Nỗi đau học theo " văn mẫu "

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
– Cách dạy văn cho học sinh hiện đang mang tính rập khuôn, máy móc và áp đặt khá nặng nề. Giáo viên không dạy theo hướng mở, để trẻ tự tìm hiểu, sáng tạo mà đang đưa trẻ vào kiểu học bài mẫu, học thuộc. Chính những khuôn mẫu này là một trong những nguyên nhân đẩy trẻ vào sự "què cụt" trong câu chữ.

Từ bài văn tả bà ngoại “sành điệu” nhưng thiếu … thực tế
Vừa qua, dư luận đang rất quan tâm tới bài thơ “lạ” tả bà ngoại của một thành viên facebook, bài thơ nói về một học sinh cấp 1 miêu tả bà ngoại bằng những nét chân thực như tóc nhuộm, đi giày cao gót, đi xe tay ga, mặc váy ngắn … nhưng bị giáo viên phê bình là “thiếu thực tế”. Và theo lời cô giáo này, thì một người bà “đúng nghĩa” phải tóc trắng, răng rụng, miệng nhai trầu… theo đúng văn mẫu. Và ngay từ khi được đưa lên mạng, bà thơ đã được lan truyền rộng rãi và khiến nhiều người cười… ra nước mắt.
Vui đấy, cười đấy, nhưng chúng ta cần nhìn vào thực tế: văn mẫu đã trở thành một ngành “công nghiệp” và gò cả người dạy, người học vào một khuôn cứng nhắc, thiếu chân thực và không sáng tạo.

863695-hs.jpg

Học sinh đang học văn bằng "công nghệ văn mẫu".

Bài tập làm văn hiện nay của học sinh (HS) thường phải theo chuẩn mực chung. Tả cô giáo thì tóc phải đen nhánh, mũi dọc dừa, da trắng mịn; ông bà tóc phải bạc phơ; mẹ phải hiền, dịu dàng; cây bóng mát phải có câu đại loại “tán lá xòe ra như một chiếc ô lớn”. Tả cánh đồng thì “xanh ngun ngút, bạt ngàn lúa”, hay “lúa đang trổ đòng đòng” mà khi ra ngoài đời bao nhiêu HS thành phố không hề biết “đòng đòng” là gì nhưng vẫn tả.

Không ít phụ huynh tiểu học chia sẻ, sau một thời gian để con tự “đánh vật” với những bài văn ngô nghê đã bị cô giáo nhắc nhở rất thật rằng: “Các con ở lứa tuổi này chưa thể tự làm được một bài văn ngắn, mà phụ huynh phải hướng dẫn chi tiết cho các con theo đúng... chương trình, gợi ý trong sách giáo khoa”. Và đương nhiên như vậy thì không thể tránh... văn mẫu.

Một phụ huynh buồn rầu, cô giáo ra đề văn tả về dòng sông quê hương. Con trai anh đã tả con sông Kim Ngưu ngay gần nhà với những câu như “Dòng sông trong xanh, nước chảy lững lờ, rồi vắt ngang như một dải lụa…”; trong khi đó, con sông này luôn “đứng đầu” trong những dòng sông bị ô nhiễm của Hà Nội, nước đen ngòm, luôn bốc mùi khó chịu. Anh có góp ý thì cậu con trai hồn nhiên: “Cô nói tả dòng sông thì phải như vậy mới hay!”.

Tả con vật thì có khuôn mẫu là phải so sánh đầu, tai, mũi, đuôi nó giống cái gì, to bằng gì. Dẫn đến tình huống nực cười như sau: Một ông bố có con học lớp 3 phải kêu trời lên khi con tả con lợn: “Đầu con lợn to bằng đầu bố em, tai con lợn to bằng tai bố em, mũi con lợn bẹp gí như mũi bố em, đuôi con lợn giống em vì bố em bảo em là cái đuôi của bố em”.

Bài văn đúng chuẩn mẫu đến cuối mỗi bài phải nói lên cảm nghĩ của mình theo kiểu “xin hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi để vui lòng”. Điều này đã ăn sâu vào học trò đến nỗi có trường hợp sau khi tả xong con bò, một HS lớp 4 đã kết luận: “Em xin hứa sẽ học tập theo... con bò để ngày càng học giỏi và chăm ngoan hơn”.

Chúng ta đang dạy trẻ con nói dối
Đại văn hào người Nga Maxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học” và điều này hoàn toàn chính xác. Nói rộng ra, văn học bắt nguồn từ cuộc đời nhưng lại cao hơn cuộc đời và nó dạy cho chúng ta biết cảm nhận và yêu thương con người, yêu thương cuộc sống này hơn. Vì thế, mỗi người chúng ta, khi đối diện với văn học đều phải có sự chân thực và tấm lòng yêu thương, gắn bó với cuộc đời. Thế nhưng với “công nghệ văn mẫu” đang tồn tại hiện nay, hình như nhiều người lớn đang làm hư và dạy trẻ con nói dối.

Trước mỗi kì kiểm tra, học thuộc lòng các bài văn mẫu để làm bài thi là tình trạng phổ biến ở các trường từ tiểu học đến THPT hiện nay. Mọi thứ đều có “khuôn” nên học sinh cứ thế áp vào và sẽ đạt thành tích như mong muốn của giáo viên, nhà trường. Thế nên mới có chuyện lớp nào cũng đa số là học sinh giỏi. Thế nhưng, cảm xúc thật của các em, tất cả những gì ngây ngô, trong trẻo nhất đã bị thui chột ngay từ những năm tháng đầu đời …

863695-vanmau.jpg

Đến bao giờ chúng ta mới cho trẻ ... nói thật?

Nhóm nghiên cứu báo cáo tại hội thảo văn học quốc gia mới đây đã tìm ra câu trả lời sau khi khảo sát 3.085 bài văn của học sinh 15 trường (THCS, THPT của trường chuyên, dân lập, trên địa bàn nông thôn và thành phố) có đến 75% số bài văn ở bậc THPT, 58,1% số bài ở bậc THCS đạt điểm khá, giỏi. Như vậy, dù chối bỏ môn văn nhưng điểm thi của các em lại không bi quan chút nào chính bởi cách chấm điểm theo ý và… văn mẫu.

Không chỉ ở bậc tiểu học mà tới thi đại học (ĐH) cũng thuộc lòng văn mẫu. Năm 2006 dư luận đã bất ngờ về bài văn dự thi vào ĐH Đà Nẵng được điểm 10. Khi bài văn được đưa lên phương tiện truyền thông thì “bí quyết” học giỏi môn văn của thí sinh này đã bị phát hiện giống hệt bài văn mẫu in trong cuốn “Kiến thức cơ bản văn học 12”. Hội đồng tuyển sinh đã bị đặt trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, nhận định thí sinh này không có lỗi, không vi phạm quy chế tuyển sinh nên vẫn phải công nhận điểm cho thí sinh.

Chúng ta đang dạy học sinh nói dối ngay từ trên ghế nhà trường, ngay từ khi tâm hồn chúng còn non nớt, ngây thơ nhất. Và có lẽ, hiện tượng văn mẫu lan tràn, những bài văn giống nhau y đúc nhan nhản trên các mặt giấy học trò, lỗi lớn nhất thuộc về cha mẹ và thầy cô.

Nếu không vì barem, không vì chương trình, không vì những thứ “chuẩn” mà chúng ta tự đặt ra để lấp liếm sự ích kỷ, lười biếng trong suy nghĩ và nỗ lực thì hiện tượng này chắc sẽ không trở thành “vấn nạn”. Nếu không có sự nhàm chán, lặp lại của việc dạy và học thì môn Văn có lẽ sẽ là môn được học sinh yêu thích nhất, nơi chúng có thể thoải mái bày tỏ, thể hiện và bộc lộ cá tính, thái độ cũng như mơ ước mà không có sự ngăn cản, kiềm chế nào.

Để chấm dứt tình trạng văn mẫu tràn lan với những “ông bà râu tóc bạc phơ”, với “con sông trong vắt đôi bờ” hay những “ruộng lúa đang trổ đòng” đang được học sinh học thuộc lòng và chép trọn vẹn ra giấy, xin chỉ cho các em “cái cần” – đó là phương pháp tư duy, cách nhận thức và kỹ năng diễn đạt, trình bày. Có phương pháp, có kỹ năng, thì khi không có thầy bên cạnh, các em vẫn làm chủ được tri thức và cuộc sống của mình và đó mới là cách dạy và cách học thông minh, hiệu quả. Nguồn :petrotimes.vn
 
chỉ trách người Việt chúng ta quá chủ trương điểm số! Quá sai lầm khi giáo dục như vậy!: Conan04:
 
văn là thứ phải cảm thụ, viết lên trang giấy những gì chúng ta cảm nhận được, suy nghĩ được nhưng lại có quá nhiều bạn lệ thuộc quá nhiều vào "văn mẫu", "văn mẫu" thực chất chính là văn của những những nhà văn, nhà thơ, của những học sinh giỏi văn..... do đó câu cú sẽ rất văn hoa, bay bướm khiến khi đọc chũng ta đều thích nhưng.................đó không phải là của chúng ta, không phải là suy nghĩ, là cảm nhận của ta.
bên cạnh đó lạ có rất nhiều giáo viên lại khiến chúng ta không thể phát huy khả năng viết văn của mình, với họ, văn là phải theo khuôn khổ, phải theo những gì họ nói, họ giảng với nhọc sinh, họ bắt học sinh học thuộc và cho điểm cao những bài viết giống bài giảng mình nhất. vì vậy.....hàng trăm bài văn giống nhau, học theo kiểu "vẹt ơi", hàng trăm học sinh chán ghét học văn vì nó quá nhàm chán". nó chán vì cách dạy và vì cách học, học theo văn mẫu....khi gặp những dạng bài sách k có, phải làm gì đây? đi thi, gặp bài cô không dạy, trò phải làm gì đây? rốt cuộc văn xưa giờ ở nhiều trường vẫn là.....kiếm cho đủ phết, không quan tâm mình đã viết gì.
 
Mình cũng đã từng....:KSV@16:
 
Quả thật, văn chương bị thui chột từ hồi m học cấp 1. Hì, bây giờ thì ko làm nổi một bàivăn đơn giản luôn.
Học hành kiểu gì, bây giờ cũng chả nhớ gì hết. Học như thế ko biết là học để làm gì.
 
hồi lớp 6,cô có ra cho đề văn làm ở nhà:"suy nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học(lúc đó đang học bài Tôi đi học của Thanh Tịnh hay sao í)".mình hình dung cái ngày đầu tiên của mình: "em được mẹ chở trên chiếc xe máy,em và mẹ bon bon trên con đường trải nhựa thẳng tắp","hiện lên trc mắt em là ngôi trường khang trang 4 tầng lầu".....blap....blap.....(theo cách nhìn của 1 đứa sinh ra ở tp).xẹt,bài còn nửa điểm với lời phê:"tạm dược,bài có ý".dzòm mấy đứa kia tả toàn trường làng,được cô phê hay???!jời hỡi, tụi nó đang sống ở đâu thế k bít,sống ở đây mà đi tả trường làng,tp có làng hửm?! đem cho cả nhà mình coi,chậc,ai cũng khen thực tế mà k dc chấp nhận.mẹ thì thào bảo:"k nên có ý kiến,cuối năm bà cô đó k cho lên lớp đâu".haizzzzzz
 
hồi lớp 6,cô có ra cho đề văn làm ở nhà:"suy nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học(lúc đó đang học bài Tôi đi học của Thanh Tịnh hay sao í)".mình hình dung cái ngày đầu tiên của mình: "em được mẹ chở trên chiếc xe máy,em và mẹ bon bon trên con đường trải nhựa thẳng tắp","hiện lên trc mắt em là ngôi trường khang trang 4 tầng lầu".....blap....blap.....(theo cách nhìn của 1 đứa sinh ra ở tp).xẹt,bài còn nửa điểm với lời phê:"tạm dược,bài có ý".dzòm mấy đứa kia tả toàn trường làng,được cô phê hay???!jời hỡi, tụi nó đang sống ở đâu thế k bít,sống ở đây mà đi tả trường làng,tp có làng hửm?! đem cho cả nhà mình coi,chậc,ai cũng khen thực tế mà k dc chấp nhận.mẹ thì thào bảo:"k nên có ý kiến,cuối năm bà cô đó k cho lên lớp đâu".haizzzzzz
Văn kiểu đó chỉ biết mơ mộng, nói cho hay lên mới được cao...Hồi trước chán văn cực kỳ chỉ muốn cho qua, giáo viên vào lớp chỉ chiếu slide xong chép chép chép......
 

Văn kiểu đó chỉ biết mơ mộng, nói cho hay lên mới được cao...Hồi trước chán văn cực kỳ chỉ muốn cho qua, giáo viên vào lớp chỉ chiếu slide xong chép chép chép......
hiện đại wá ta

:KSV@05:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
à vâng. mình không phủ nhận là mình cũng học theo văn mẫu :KSV@09:
nhưng hồi bé nói thật là mình viết văn cũng không đến nỗi tồi (hồi ấy chưa biết đến văn mẫu là j).
kể từ khi có cuốn văn mẫu, trình độ viết văn càng ngày càng kém đi...
bây giờ, văn cứ phải gọi là nỗi kinh hoàng! là cơn ác mộng! :KSV@19:
mình chỉ thích đọc sách thôi. còn viết văn? xin kiếu.
 
×
Quay lại
Top