhận và đương đầu với nó thôi.
Để em quan tâm và để em biết rằng bước vào cuộc đời này không phải là dễ nên em hãy tự tin bước vào cuộc sống mới nhé. Mong em hãy vững tin trong cuộc sống dù rất ngắn ngủi.
Hai tháng sau, cái ngày mà không khí âm u, ngột ngạt, oi bức, sấm chớp ùng oàng, những đám mây đen xuất hiện mang theo dự cảm bất hạnh, tôi nhắn tin để hỏi xem tình hình của em. Nói thật ra là tôi không đủ can đảm gọi cho em. Tôi không đủ can đảm vì tôi sợ, tôi sợ câu trả lời, tôi sợ kết quả... Và cũng đúng như linh tính của tôi.
Những tin nhắn của tôi gửi đi:
“Em à! Em sao rồi? Im lặng quá!”
Luôn luôn nhận được câu trả lời cũng im lặng thậm chí còn lạnh lùng hơn câu hỏi của tôi: “Tin nhắn của bạn gửi đi không thành công!”.
Nhiều tiếng nấc, tiếng nấc thổn thức trong lòng, như có ai xát muối, như có ai bóp nghẹt gan ruột mình. Giờ đây, tôi có thể kiềm chế được tiếng khóc của mình, không tu tu như hồi xưa nữa. Hay là tâm hồn tôi đang dần chai lì trước sự mất mát của những người tôi yêu thương?
Cũng có thể ông trời đang thử thách sức chịu đựng của tôi?
Đau đớn tôi chịu được, nghèo đói tôi cũng chịu được, bao nhiêu áp lực cũng vượt qua hết, nhưng những sự mất mát như thế này là quá lớn, tôi không hề muốn và cũng không thích một chút nào cả.
Tôi là người vẫn rất nhạy cảm với những gì nhỏ nhất nên tôi vẫn cảm nhận được đầu đau, tim đau ghê gớm lắm, nhói buốt.
Lòng chùng xuống và tôi hiểu rằng, tôi đã mất đi một người bạn, một người bạn nữa mà tôi chưa hề biết mặt. Có thể chúng tôi tiếp tục gặp nhau ở kiếp khác, ở một nơi khác chăng? Có thể lắm chứ.
Tôi luôn tin và mong là như vậy.
Cầu mong em được siêu thoát vì hơn ai hết tôi hiểu rằng em còn vương vấn với đời nhiều lắm.
Tất cả mọi điều tôi gặp trên đời này đều có ý nghĩa, trong thâm tâm tôi khi đã yêu hay là dành tình cảm trọn vẹn cho một ai đó thì còn có rất nhiều điều cần phải nói lắm...
Đã từ lâu rồi tôi luôn chuẩn bị ngày kết thúc của cuộc đời mình, không luyến tiếc, làm được việc gì thì cứ làm, để lại cái gì thì để. Vừa làm vừa chuẩn bị kết thúc, không lo lắng, không hối hận, tất nhiên làm việc gì tôi cũng cố gắng hết sức của mình nhưng nếu chưa hoàn thành mà kết thúc thì cũng không sao cả.
 
Trái tim... hát


Hai tháng nay, tối nào giờ đó em cũng gọi điện cho tôi, em hỏi tôi đủ thứ chuyện trên đời, chuyện trên trời dưới biển như bất cứ những bệnh nhân nào. Từ chuyện chế độ ăn uống đến vấn đề thuốc thang và cả về tình cảm nữa (cái này có vẻ quan trọng nhất, chuyện tình yêu mà). Biết được điều gì tôi nói cho em điều đó. Chúng tôi chia sẻ với nhau đủ mọi chuyện.
f_302896.file

Nhưng một hôm em nhắn tin cho tôi có vẻ bực bội, ấm ức lắm tôi cảm nhận điều đó trong câu từ của em.
Em viết trong điện thoại:
- Chị ơi, sao có người lại vô tâm đến thế. Họ nói em chạy thận rồi còn yêu với đương làm gì, thằng nào bị thần kinh thì mới yêu mày. Thế có tức không chứ. Em cứ buồn lắm..
- Rồi sao nữa em?
- Em chán và cảm thấy mình sống chẳng để làm gì. Em thấy đời mình vô dụng chẳng có ý nghĩa gì cả. Đấy chị thấy không, em không ngờ những người đó lại có thể nói như thế, cái người mà đáng lẽ ra phải động viên em. Họ nói những điều không hay, cười cợt chế nhạo em. Em ghét họ. Chẳng lẽ quyền yêu và được yêu em không có à? Em cũng là một con người bằng xương bằng thịt, em cũng có một trái tim, một khối óc kia mà...
Ôi trời! Một người con gái nhạy cảm bị tổn thương.
Tôi biết em là cô gái trẻ thông minh, một người con gái vui vẻ, dễ mến. Nhưng tôi cũng biết có những thành kiến kì thị của con người. Đó là thói quen tưởng chừng vô hại nhưng đã giết chết cái quý giá nhất là tâm hồn mà cuộc sống đã đem lại cho chúng tôi.
Cho dù thế nào thì việc yêu đương là tình cảm, là nhu cầu tối thiểu của một con người. Chẳng có văn bản nào, cũng chẳng có bộ luật nào cấm người suy thận được yêu, được kết hôn cả...
Có lẽ tôi đã quá già ở tuổi ba mươi, vì tôi luôn thích hồi tưởng về quá khứ.
Tôi với đôi mắt và trái tim tuy chưa hiểu hết mọi sự việc trên đời nhưng dù sao với kinh nghiệm ốm đau lâu năm của mình cũng có thể chia sẻ với em một chút.
- Chị sẽ kể cho em nghe tâm trạng của chị những lúc như thế, lúc đó nhiều khi chị cũng cảm thấy buồn những người vô lương tâm, những người đã làm ta bị tổn thương, những lời nói của người độc ác, những người được hưởng quá nhiều ưu ái. Nhưng em có biết không chính cái sự ghét, sự thù hận đó chỉ làm cho chúng ta mệt mỏi hơn thôi. Vậy cho nên cái gì có thể thì em nên tha thứ, hãy tha thứ tất cả cho họ em sẽ thấy nhẹ lòng.
- Em hãy coi nó là một món quà của họ tặng cho em. Mà đó là những món quà mà em không thích thì em hãy cứ gói gọn lại và trả lại cho họ. Đó là lời của một người mà chị vô cùng yêu quý đã tặng cho chị, em thử áp dụng xem sao? Chị đã áp dụng rồi và thấy hiệu quả rất tốt.
Một hôm tôi ở bệnh viện về rất muộn. Mọi người tỏ ra lo lắng đã hỏi tôi đi đâu và làm gì?
Tôi đã ở lại trong bệnh viện, một người đồng cảnh ngộ đã phải nằm trong phòng cấp cứu.
“Bạn ấy bị sốt rét”. Tôi trả lời mọi người. Tôi biết bạn ấy giờ đây như những ngọn lá mềm yếu run rẩy trong mưa. Đang ở giữa ranh giới quá mỏng manh giữa sự sống và cái chết.
- Nhưng em ở đó thì có giải quyết được vấn đề gì đâu, mọi chuyện đã có bác sĩ rồi, em cũng đâu có khoẻ.
Có người tỏ vẻ nghi ngờ.
Đúng thế, tôi ở đó để bạn ấy nhìn thấy tôi đang hiện hữu, và nắm tay tôi, chỉ có vậy thôi.
Vậy đó, tôi tin rằng trong chúng ta ai cũng biết sẻ chia nỗi lo âu và sợ hãi. Con đường mà chúng ta đang đi rất dài. Con người của chúng ta cũng chỉ là một cỗ máy, dù không ai muốn nhưng cỗ máy đó chẳng đôi lần hỏng hóc cần được sửa chữa, bảo dưỡng. Lúc đó chúng ta cần sự an ủi và chia sẻ lắm chứ.
- Em ơi, hãy cứ để tình yêu của em thật tự nhiên em nhé. Em hãy cứ yêu thương bằng tình cảm chân thành nhất của mình. Chắc chắn là có một cái kết thật đẹp sẽ mỉm cười với em. Hãy tin là như thế, em nhé.
Chúng tôi bị bệnh, điều đó không có tội gì cả. Nhưng có rất nhiều người lại nghĩ khác, họ cho rằng đó là một cái nợ khủng khiếp của cả gia đình và xã hội.
Nói tóm lại, chỉ những người cha người mẹ là thương yêu con của mình nhất, cho dù đứa con đó có ra sao đi nữa, dù con có tàn tật, nghiện ngập, hay ốm yếu, xấu xí đến mức nào thì cha mẹ đều vẫn rất yêu thương.
Chúng ta sinh ra trên trái đất này ai cũng có đến hai chân, hai tay, hai mắt... nhưng có duy nhất chỉ một trái tim. Mà nó lại nằm sâu trong lồng ngực. Nó luôn đập rộn ràng và nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương và trân trọng. Lòng yêu thương cho đi sẽ không bao giờ mất mà ngược lại sẽ nhận lại rất nhiều.
Đây là lá thư em đã gửi cho tôi
TP. HCM ngày 29-4-2008
Chị yêu mến!
Lúc này thế nào rồi? Thời tiết thay đổi chị mệt lắm phải không? Bố mẹ chị đều khoẻ chứ? Cho em gửi lời chúc sức khoẻ đến bố mẹ chị nhé, chúc bố mẹ chị có thật nhiều sức khoẻ, đặc biệt là chị, chị cũng nên giữ gìn sức khoẻ. Chúc chị có thật nhiều niềm vui và nhiều hạnh phúc.
Chị ơi! Hôm em nhận được ảnh của chị, chị biết em vui đến thế nào không? Em đem ảnh của chị đi khoe với tất cả mọi người trong khoa thận, người nào cũng khen chị xinh đẹp. Thấy em vui, mọi người ai cũng vui lây. Em cảm thấy thật hạnh phúc khi được làm bạn với chị, một người con gái thật kiên cường, em cũng muốn giống chị dù trong người có bao nhiêu bệnh tật cũng không nản lòng mà sống một cách thật lạc quan, em cũng vậy dù bệnh tật hay gian khó, em cũng quyết không lùi bước, không ngã quỵ. Phải luôn sống thật vui vẻ và luôn yêu đời để ba mẹ được yên tâm. Họ không còn buồn rầu vì thấy con mình u sầu vì bệnh tật nữa.
Chị! Thật ra em rất muốn viết thư hoặc nhắn tin cho chị, muốn nói rất nhiều chuyện, muốn quan tâm chia sẻ với chị những vui buồn, muốn được động viên chị nhiều hơn... nhưng em sợ, nói càng nhiều thành ra càng dở. Mà lại càng làm chị buồn thêm, bởi vì em viết văn không hay, không biết nói thế nào để người khác vui lòng nên không có can đảm viết nhiều.
Thôi thì em cứ viết ít dòng tâm sự gửi đến chị. Đó là tấm lòng của em ở đó.
Hôm nhận được thư chị, em muốn hồi âm ngay cho chị nhưng em bận quá không có thời gian, đến hôm nay em mới viết thư hồi âm được.
Tại vì ở chỗ em làm đang thiếu nhân viên nên em phải làm thêm, và cả chạy thận nữa. Ngay bây giờ đây viết bức thư này là em đang ngồi chạy thận đó, tranh thủ thời gian viết cho chị để chị khỏi trông. Đừng buồn vì em hồi âm trễ nhé (nói vậy thôi chứ, em biết chị không buồn vì em đâu!)
Đây là ảnh của em tặng chị, em hi vọng sẽ có ngày được gặp chị ở ngoài đời chứ không phải trên ti-vi hay qua ảnh. Lúc đó chị em mình chắc có nhiều chuyện để nói lắm, có khi cả ngày không hết chuyện.
Hẹn chị ở lá thư khác nhé, chúc chị có thật nhiều sức khoẻ.
Nhớ chị nhiều!
 
Chị ơi! Xấu lắm, biết không!


Có những giây phút ngọt ngào đến rồi nó lại ra đi, sẽ không cái gì có thể gọi là vĩnh cửu tan biến như bọt bong bóng xà phòng. Có những người đi qua cuộc đời ta, nhưng để lại bao ấn tượng khó phai, dù chưa một lần được gặp. Có những chuyện gặp gỡ tưởng là rất vui, nhưng lại là sự chia ly mãi mãi.
f_306719.file

Chỉ nói chuyện với chị qua những cuộc điện thoại, chỉ mới được tâm sự với chị qua những dòng tin nhắn thôi mà tôi cảm thấy có cái gì đó rất gần gũi thân thiết, và cũng chẳng có nhiều thời gian để quan tâm tới chị.
Nhưng trong đầu, tôi luôn có kế hoạch khi có điều kiện nhất định sẽ đến thăm chị. Qua những dòng tin nhắn và những cuộc điện thoại tôi biết rằng chị bị bệnh gì đó cũng rất nặng vì lần nào nói chuyện với tôi nghe giọng chị rất yếu ớt và chỉ có nước mắt ngẹn ngào.
Tôi dự định một ngày gần đây sẽ ghé qua thăm chị.
Ngày 20 tháng 10. Chà, ngày của phụ nữ mà, phải nhắn tin chúc mừng các chị đã chứ. Người đầu tiên tôi nghĩ tới là chị Mai.
Nói gì với chị bây giờ nhỉ, không thừa nhưng cũng không cần thiết những câu chúc sáo rỗng... chỉ đơn giản:
- Chị ơi, nhân ngày 20 tháng 10, em chúc chị mạnh khoẻ vui vẻ, chị em mình chỉ cần thế thôi chị nhỉ, để còn cười tươi như em nữa chứ!
Viết xong rồi gửi tin nhắn cho chị thôi.
Ba ngày không thấy trả lời tin, tôi cảm thấy có điều gì bất ổn.
Bây giờ tôi mới biết cảm giác chờ đợi tin tức của một người sắp rời trần thế nó dài như thế nào. Đó không phải là sự chờ đợi bình thường mà là một sự đợi chờ trong vô vọng. Những ý nghĩ vớ vẩn hiện ra trong đầu tôi.
Thế mới biết nhiều bạn mỗi ngày đều nhắn tin cho tôi và chờ đợi câu trả lời chỉ để biết rằng tôi còn hiện hữu trên đời.
Mười ngày sau thì nhận được tin nhắn từ số máy của chị khi đang nằm trên gi.ường lọc máu. Vui không thể tả được, như là gặp lại người quen sau bao ngày xa cách vậy. Tôi muốn kể cho chị nghe thật nhiều, rất nhiều chuyện mới.
Mở máy ra.
Số máy thì quen nhưng sao những dòng tin nhắn kia thì xa lạ quá. Những con chữ đáng ghét nhảy múa trước mắt tôi:
- Chị ơi! Cám ơn chị đã gửi lời chúc đến chị của em, nhưng chị ơi, chị em... mất rồi. Nhưng số máy này vẫn để trên bàn thờ chị. Chị là bạn của chị em à?
- Ừ... chị là bạn mới thôi.
- À, chị là tác giả của cuốn Khát Vọng Sống Để Yêu phải không ạ? Em và gia đình cám ơn chị nhiều lắm, vì nhờ có cuốn sách đó chị em đã kéo dài thêm được sự sống.
Chỉ kéo dài thêm được ba mươi ngày thôi ư? Tôi muốn chị kéo dài thêm nhiều nữa cơ...
Trời ơi! Sao chị ra đi nhanh thế? Em vẫn chưa kịp gặp mặt chị mà? Tại sao chị không chờ để chị em mình gặp nhau. Chị xấu lắm chị có biết không? Chị chẳng can đảm gì cả!
Hụt hẫng, tim tôi ngẹn lại, không khóc mà cũng không thở được.
Chỉ kịp nhắn lại: Thật vậy ư?
Không thể nói một câu chia buồn với gia đình nữa. Có lẽ gia đình nhận quá nhiều lời chia buồn rồi. Bây giờ mình có nói thì càng làm họ đau lòng thêm.
Không biết nỗi buồn trong mắt mình là gì ai có thể đọc và hiểu được chính tôi cũng không hiểu nổi, chỉ biết là rất buồn thôi.
Buồn không thể tả được. Trên đời này không có gì là không thể làm được, chỉ có cái chết là không thể cứu vãn được thôi. Tôi vẫn lưu số điện thoại của chị vào trong máy. Người em gái bé bỏng của chị cho tôi biết chị bị ung thư, lúc phát hiện được thì đã là giai đoạn cuối rồi. Đau chị vẫn đi làm, đau cũng chịu đựng một mình. Được một tháng thì chị ra đi. Chị có người yêu, hai anh chị rất yêu nhau và chờ nhau thành đạt từ rất lâu rồi. Cuộc sống của anh chị đang tràn ngập hạnh phúc. Tình yêu đó sẽ chắp cánh cho một mái ấm gia đình hạnh phúc. Cuộc sống đang mở trước mắt đầy lạc quan và hy vọng.
Khi phát hiện ra bệnh cũng là lúc chị đọc cuốn sách: Khát Vọng Sống Để Yêu.
Chị Mai ơi, tất cả mọi người vẫn nhớ đến chị, mẹ chị, người yêu chị và cả em nữa, chị không cô đơn lẻ loi đâu.
Chị Mai ơi! Khi một cánh cửa đóng lại, một cánh cửa khác lại mở ra. Điều chị cần làm là thôi không chờ đợi nơi cánh cửa đã đóng. Hãy tìm một cánh cửa khác đang mở ra cho mình chị nhé. Một cánh cửa mới tươi đẹp hơn, sáng sủa hơn
 
Xóm chạy thận


Đã bước đến tuổi ba mươi, mỗi khi hè về, nhìn những chùm hoa phượng nở đỏ rực một góc trời, lòng tôi lại nao nao xúc động nhớ về trường, về lớp, về những cảm xúc như thời còn đi học.
f_310706.file

Tôi không biết phải viết và diễn tả cảm xúc của mình như thế nào, nhưng trong tôi lúc nào cũng có cảm giác ấm cúng trong dãy nhà trọ của mình.
Khi nghĩ về nó lúc nào tôi cũng thấy lâng lâng hạnh phúc, xa nó thì rất nhớ. Tất cả chúng tôi trong dãy nhà trọ như một gia đình vậy. Ai đáng tuổi ông bà thì là ông bà, ai đáng tuổi bố mẹ thì là bố mẹ, ai ở tuổi anh chị thì là anh chị, ai ở tuổi em thì là em. Một gia đình nhiều thế hệ.
Có một người cấp cứu là cả dãy xúm lại lo lắng.
Một người ra đi lại buồn như chính người thân yêu của mình vậy.
Cảm giác thân thương ngập tràn đong đầy trong tim.
Xóm của tôi rất nghèo, điều đó không phải bàn cãi gì thêm. Lúc nào họ cũng hớt hải vội vàng giống như tôi mà chẳng đâu vào đâu cả.
Đó là lý do tôi phải vội vàng. Tôi còn rất nhiều thứ muốn lắm. Tôi muốn làm gì đó để tạo việc làm cho những người xung quanh, muốn mọi người có công ăn việc làm ổn định, để có thêm thu nhập dù một chút thôi.
Dù con nhà giàu hay nhà nghèo, ốm đau hay khoẻ mạnh đều có nhu cầu được hưởng thụ những trò vui và những giấc mộng lành.
Bất cứ ai cũng vậy có được ít tiền, hay khi mua sắm được thứ đồ gì thì vui mừng đi khoe khắp xóm vui sướng hơn mọi niềm vui có trên đời này vậy. Tôi ở một mình một phòng. Những lúc đi chạy thận về mệt bở hơi tai.
Đói mà không có gì cho vào bụng cả. Mì tôm là người bạn trung thành, có khi pha mì tôm ăn tạm chống đói.
Có hôm đang ăn ngon lành thì chị hàng xóm sang mắng cho một trận:
- Đã ốm lại còn ăn mì tôm thì chịu làm sao được.
Tôi chỉ cười:
- Em quen rồi.
Chị lại mắng yêu tôi:
- Quen gì, lười thì có.
Và chị lại lấy cơm của nhà chị sang cho tôi ăn. ấm lòng lắm. Những chuyện đó với tôi là cả một sự hạnh phúc. Tôi được nhận nhiều lắm tình cảm của mọi người, tôi trân trọng tất cả.
Phòng của tôi rất nhỏ nên mùa đông lạnh lắm, tôi thường nhét giấy vào các khe hở trong cánh cửa cho gió khỏi lùa vào phòng. Một mình ở đã lạnh lắm rồi, gió lùa vào còn lạnh hơn nhiều.
Nhiều người đến thăm tôi, họ không thể chịu được cảnh này, họ bảo sao không chuyển đi nơi khác, ở thế này làm sao mà chịu nổi? Cũng có nhiều khi, tôi cũng muốn chuyển đi nơi khác nhưng không hiểu sao lại bám lại nơi này, chẳng ai muốn rời đi. Nơi đây là một thời tuổi trẻ tôi đã sống trọn với nó.
Gần mười năm rồi, nơi đây đã ghi lại biết bao ký ức, bao kỷ niệm đáng nhớ của tôi. Nơi đó có những tiếng cười của sự hồn nhiên, có những trò đùa nghịch ngợm của mọi người, trong đó có tôi.
Ai cũng thấy và chắc cũng không ít người day dứt về sự thiếu công bằng trong cuộc sống. Người giàu thì quá giàu, người nghèo thì lại nghèo quá. Không phải ai cũng có tấm lòng với những người xung quanh, khi mình chưa đầy đủ thì lo cho người khác là thiếu thực tế. Vậy cho nên xóm của tôi chỉ cho nhau nhiều về tình cảm thôi.
Có những công việc rất bình thường mà đáng trân trọng, có những con người nhỏ bé thôi nhưng thật phi thường. Có những thử thách lớn lao nhưng không thể làm ta lùi bước.
Hạnh phúc thật giản dị.
Tiền chưa phải là tất cả dù rất cần. Tất cả xóm trọ của tôi đều cố gắng không ngừng. Mọi người làm đủ thứ nghề: đánh giầy, bán ngô, bán xôi, bán chè... miễn là ra tiền. Tất nhiên là trừ những việc xấu.
Dường như ý nghĩa cuộc đời chúng tôi chỉ là con số không to tướng tròn trĩnh. Chúng tôi biết làm gì đây khi trước mắt mình chỉ là một màu đen u ám. Thời gian dần trôi, xóa dần mặc cảm, chúng tôi trở lại sự yêu đời vô tư vốn có của mình. Dù cuộc sống có khó khăn thiếu thốn trăm bề, dù vất vả cực nhọc bao nhiêu chúng tôi vẫn không hề nản chí, thậm chí còn can đảm và nghị lực hơn rất nhiều lần lúc ban đầu. Tôi phải cảm ơn những căn bệnh của tôi. Cũng nhờ có chúng mà tôi đã trở nên mạnh mẽ hơn, can đảm hơn.
Trong tất cả những con người như chúng tôi là cả một niềm tin sắt đá rằng ngày mai cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn. ý nghĩ ấy luôn làm cho tâm hồn thanh thản, làm cho trái tim ta biết yêu thương chân thật hơn.
Chúng tôi đã tự trồng hoa hồng để tô đẹp cuộc sống của mình, mà không bao giờ trông chờ người khác mang hoa đến.
Tôi phải cảm ơn mọi người rất nhiều vì mọi người đã đem đến cho tôi niềm hạnh phúc ngập tràn. Đối với cô bé xa nhà như tôi, điều đó có ý nghĩa lắm mà tôi không thể nói lên bằng lời. Cảm ơn cuộc sống còn quá nhiều điều mới mẻ và kỳ diệu.
Cầu mong tất cả mọi người đều bình yên!
 
Hồi tưởng


Nhìn bức ảnh mà anh Chính bên Báo ảnh Việt Nam đưa cho tôi mà tôi ngậm ngùi. Bức ảnh anh chụp trong giờ chúng tôi đang nằm trên gi.ường bệnh. Có tôi, chú Long, chú Nam, có cô Mão...
f_312645.file

Vậy mà chú Nam giờ đây không còn nữa. Không còn nhìn thấy chú, không có ai để mình so sánh ai nhiều bệnh hơn nữa. Không có ai để mình rủ đến gặp bác sĩ báo cáo bệnh mới nữa (vì chú Nam cũng rất hay phải gặp bác sĩ điều trị bệnh mới phát sinh nhưng chú lúc nào cũng vui vẻ). Tuy đang chạy thận nhân tạo nhưng chú vẫn làm cán bộ xã, vẫn đi họp hành, ăn uống giao lưu bạn bè, rất vui vẻ và hoà nhã.
Một dạo chú bị huyết áp cao, đau đầu triền miên, uống đủ loại thuốc mà không hạ. Sau đó bị tai biến, phải nằm cấp cứu mấy ngày và chú đã ra đi.
Nhanh quá!
Để sống thì mới khó chứ chết thì nhanh lắm.
Khu D của khoa thận nhân tạo mấy hôm liền ai cũng buồn bã, chẳng ai muốn nói chuyện với ai nữa. gi.ường của chú Nam đó để trống cả tuần, ai cũng hy vọng chú ổn định và lại lọc máu bình thường.
Mọi người có nói chuyện với nhau cũng chỉ có một câu:
- Nam thế nào rồi?
Chẳng ai biết thêm được điều gì cả và đều lắc đầu buồn bã.
Tôi nhớ những hôm mất điện cả phòng xôn xao, những hôm mất nước, máy hỏng mà bệnh nhân nào cũng đói lại đang nằm trên gi.ường không thể đi lại được, không có ai đi mua đồ ăn giúp.
Chú Nam hôm đó mua rất nhiều bánh mì để mang về quê.
May quá, mỗi người chia nhau nửa cái ăn tạm cho đỡ đói. Tuy không phải là của ngon vật lạ, nhưng những lúc như thế có bánh mì đã là tuyệt vời lắm rồi. Vừa ăn vừa trêu nhau vui vẻ lắm. Lại kể cho nhau nghe về những loại bệnh mới, và tất nhiên tôi bé nhất nhưng vẫn xếp đầu bảng... về nhiều loại bệnh đó.
Tôi cảm thấy hụt hẫng, bần thần.
Buồn vô hạn.
Tiếng một em văng vẳng bên tai:
- Rồi cũng sẽ đến lượt chị thôi mà!
Nghe câu nói đó của em, không chỉ một mình tôi mà tất cả chúng tôi đều có chung một cảm giác, mình giống như một quả ổi vàng chín mọng lơ lửng ở trên cây, có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.
Đúng vậy, tất cả chúng ta ai cũng sẽ đến lượt, biết vậy nhưng sao cứ mỗi một lần có người ra đi là mình sao thế này, nước mắt cứ rơi?
Nước mắt ơi! Không dành cho nỗi buồn, hãy giữ để rơi cho những niềm vui và hạnh phúc.
Không khóc, nhưng cũng không thể cười.
Chưa bao giờ tôi lại cảm thấy lòng mình chông chênh đến vậy. Một cái gì đó như là thiếu hụt trống vắng vừa mới mất đi, tận sâu trong lòng mình tôi thấy mình như người xa lạ. Như thể có một điểm tựa duy nhất nào đấy đã bỏ tôi mà đi, mất đi vĩnh viễn.
Thời gian cứ bình thản lặng lẽ trôi không muốn chờ đợi ai. Và cũng đã lâu lắm rồi tôi mới đắm chìm vào cảm giác im lặng, không muốn nói với một ai một lời nào cả.
Khoa thận nhân tạo vẫn đông đúc như vậy, mà sao tôi cảm thấy trống trải vô cùng, mọi vật đều trở nên lạnh lẽo, vô cảm.
Tôi lật dở xem lại bức ảnh có chú Nam nằm trong tập ảnh của tôi. Căn phòng yên ắng. Những chai dịch cũng im lặng như đồng cảm với nỗi buồn của chúng tôi. Chỉ có tiếng máy chạy thận kêu đều đều, như hiểu với chúng tôi về sự mất mát này, có lẽ chúng cũng thấy thiếu vắng chăng?
Thỉnh thoảng chú Nam lại kể cho tôi về sự bất lực của bản thân mình vì không thể làm việc để nuôi gia đình được nữa.
Tôi hay động viên chú:
- Thôi hãy cứ sống và ước vọng để thấy đời mênh mông chú ạ. Chú hãy yêu đời và lạc quan lên nhé.
Khi mới phát hiện ra mình bị suy thận, chú hoang mang lo lắng lắm. Phải chấp nhận một định mệnh quá nghiệt ngã từ một người khỏe mạnh trụ cột chính trong gia đình giờ lại ăn bám vĩnh viễn, có đôi lúc chú quẫn trí, nản lòng.
Và rồi với nghị lực và niềm tin của mình chú đã vươn lên vừa chữa bệnh vừa đi làm lại công việc quen thuộc, làm cán bộ xã, ngoài giờ chạy thận ra chú vẫn làm việc vẫn họp hành như những người bình thường khác.
Tháng 11 năm 2007 trôi đi trong nỗi khắc khoải, nhiều trăn trở rồi cũng vụt qua rất nhanh. Cũng vì thế tôi nhận ra rằng tôi có thể chịu đựng được rất nhiều điều tưởng như không thể. Thật sự mạnh mẽ và rằng cuộc sống sẽ đem đến cho tôi nhiều điều kỳ diệu mà tôi sẽ tìm thấy được. Có nhiều điều tuyệt vời lắm mà tôi chưa khám phá ra đó thôi. Và tôi biết còn nhiều điều bất ngờ đang chờ đón mình.
Trích Ở trọ trần gian -
 
Một người đang "sống chạy"


Đối diện với cổng bệnh viện Bạch Mai có một xóm, mà ở đó, có rất đông những bệnh nhân chạy thận nhân tạo thuê để ở và để kéo dài sự sống của mình. Và vì có rất nhiều người chạy thận thuê nên người ta gọi luôn là “Xóm Thận”.



Trong xóm chạy thận của tôi, mọi người rất hay ra gốc trúc ngồi. Gốc trúc là ngã tư của cả xóm mà. Mùa hè ra đó ngồi tha hồ mà mát. Vừa ngồi vừa nói đủ thứ chuyện. Từ chuyện đá bóng, cá độ... rồi chuyện con cái... Nhưng chủ yếu vẫn là chuyện ở bệnh viện, hôm nay có gì mới không? Đau đầu, mỏi lưng, huyết áp cao, huyết áp thấp, tim đập nhanh hay đập chậm, thuốc thang thế nào? Hoặc là chuyện bán hàng hôm nay kiếm có kha khá không? Rồi thì chuyện bảo vệ đuổi... Rồi chuyện thuê nhà, giá cả thị trường tăng vùn vụt... Làm gì ra tiền đây...?
Xóm của tôi đặc biệt lắm. Có lẽ là độc nhất vô nhị, đó là ai trong xóm cũng đều phải chạy để mà sống, hay là sống chạy nhỉ? Các cô các bác trong xóm đều rất dễ tính mà. Làm gì thì làm, đi đâu thì đi nhưng cứ 72 tiếng đồng hồ mọi người trong xóm lại đến bệnh viện một lần để lọc máu, duy trì sự sống, loại bỏ chất độc trong máu đi và có một dòng máu mới.
Mấy ngày nay trời vừa mưa, vừa rét, nên không thấy có ai ngồi ở đó cả. Ngạc nhiên vì thấy như vắng vắng, thiếu thiếu cái gì đó...
Xóm của tôi nghèo đó là điều đương nhiên mà ai cũng biết. Họ làm đủ mọi nghề, mọi công việc có thể làm được, để có thêm thu nhập. Cứ có thêm một chút hy vọng về sự sống lại làm cho chúng tôi thêm hứng khởi. Mỗi con người là một mảnh ghép đầy bi kịch. Nhưng họ vẫn làm việc vẫn tin tưởng vào ngày mai sẽ tươi sáng hơn. Và cũng không ai muốn trở thành kẻ vô ích trong xã hội dù cuộc sống có cơ cực đến đâu. Chúng tôi có cách yêu thương và sống theo cách của chúng tôi...
Tôi nghe mọi người kể nhiều về một anh chàng, ngày nào cũng vậy, sáng sớm tinh mơ, hay trưa nắng mùa hè nắng cháy, cũng có khi là buổi tối, với khuôn mặt buồn buồn và dáng đi thất thểu, trên vai một bên là một cái túi, một tay là một cái điếu cày, anh đi bán nước chè trong bệnh viện. Anh gầy không thể gầy hơn được nữa, người gầy khô khốc như cây mùa thu, chân tay khẳng khiu.
Anh là Lã Văn Ngọc năm nay ba mươi lăm tuổi, vẫn độc thân. Anh là một trong hàng trăm những con người đang ngày đêm phải vật lộn với tử thần và hàng ngày phải bươn trải cuộc sống, vừa chữa bệnh vừa phải kiếm tiền nuôi bản thân. Bị bệnh tật hành hạ đã đủ khổ lắm rồi, đã đủ đau đớn lắm rồi, mà ngoài nỗi lo về bệnh tật còn phải lo về miếng cơm manh áo nữa. Cơ cực lắm.
Anh thầm lặng kiếm tiền.
Thầm lặng chữa bệnh.
Thầm lặng sống.
Xót xa, buồn khủng khiếp cho anh và cho cả tôi nữa.
Tôi không phải trẻ con để không hiểu rằng, cuộc sống cần phải có tiền. Người ta không thể đi vào siêu thị, hay đi chợ nếu không có tiền. Ngay cả khi gửi xe nếu không có tiền cũng bị người ta nói nặng nhẹ. Hay là muốn uống một cốc trà đá cũng phải có tiền, nếu uống xong mà không có tiền trả kiểu gì cũng bị mắng, vào bệnh viện không có tiền càng không thể.
Chiều tối, khi mọi người hối hả từ cơ quan về nhà cùng quây quần bên bữa cơm chiều hạnh phúc đầm ấm thì anh lại vội vã đi bán hàng. Khi mọi người vui vẻ với những bộ quần áo đắt tiền, xe đẹp đi chơi, đi dạo phố phường thì anh lại tất bật với công việc quen thuộc của mình: đi bán nước chè trong bệnh viện.
Cái công việc nặng nhọc vất vả ấy với người bình thường đã là khó khăn, đối với người bệnh tật lại càng nặng nhọc gấp nhiều lần.
Tôi nhớ có một lần anh bị bảo vệ đuổi, chạy thế nào mà bị ngất, cấp cứu đến mấy ngày. Anh đi lò dò, thân hình tiều tụy như tàu lá úa vàng.
Thế đấy, chả ai muốn mình vất vả khổ sở.
Những giọt mồ hôi, những nhọc nhằn.
Những việc làm đầy ý nghĩa. Những công việc bình thường mà đáng trân trọng. Những con người nhỏ bé nhưng thật phi thường. Có những hạnh phúc thật giản dị mà lại đáng quý.
Cuộc sống đối với anh là mồ hôi và nước mắt. Một màu khổ cực và bon chen, bươn trải với đời với miếng cơm manh áo, mớ rau bơ gạo. Anh vẫn cười “phong cách Tây Âu”: Con tỉ phú cũng phải kiếm tiền.
Anh hơn tôi năm tuổi. Quê anh ở khu 4, thị trấn Hàng Trạm, Yên Thuỷ, Hoà Bình. Tôi tự nhận mình là người vô tâm vì cũng ít khi nói chuyện với anh. Và khi nói chuyện với anh rồi tôi mới hiểu, mỗi con người trong chúng ta là cả một kho tàng những câu chuyện dài bất tận, là một bộ tiểu thuyết dài.
Chẳng có nỗi đau nào giống nỗi đau nào hết. Sao cuộc sống có nhiều bất công đến vậy cơ chứ. Người thì giàu ơi là giàu, sướng ơi là sướng, người thì nghèo quá, khổ quá chừng. Đó là điều không công bằng nhất trong cuộc sống này.
Cuộc sống có quá nhiều những cái không được. Ngày tháng nối tiếp nhau bằng những nỗi buồn, mang màu u ám.
Tôi vẫn thắc mắc vì sao anh không kiếm cho mình một nửa kia:
- Em thấy trong xóm của mình người ta vẫn lấy vợ ối ra đấy.
Anh cười buồn:
- Anh không muốn làm khổ người ta, một mình anh đã chịu đủ rồi em ạ. Ai chả muốn đũa có đôi, nhưng cuộc đời có thế nào đi chăng nữa thì anh cũng cứ ở một mình thôi.
Các cụ thường bảo “giày dép còn có số nữa là con người”. Anh và chị ấy yêu nhau nhưng không lấy được nhau, có duyên nhưng không có phận em ạ. Số phận anh như vậy rồi.
Vẫn biết rằng cuộc sống sẽ thăng hoa nếu có tình yêu. Tình yêu đã làm cho cỏ cây xanh tươi, hoa nở chim hót. Tình yêu chính là động lực giúp con người sống tốt hơn. Ai cũng hiểu điều đó chứ không phải chỉ riêng mình tôi hay là anh.
Mái ấm gia đình anh cũng như tôi, chỉ là một vầng trăng khuyết không bao giờ tròn được nữa.
Mái ấm gia đình anh là sự ảm đạm, hiu hắt đến tê tái bao trùm khắp căn phòng.
Anh bị bệnh thận đã gần ba năm. Nhưng mới chạy thận được một năm.
Bố mẹ anh đã mất hết rồi. Bố anh mất khi anh mới có mười lăm tuổi. Còn mẹ anh, bà ra đi đúng ngày anh nhập viện cấp cứu, có còn nỗi đau nào hơn. “Hôm đó tưởng hai mẹ con cùng chết luôn”, giọng anh chùng xuống làm người cứng rắn như tôi cũng phải mềm lòng. Những đắng cay chua xót cứ đổ về gia đình anh, cái thiếu thốn khổ đau cứ dồn về với chàng trai nghèo. Nỗi đau không làm anh gục ngã mà quyết tâm để vươn lên.
Cái gia đình mong manh đến tội nghiệp ấy luôn có những áng mây đen luôn đi cùng ánh mặt trời và có thể bao trùm và nuốt trôi tất cả.
Đó là cái ngày mà mây đen che phủ cuộc đời anh.
Gia đình anh có năm anh chị em, một chị gái và một anh trai, còn lại hai cô em gái.
Anh kể cho tôi nghe về cuộc đời bất hạnh của anh trong căn nhà thuê trống huếch tuyềnh toàng, tài sản không có gì ngoài cái điếu cày, vài cái cốc chén và cái tích... đồ nghề kiếm sống của anh. Không phải chỉ có nhà anh trống huếch mà căn phòng nào trong xóm trọ này cũng như vậy, trống huơ, trống hoác.
Niềm vui, niềm hạnh phúc bắt đầu nhen nhúm lên. Đầu năm 2001, anh đã có dự định lấy vợ. Nhưng để cho anh trai cưới trước sau đó đến anh. Khi đó anh đang làm nghề lái xe. Anh trai anh sợ chuyện mẹ chồng nàng dâu khó ở. Nhà vợ đã cho anh chị một ngôi nhà (nói là cho thôi chứ thực ra là nửa bán nửa cho). Mà nói là nhà cho oai thôi chứ thực ra cũng không thể ở được vì nhà nghèo nên tận dụng thôi.
Anh đã xung phong trèo lên và giúp anh trai sửa lại ngôi nhà cũ đó. Thật không may, anh bị ngã gãy lưng liệt từ thắt lưng trở xuống, “liệt tất cả, tất cả em hiểu không?” anh nhấn mạnh. Hôm đó đúng là ngày mùng 1 tháng 2. Tất cả tương lai tuơi đẹp đã khép lại, cánh cửa tươi sáng đã đóng sầm trước mặt anh. Người vợ yêu quý bao ngày mong chờ.
Anh ngồi trên xe lăn và chỉ biết khóc! Khóc! Và khóc! Nước mắt lăn dài trên má. Đầu óc anh quay cuồng. Tim anh như vỡ vụn ra thành từng mảnh. Không phải vì anh mềm yếu, đơn giản là... Anh không còn cái gì nữa.
Cuộc đời coi như đã chấm dứt.
Sức khoẻ không còn. Vốn liếng dành dụm để lấy vợ cũng hết. Duyên phận và sự chia ly mỏng manh đến dễ sợ. Cái mà người ta tưởng có thể cầm chắc chắn trong tay lại tuột mất. Anh hụt hẫng.
Con đường hạnh phúc thật đau lòng. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống. Đau buồn tuyệt vọng chán nản, cô đơn. Đã có nhiều lần anh có ý định... thôi đằng nào cũng thế, cho nó xong. Anh muốn tặc lưỡi.
- Còn bây giờ?
Tôi hỏi anh.
Anh cười buồn:
- Anh nghĩ rằng người ta sống được thì mình cũng sống được. Nghiệm ra điều này anh thấy mình can đảm hơn. Anh thấy có nhiều hoàn cảnh còn cơ cực, thiệt thòi hơn mình nhiều lắm. Mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều người.
Anh kể tiếp cho tôi nghe về cuộc hành trình chữa bệnh của mình.
- Anh em thương anh lắm mời thầy mời thuốc về chữa trị, châm cứu. “Cũng may bấm đúng huyệt”. Mắt anh sáng ngời.
Qua tám tháng ăn nằm liệt gi.ường, tất cả mọi sinh hoạt cá nhân đều tại gi.ường, anh đã có thể nhúc nhắc ngồi dậy được. Tất nhiên một mình thì không thể, lúc nào bên cạnh cũng phải có người đỡ dậy, mỏi thì lại nằm. Ai đến cũng đều đỡ anh ngồi dậy. Tranh thủ từng ly từng tí một. Khi đó mẹ anh ở nhà chỉ có con lợn con gà nên thường xuyên giúp anh.
Người ta thường an ủi mình: Trong họa có phúc, trong rủi có cái may. Nhưng đối với anh thì trong cái rủi lại có cái rủi lớn hơn.
Qua một năm, nhờ sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ bạn bè anh đã đi lại được. Tưởng như mặt trời đã loé lên. Ai ngờ... anh không thể đi tiểu được. Anh bị dây thần kinh chèn thận. Anh không bị suy thận giống như người ta.
Hạnh phúc ngắn ngủi vừa đến thì giông tố lại bủa vây. Suy sụp kiệt sức.
Hạnh phúc vụt như hạt sương đậu trên lá khoai, vụt mất khỏi tầm tay của anh. Anh ngỡ ngàng.
Mỗi người có một nỗi khổ khác nhau và con đường hình thành bệnh cũng vậy, chẳng ai giống ai cả. Vì đi vệ sinh khó khăn như vậy nên mỗi lần đi vệ sinh anh đều phải cố gắng sức, cứ thế, cứ thế, dần dần qủa thận của anh bị dãn phình to ra, to đến mức anh không thể kiểm soát nổi nó nữa. “Nó giống như cái vòi nước mà không có khoá”. Giọng anh đều đều, đôi mắt thất thần, xa xăm.
Các bác sĩ phải đặt ống thông nước tiểu ra cho anh suốt mấy năm nay. Cái vòi nước ấy đã không còn sức chịu đựng nữa, nó gây nên suy thận. Lúc bị suy thận, ai cũng vậy, đau đớn, buồn chán, tuyệt vọng.
Khi ra viện và hoà nhập chung với môi trường, những con người đồng cảnh ngộ rồi, thì rất đồng cảm vì ai cũng bệnh tật, ốm yếu, ai cũng thuê nhà hết. Chẳng ai hơn ai. Hàng xóm láng giềng chẳng ai khá cả.
Đều nghèo.
Có chăng là cùng giống nhau là chạy chung một cuộc đua nhưng người về đích trước hay về đích sau mà thôi. Anh cũng giống tôi. Anh sống lặng lẽ, khép mình khỏi thế giới bên ngoài. Nhưng trong sâu thẳm tâm can mình, anh cũng muốn để một cái gì đó cho riêng mình.
Anh trai anh rất ân hận, vì anh đã giúp anh trai nên bị như thế. Nhưng anh trai anh cũng nghèo lắm, cũng chỉ làm công ăn lương, anh bán xăng dầu. Lại còn vợ, còn con anh ấy nữa. Gia đình ở tận miền núi cũng khó khăn. Điều này không ai mong muốn, anh không muốn trở thành gánh nặng quá lớn đối với gia đình mình.
Nỗi nhọc nhằn anh không nói ra, cũng chẳng thèm than thân trách phận bao giờ. Nhưng tôi có thể cảm nhận được nỗi vất vả trên khuôn mặt, đôi mắt u sầu của anh.
Chị gái thì làm thợ may, bữa đực bữa cái, ngày nào đông khách thì được mười, hai mươi nghìn. Có ngày may ra thì kiếm được khoảng vài ba nghìn vì họ đến có khi chỉ sửa cái khoá quần.
Cuộc sống nan giải lắm. Anh không muốn phụ thuộc vào gia đình. Nhưng cuộc sống vẫn tiếp diễn...
“Nan giải, cơ cực lắm”. Anh luôn nhắc lại.
Nét mặt anh thấm đẫm nét ai oán, xa vắng như đang ở dĩ vãng nào đó, xa lắm.
“Nhiều lúc phải chấp nhận thôi em ạ”.
Cuộc đời mỗi con người trong chúng ta giống như một dòng sông không bao giờ phẳng lặng. Ai cũng phải trải qua những thăng trầm, những vui buồn hay đau đớn, bất hạnh. Nhưng cái quan trọng nhất là mình biết vượt qua dòng sông ấy như thế nào.
Và anh lại đi, rong ruổi trên những nẻo đường để kiếm miếng cơm manh áo.
Cuộc sống cứ thế trôi đi buồn tẻ theo những bước chân anh.
Xã hội có người cho rằng nghề bán nước không đáng trân trọng, nhưng tôi thì không. Đồng tiền anh kiếm được là đồng tiền chân chính với bao nhiêu mồ hôi và cả nước mắt có khi cả máu nữa...
Tạo hoá thường hay trêu đùa số phận của con người. Có những người thì đầy đủ mọi thứ, sức khoẻ sung mãn, con cháu đầy đàn, của cải giàu nứt đố đổ vách. Ấy thế mà có người Thượng Đế đã đẩy họ vào bể khổ, đã không có sức khoẻ lại rất nghèo nữa.
Mắt tôi nhòe nước từ bao giờ tôi cũng chẳng muốn biết nữa.
Con người ta có ai biết trước được ngày mai mình sẽ ra sao, có gì xảy ra với mình? Buồn vui hay bất hạnh? Vậy thì cứ cười, cứ sống lạc quan sẽ thấy cuộc sống thật yên bình.
Chúng tôi, những mảnh đời bất hạnh dù biết mình hàng ngày phải đối mặt với cái chết đến từ từ. Trong cuộc chiến đấu cam go không cân sức này, chúng tôi vẫn cố gắng chống chọi với vũ khí duy nhất là nụ cười trên môi. Với những cuộc mưu sinh vô cùng vất vả, gian nan và khắc nghiệt đến đâu cũng không thể dập tắt lòng ham sống mãnh liệt của chúng tôi.
Tôi biết thời gian vẫn cứ trôi đi không bao giờ dừng lại cả.
Xóm trọ nghèo ẩm thấp và u ám nhưng đầy ắp tiếng cười.
Khi tôi viết những dòng này thì anh Ngọc không còn đủ sức để đi bán nước nữa. Mỗi người giúp anh năm nghìn, mười nghìn cho qua ngày. Nhưng xóm của tôi ai cũng đều nghèo cả, nên cũng không biết làm gì. Có chăng mỗi khi nấu thức ăn nấu dư thêm một chút, dù một chút thôi.
Tôi thiết nghĩ trong chúng ta, ai cũng dư thêm một chút thì có rất nhiều cuộc đời được cứu sống từ một chút dư của chúng ta.
Đến giờ phút này, buổi sáng ngày mùng 4 tháng 7 năm 2008, anh Ngọc đã không còn nữa. Trong cuộc đua này, anh đã không đủ sức và đã gục ở giữa đường. Anh gục xuống còn chúng tôi vẫn tiếp tục phải sống và tiếp tục chiến đấu.
 
Thăng hoa trước cái chết?


Mười giờ mười một phút tối ngày 31 tháng 7 như mọi ngày khác, khi ở bệnh viện về, tôi ngồi nghe ca nhạc và cố gắng viết những cảm xúc của mình lên blog về cơn mưa vừa qua, vì tôi luôn biết rằng cơn mưa đó sẽ không bao giờ trở lại. Dù có một trăm năm hay một nghìn năm, thậm chí cả một tỉ năm đi nữa cũng không bao giờ có cơn mưa giống y chang như vậy cả.
f_318649.file

Điện thoại reo vang, cũng không muốn mở máy vì đang bị viêm họng, vì không nói to được mà nói nhỏ thì... nhưng...
- Alô - Tôi nói rất nhỏ.
Một giọng nói còn nhẹ nhàng và nhỏ hơn cả của tôi:
- Chị ơi, chị là Hồng Công phải không, em đã đọc sách của chị từ lâu lắm rồi nhưng em vẫn không dám gọi điện cho chị.
Tôi nói nhỏ:
- Sao vậy? Cô bé này lạ quá, sao lại không dám gọi cho chị chứ?
Giọng em nhỏ quá:
- Em đọc sách của chị nhiều lần lắm rồi, bạn em đã tặng cho em, em đã đọc đi đọc lại đọc mãi đến mức thuộc rồi chị à. Ở trong bệnh viện em đã làm bạn với cuốn sách của chị đó. Nhờ có cuốn sách đó nên em đã không sợ cái chết nữa chị ạ.
Em nói tiếp:
- Em cám ơn chị đã nhận điện thoại của em, em chỉ sợ chị không nghe thôi. Em đã ao ước được nghe giọng của chị, em toại nguyện lắm rồi chị ạ. Bây giờ em không còn muốn một điều gì nữa.
Tôi ngạc nhiên:
- Cô bé này đúng là lạ thật, sao lại nói vậy chứ?
Em nói tiếp:
- Chị ơi, em bị ung thư giai đoạn cuối rồi. Ung thư nặng nhất trong các loại ung thư: Ung thư máu.
Không nén nổi ngạc nhiên, tôi thốt lên:
- Trời ạ, em...?!
Giọng em vẫn đều đều:
- Em đang rất mệt, em nôn, em ói ra máu suốt.
Phải im lặng một lúc tôi mới kịp hỏi:
- Em bị lâu chưa?
Giọng em yếu quá, nhẹ quá, như một sợi tơ trời vậy.
- Em bị hai năm rồi chị ạ, hết hy vọng rồi, em đang nằm trong bệnh viện, chỉ có một mình thôi, em yếu lắm. Em không đủ sức để làm gì cả.
Tôi cảm nhận rằng em đã cố gắng hết sức mới có thể nói được:
- Bạn em đã mua sách của chị tặng em rất lâu rồi, em thích lắm, và em thấy cái chết cũng chẳng có gì đáng sợ chị ạ. Vì em có chị đúng không chị?
- Em này!
Tim tôi như đứng lại, phải lấy hết can đảm và giọng tươi vui để nói với em:
- Em có biết không, bây giờ họ đã có cách cấy tế bào gốc, rất đơn giản và nhẹ nhàng em ạ... nên còn một chút thời gian cũng cứ hy vọng em nhé, nhà em có mấy anh chị em?
Em trả lời:
- Chỉ có một mình em chị ạ.
Tôi buồn:
- Vậy ư?
Có một mình thì ai là người cho em tế bào đó được. Anh chị em ruột cho tế bào thì có khả năng hợp hơn người ngoài. Nhưng em chỉ có một mình lấy đâu ra anh chị em chứ.
Cảm thấy hụt hẫng tột đỉnh, cảm giác của em tôi hiểu được vì tôi đã trải qua. Khi tôi được bác sĩ thông báo là không thể ghép thận được, tôi đã lang thang như người mộng du, lẩn thẩn mất mấy ngày.
Biết nói với em thế nào bây giờ, động viên em thế nào đây? Em đã tuyệt vọng vì không còn lối thoát nào hết. Thời gian của em đã sắp hết.
Tôi nói với em:
- Em à, em đi ra ngoài hít thở không khí đi em.
Giọng em yếu quá rồi:
- Chị ơi, em không có đủ sức để đi ra ngoài đâu, em mệt lắm.
- Nói chuyện như vậy em cũng mệt. Trước lúc cái chết đến với em, em muốn được nghe giọng chị, vậy là em mãn nguyện lắm rồi. Đêm qua em đã nhắn tin cho chị đó.
Tôi nhớ lại hình như khuya rồi, khi đó tôi đang ngủ và giật mình vì tiếng chuông của điện thoại, một tin nhắn từ số máy lạ:
“Không biết giờ này chị đã ngủ chưa, em chỉ muốn nói là em yêu chị nhiều. I love Hồng Công”.
Hình như tôi không vui thì phải, lúc đó là 00.48 phút (sao ai lại nhắn cho mình vào giờ này mà hỏi chị ngủ chưa chứ) và không biết tôi đã nhắn lại cho em chưa nữa?
Tại sao tôi lại có thể khó chịu với em được cơ chứ.
- Em ơi, em sẽ được gặp chị mà. Kiếp này không gặp thì sang kiếp sau em nhé, kiếp sau vẫn không gặp thì kiếp sau nữa...
Em đã vui vẻ trở lại:
- Hihi, em cám ơn chị. Tóc em rụng hết, đầu trọc lóc à!
Tôi cười:
- Không sao em ạ, càng mát, càng đỡ tốn dầu gội đầu. Nói với em như vậy nhưng chính tôi như có muối xát trong lòng.
Tôi đau lòng quá:
- Em ơi, em bao nhiêu tuổi rồi?
Giọng em trong lắm:
- Em mười tám tuổi chị ạ.
Trời ơi, sao bây giờ các em bị ung thư trẻ vậy chứ. Một năm nay tôi đã phải chia tay với năm em bị ung thư rồi. Tại sao lại thế, các em còn trẻ quá.
Tiếng em rất nhỏ nhưng đều đều, nên tôi cũng vẫn nghe được:
- Mấy bạn cùng nằm viện với em họ đã ra đi cả rồi chị ạ, ngay trước mắt em luôn.
Nói gì với em đây:
- Chị cũng đã chứng kiến rất nhiều những bệnh nhân như chị ra đi trước mắt chị đó em.
Những người bạn của tôi đã mất lại hiện về trong tâm trí tôi như vừa mới hôm qua thôi. Tôi nhận ra rằng tôi cũng rất mềm yếu chứ không cứng cỏi như tôi vẫn tưởng.
Em luôn nói:
- Đây là lần đầu tiên và là lần duy nhất, và cũng có thể là lần cuối cùng em được nghe giọng nói của chị.
Nói với em điều gì bây giờ, an ủi em thế nào đây? Hình như em khóc.
- Em khóc đó ư? Gặp chị vui thì em phải cười chứ, chị thích em cười.
Và em cười rồi. Khuyên em đừng bi quan cũng chỉ bằng thừa vì hơn ai hết em hiểu căn bệnh của mình. Chỉ có thể làm em vui với thời gian cực kỳ ít ỏi còn lại. Em còn ít thời gian hơn tôi rất nhiều.
Em hỏi tôi:
- Chị ơi, bố mẹ chị khoẻ không? Con Tôm có ngoan không?
Tôi trả lời em:
- Bố mẹ chị khoẻ, con Tôm bị người ta bắt mất rồi. Người ta không biết con Tôm là một thành viên trong gia đình tôi từ lâu lắm rồi, nó là niềm vui của bố mẹ tôi, của tôi, của bạn bè hàng xóm của tôi nữa.
- Sao người ta lại độc ác đến vậy, lại bắt mất con Tôm của chị chứ? (Bất chợt cả hai chị em cùng nói câu đó)
Tôi và em cùng cười. Tôi biết em cố gắng lắm mới cười được như vậy. Và đây cũng không biết có phải lần cuối cùng tôi đựơc nghe giọng cười của em nữa không?
Tiếng em nhè nhẹ như tiếng gió:
- Chị ơi, em ở bệnh viện một mình đây này (giọng em đầy tủi thân)
Tôi nói luôn:
- Không đâu cô bé đáng yêu của chị, có chị đây này, có chị cùng nằm viện với em đây. Chị sẽ luôn ở bên cạnh em, em đã thấy ấm áp chưa nào?
- Dạ, em thấy rồi chị ạ.
Giọng em hổ hởi và tràn đầy sức sống.
- Em ơi, nghe chị dặn này.
Tôi nói tiếp:
- Em và chị ai mà lên thiên đường trước, chúng ta phải lên thiên đường em ạ. Là phải chuẩn bị nhà cửa, xây dựng cho kiên cố để đón chờ người đến sau nhé, em đồng ý không?
Em cười, tôi biết em cười thực sự một cách thoải mái
- Chị ơi, em muốn gặp chị lắm, được nhìn thấy chị cười, được ôm chị một lần.
Tôi nói với em:
- Nếu em muốn chúng ta sẽ gặp nhau thôi, chị không biết là bao lâu nữa, nhưng sẽ gặp em ạ, em cứ yên tâm đi nhé.
Yêu em của chị nhiều.
Em rất bình an, thanh thản, tôi mong em sẽ là như vậy.
Giật mình thấy mình vô tâm quá, chưa kịp hỏi tại sao bố mẹ lại để em ở bệnh viện một mình trong lúc này chứ?
Nhắn tin cho em không thấy trả lời, gọi, gọi gọi mãi, không thấy em mở máy, em ơi, em sao rồi chứ? Chỉ có tiếng chuông một bài hát nhạc chờ về tình yêu nhưng không có ai mở máy cả?
Hai ngày sau bất ngờ em gọi cho tôi, vui quá, vui không thể tưởng tượng được, không biết có niềm vui nào hơn nữa không. Em nói em rất vui vì thấy số điện thoại của tôi và em gọi cho tôi ngay. Và chỉ một lần đó thôi và mãi mãi tôi không có cơ hội để nghe được giọng nói của em nữa. Thế nhưng, tôi vẫn biết ở nơi nào đó em vẫn đang ngóng và chờ đón tôi.
Cám ơn em, cám ơn nụ cười của em.
 
×
Quay lại
Top