“Nói không” để được yêu mến và nể phục ở trường học

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Có rất nhiều điều bạn cần biết để tránh, như thế sẽ giúp bạn được yêu quý, nể phục hơn và nhất là tránh gặp những rắc rối khi đến trường học.

1. Không “cướp công” của người khác

“Vô công bất thọ hưởng”, một thái độ trung thực và rõ ràng trong học tập lẫn công việc của tập thể, sẽ giúp bạn được bạn bè và thầy cô quý mến.

Đồng thời, tất cả mọi người cũng sẽ đánh giá rất cao việc bạn biết cách đứng ra bảo vệ quyền lợi của mình. Vì chỉ khi bạn biết cách bảo vệ quyền lợi của mình bạn mới có thể bảo vệ được quyền lợi cho tập thể.

Tất nhiên, bạn cũng không bao giờ được để người khác chiếm lấy công lao của mình.

2. Không đổ lỗi cho người khác

Một triết lí nghe có vẻ buồn cười nhưng rất đúng, đó là “chỉ người không làm gì mới không mắc sai lầm”. Vì vậy, khi bạn không may mắc sai lầm, hãy thẳng thắn nhận lỗi, việc bạn thành khẩn nhận lỗi và cầu thị sửa sai còn đáng quý hơn nhiều so với việc bạn tìm mọi cách đổ lỗi cho người khác.

Đổ lỗi cho người khác cũng đáng xấu hổ ngang hàng với việc bạn ăn cắp công lao của người khác. Dám làm, dám chịu trách nhiệm về những việc mình làm là đức tính rất đáng trân trọng và giúp bạn tiến bộ nhanh chóng. Đó cũng là yếu tố giúp bạn trở thành người bạn tốt của tất cả mọi thành viên trong trường học và ngoài lớp.

1149-b4bea.jpg


3. Không vùi dập người khác, kể cả với “đối thủ” của bạn

Bạn phải nỗ lực hết sức và thật quyết liệt với bản thân để trở thành “số 1” trong lớp, nhưng biện pháp đó phải trung thực, hợp lí và hợp tình, chứ không bất chấp thủ đoạn.

Sự cạnh tranh công bằng giúp tất cả đều tiến bộ và nếu bạn thành công, bạn sẽ nhận được sự tôn trọng tuyệt đối từ các “đối thủ”. Ngược lại, nếu bạn dùng thủ đoạn, bạn sẽ nhận lại sự dè bỉu từ bạn bè, chưa kể rất có thể một ngày bạn sẽ là nạn nhân của những “thủ đoạn” chơi lại bạn.

4. Không tỏ ra quá thân thiết với thầy cô

Trở thành “trò cưng” của thầy cô là điều rất tốt và người học nào cũng mong muốn. Nhưng đừng tỏ ra quá thân thiết và được ưu ái (dù bạn được như thế). Điều đó tưởng như đem lại cho bạn nhiều thuận lợi, nhưng về sau bạn sẽ thấy nó đem lại nhiều phiền toái hơn là ích lợi.

Đơn giản một điều dễ thấy là khi bạn có thành tích cao vượt trội, sẽ rất nhiều thành viên khác đặc biệt là các “đối thủ” khăng khăng cho rằng bạn được nâng đỡ. Thành tích của bạn đã vô tình bị phủ nhận dù dó là công lao và sự nỗ lực của bạn.

5. Không để vướng vào rắc rối tình yêu cùng lớp

Có lẽ nhiều người sẽ lắc đầu không tán thành nhưng đây là một điều đáng lưu tâm. Đó là những “tảng băng trôi” có thể sẽ khiến bạn vướng vào rắc rối bất kì lúc nào, bạn sẽ không thể kiểm soát nó vì đó là tình yêu.

Một ví dụ đơn giản thế này, thành tích học tập của một trong hai tỏ ra kém hơn người kia (đặc biệt là trai kém hơn gái) thì chắc chắn sẽ có sự so sánh từ bạn bè và sự so sánh đó sẽ vô tình trở thành áp lực cho cả hai trong học tập.

Tất nhiên không phủ nhận rất nhiều trường hợp đôi bạn cùng nhau tiến lên và cùng đạt được thành công, nhưng những rắc rối thì cũng vô số kể.

6. Không ngại thể hiện khả năng và trình độ của bạn

Tự tin với năng lực bản thân sẽ khiến thầy cô và bạn bè đánh giá cao năng lực của bạn. Họ sẽ tôn trọng và nể bạn hơn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ được giao những công việc phù hợp, giúp bạn phát huy khả năng và không ngừng tiến bộ.

Tất nhiên sự tự tin phải đồng nghĩa với khả năng thực sự chứ không phải sự khoác lác. Sự khoác lác sẽ bị phanh phui sau vài lần bạn được tin tưởng nhưng làm mọi người thất vọng. Ngược lại, sự “lợi hại” sẽ giúp bạn ngày càng có vị thế trong lớp.

7. Không ngại giúp đỡ “đàn em”

1149-b4bea-1.jpg


Nếu bạn là người có uy tín, sẽ có những em lớp dưới tìm đến nhờ bạn giúp đỡ. Lúc đó hãy đừng từ chối nếu bạn có thể giúp, bởi “khi cho đi nghĩa là bạn đang và sẽ được nhận lại”.

Kiến thức và lòng tốt là thứ cho đi càng nhiều bạn nhận lại càng lớn. Và cái quý nhất mà bạn nhận được là cảm tình của thầy cô và mối quan hệ tốt đẹp với tất cả bạn bè trong lớp.

8. Không ngại làm những việc vặt

Lau bảng, quét lớp, đổ rác,… tưởng như những việc đơn giản nhưng sẽ là những hành động giúp bạn có cài nhìn khác từ bạn bè.

Hãy làm việc bằng lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao. Khi công việc quá nhiều, đừng ngại phải ở lại lớp để giúp mọi người dù đó không phải là việc của bạn. Không ai có thể tránh được những rắc rối suốt đời và khi rắc rối đến, những người được ta giúp đỡ chắc chắn không thể đứng nhìn. Chú ý là đừng đòi hỏi công lao, bởi những người được giúp đỡ sẽ chẳng bao giờ quên nếu họ là những người biết suy nghĩ.

9. Không chơi hay làm việc vô bổ khi lớp có thời gian rảnh

Có thể thầy cô bận một chút nên thông báo cả lớp là lên muộn. Hãy tận dụng thời gian này để học tập, nâng cao kiến thức bản thân. Mọi người sẽ nhìn thấy điều đó và công nhận bạn...

Tất nhiên không thể là sự giả tạo, đóng kịch,… vì sự thật cuối cùng sẽ được phơi bày. Nhưng cũng không phải lúc nào bạn cũng vùi đầu vào sách vở mà quên vui chơi, giao lưu với bạn bè. Hãy là một người cởi mở và vui vẻ, “chơi hết sức nhưng cũng học hết mình”.

10. Không kiêu ngạo khi bạn là “số 1”

Hãy cố gắng trở thành “số 1” bằng khả năng và sự cố gắng của bạn, nhưng khi thành công đừng tỏ ra kiêu ngạo. Luôn khiêm tốn là đức tính khiến bạn trở thành “thần tượng” của nhiều người và quan trọng hơn là tránh được sự ganh ghét, đố kị.

Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn không ý thức được địa vị mới của mình. Bạn cần để mọi người ý thức được điều đó những hãy cố gắng duy trì mối quan hệ thân thiện với tất cả bạn bè.

Sự yêu quý của bạn bè và thầy cô là cơ hội để bạn thăng tiến lên nấc thang cao hơn trong học tập và cả công việc sau này của bạn.

Theo TTT
 
làm được mỗi cái cuối :v, thảo nào toàn bị bắt nạt >.<
 
kinh nghiệm hay quá nhưng vẫn bị ở lớp bắt nạt
 
×
Quay lại
Top