Noel Bạn Đã Biết Và Hiểu Về Nó ?

ngotathanh

Banned
Tham gia
18/9/2014
Bài viết
0
Thiên chúa giáo đã du nhập vào việt nam từ đã từ rất lâu và bây giờ đã phát triển và mạng lại cho việt nam một bản sắc tôn giáo riêng có và phù hợp với truyền thống văn hóa người việt nam. Để được chập nhận làm tôn giáo chính thống ở đất việt Thiên chúa giao đã phải trải qua một thời gian khá lâu và phải có những sửa đổi để phù hợp với văn hóa việt nam và qua đó càng ngày sự thể hiện tác động mạnh mẽ của nó tới đời sống văn hóa dân tộc.

Cũng như các tôn giáo khác, Công giáo xem việc truyền đạo là sứ mạng thiêng liêng và thường trực. Ngay từ rất sớm với lời thúc dục hãy đi khắp trái đất và giảng phúc âm cho mọi người. Bằng các hoạt động truyền giáo, Công giáo từ một tôn giáo địa phương nhanh chóng trở thành tôn giáo của đế chế La Mã, và từ tôn giáo của đế chế La Mã trở thành tôn giáo của châu Âu. Với những phát kiến địa lý thời kỳ cận đại đã mở ra những triển vọng lớn lao cho việc mở rộng nước Chúa đến những miền đất ngoại trong đó có Việt Nam.


Noel là một ngày lễ quan trong không chỉ đối với người nước ngoài mà còn đối với thế giới bình dân đông đảo mà xã hội nào cũng có. Công giáo có khả năng đồng hành với mọi nỗi niềm của con người, cho dù họ là học giả cao siêu hay kẻ cùng đinh trong xã hội.người việt nam. Thường trong tư tưởng của người việt nam theo đạo Thiên Chúa Giao thì họ coi trong ngày noel hơn người nước ngoài. Vì họ cho răng đức chúa sinh ra là để chết vì nhân loại. Một cái chế vì tình yêu con người. điều này khá là phù hợp với quan niệm truyền thông của người việt nam thương coi trọng ngày chết hơn của một người hơn là ngày sinh ra đời của một ngời. vì thế nên người việt thường tổ chức cũng dỗ ông bà tổ tiên chứ không tổ chức những lễ sinh nhân của minh như người phương tây.

Ngược lại người phương tây lại cho rằng ngày lễ chúa phục sinh là ngày chúa sống lại la ngày mà con người được cứu rỗi, con người được hưởng những ân đức , những đức tin tuyệt đối vào đức chúa


.Sự hội nhập văn hóa Công giáo với văn hóa Việt Nam


Nền văn hoá của một dân tộc được ví như những tấm vải muôn màu mà những sợi dọc là những cốt lõi văn hoá của chính dân tộc đó, trong khi những sợi ngang là những đón nhận qua nhiều thế hệ. Như vậy, tam giáo đã dệt nên những sợi ngang muôn màu trong một quá trình phát triển của văn hoá Việt Nam. Khi đạo Công giáo hiện diện ở Việt Nam thì đã có một yếu tố mới làm giàu cho văn hoá Việt Nam. Trong một bài viết, giáo sư sử học Phạm Cao Dương, một học giả không Công giáo, đã viết: "Ngày nay người ta không thể nói tới văn hoá của dân tộc Việt Nam hay cuộc sống của người Việt Nam trong bất cứ phạm vi nào mà không nói tới sự hiện diện, vai trò và sự đóng góp của đạo Công giáo, dù đó là cuộc sống ở trong nước hay cuộc sống ở nước ngoài”.


Công giáo là tôn giáo giúp cho con người cảm nhận thực tại thần thiêng một cách rõ ràng và hữu lý nhất. Vì thực tại thần thiêng trong Công giáo không là những giáo thuyết cao siêu, những chân lý trừu tượng, hay những bí nhiệm từ trời cao, nhưng là một ngôi vị cụ thể, một Thiên Chúa siêu việt nhưng làm người ở giữa nhân loại, trở nên một con người hữu hình trong lịch sử, trong thời gian. Linh đạo Công giáo không chỉ dành cho những con người uyên thâm, tài năng, những nhà tu đức đạo hạnh, hay những học giả tư tưởng thời danh, mà còn là con đường đến thánh của người nghèo, của tầng lớp lao động chân chất, của


Người ta cho rằng đức tin luôn luôn xuất hiện trong một bộ áo văn hoá và nhờ đó người đón nhận có cơ may và tự do dựa theo bản sắc dân tộc mình mà tự khám phá ra những phương cách thích hợp cho việc thâu nhập đức tin. Nếu Ngôi Lời đã trở thành nhục thể trong Ðức Giêsu thì việc hội nhập văn hoá là điều tất yếu. Trong ý hướng ấy nhiều học giả cho rằng phải đưa tinh thần và biểu hiệu chính yếu Công giáo vào trong văn chương, tư tưởng, nghệ thuật Việt Nam, nghĩa là được tư duy và diễn tả bằng các phạm trù và các biểu hiện Việt Nam, trước hết là Công giáo hữu Việt Nam, thí dụ như việc cổ vũ thiết lập bàn thờ gia tiên, áp dụng những phần tinh túy của hôn lễ, tang lễ và lễ giỗ theo truyền thống.


Niềm tin Công giáo có thể tháp nhập được vào trong nền văn hóa Việt Nam. Vì cảm thức "cái thiêng" của người dân Việt phù hợp với bản chất "dung dị" của Tin mừng. Cái thiêng ở đây rất cụ thể trong cuộc sống thường ngày của người dân Việt. Có gì cụ thể hơn cây đa, bến nước, bờ tre, mảnh vườn; có gì thân thương hơn tình làng nghĩa nước, và thắm thiết hơn tương quan máu mủ, ruột thịt trong văn hóa Việt Nam. Cũng vậy, có gì rõ ràng hơn, thiết thực hơn hình ảnh một cánh huệ ngoài đồng, dáng chim sẻ đang bay, một mẻ cá lớn, những hạt giống gieo vãi trên đường mòn, giữa bụi gai, trên đá sỏi, mưa đổ, sông tràn, gió thổi... trong lời rao giảng của Ðức Giêsu. Và có gì thắm thiết hơn một tình yêu cho đi cả mạng sống mình của Ðức Giêsu. Nếu trong đạo Công giáo, bí tích Rửa tội là cửa ngõ đầu tiên của người tín hữu gia nhập vào cộng đoàn dân Chúa, thì nghi lễ Cáo gia tiên trong văn hoá Việt Nam là cửa ngõ cho những thành viên mới gia nhập vào cộng đồng gia tộc, làng nước. Nếu trong đạo Công giáo, một chút bánh, chút rượu và lời truyền phép của vị linh mục làm nên thực tại Thiên Chúa hiện diện nơi bí tích Thánh Thể, thì trong phong tục cúng bái Việt Nam, một nén hương, đĩa xôi, chút rượu trước hương án ông bà tổ tiên thiết lập được tương quan linh thiêng giữa cõi dương và âm. Qua bí tích Hôn nhân Công giáo, đôi nam nữ được chính thức công nhận là vợ chồng trước mặt Giáo hội và Thiên Chúa, thì qua những tục lệ cưới hỏi Việt Nam, họ cũng được gia tộc, xã hội, làng nước công nhận là đôi vợ chồng. Có thể nói, chính nhờ cảm thức về "cái thiêng" mà văn hoá Việt Nam có những sự tương đồng rất gần gũi với những thực tại Công giáo.


Trong việc hội nhập Công giáo vào nền văn hóa Việt Nam, một trong những yếu tố quan trọng và nền tảng của nền văn hóa này đó là đạo hiếu, hay tinh thần hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Tại sao? Vì người Việt cũng như các dân tộc vùng Á Đông này luôn luôn đặt nặng tinh thần hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Từ nguồn cội, đạo hiếu luôn luôn là một nền tảng căn bản cho đạo làm người của người Việt, và nằm trong bản chất văn hóa của người Việt. Vì thế, việc hội nhập văn hóa Công giáo vào Việt Nam nên khởi đầu từ đạo hiếu, và lấy đạo hiếu làm nền tảng. Ta thấy có sự phù hợp giữa sứ điệp Công giáo và văn hóa Việt Nam trong chủ trương thảo hiếu với cha mẹ, tổ tiên. Thật vậy, đạo hiếu trong Công giáo thật rõ ràng và được coi là quan trọng.


- Trước hết, đạo hiếu nằm ngay trong thập giới, là căn bản của luật luân lý Công giáo. Thập giới của Công giáo được chia làm hai nhóm: 3 giới đầu liên quan đến Thiên Chúa, 7 giới sau liên quan đến tha nhân. Giới thứ 4, "thảo kính cha mẹ", là giới đứng đầu nhóm sau. Ðiều đó có nghĩa: "thảo kính cha mẹ" là giới luật quan trọng nhất trong các giới liên quan đến tha nhân.


- Thứ hai là trong các bản văn Kinh Thánh, Cựu Ước cũng như Tân Ước, có biết bao nhiêu câu hay đoạn văn khuyến khích lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, nhất là trong sách Châm Ngôn và Huấn Ca.


Đồng thời dân tộc Việt Nam không chỉ đặt nặng đạo hiếu đối với cha mẹ hay ông bà tổ tiên ở dưới đất này mà con người còn có cha mẹ ở một cấp cao hơn, đó là cha mẹ ở trên trời, hay là cha mẹ sinh ra vũ trụ vạn vật, mà con người cũng có bổn phận phải thảo hiếu. Niềm tin có Trời là Ðấng tạo dựng vũ trụ rất phù hợp với niềm tin chung của dân tộc. Ðây là một điểm nổi bật khác của nền văn hóa Á Ðông, rất thuận lợi cho việc hội nhập văn hóa Công giáo, đó là người ta tin rằng trên đầu mình còn có một Ðấng thiêng liêng, tạo dựng nên vũ trụ. Tuy nhiên, ý niệm về Ðấng thiêng liêng này còn rất mơ hồ, chưa rõ rệt, và Công giáo có thể đưa ra một ý niệm rõ rệt hơn. Công giáo đặt rất nặng việc thảo hiếu với Ðấng thiêng liêng này, cũng là cha mẹ của chúng ta, nhưng ở cấp độ cao và rộng hơn cha mẹ ở dưới đất này.

Công giáo chú trọng về đạo hiếu và coi đạo hiếu như nền tảng của mình, nên Công giáo phù hợp với tinh thần hiếu thảo của dân tộc ta. Nhưng đạo Công giáo còn cho thấy một chiều kích rộng lớn hơn của đạo hiếu, giúp quan niệm về đạo hiếu của dân tộc trở nên rộng rãi và hoàn chỉnh hơn. Vì đạo Công giáo quan niệm vũ trụ như một đại gia đình, trong đại gia đình đó, Thiên Chúa là cha mẹ sinh ra tất cả, và tất cả mọi tạo vật là anh em.


Như vậy, khi đưa quan niệm về đạo hiếu của mình vào nền văn hóa dân tộc, thì người Công giáo đã hoàn chỉnh quan niệm thảo hiếu đối với cha mẹ vốn sẵn có trong nền văn hóa Việt Nam, làm cho quan niệm về đạo hiếu của dân tộc trở nên rộng rãi và đầy đủ hơn.


Như vậy là từ khi truyền vào Việt Nam, đạo Công giáo đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn hóa Việt Nam. Hội nhập Công giáo vào Việt Nam đã làm cho nền văn hóa ấy trở nên phong phú, đa dạng. Cũng giống như Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo đã làm trước kia. Trong sự hội nhập này không có gì mất đi, trái lại cả văn hóa Việt Nam lẫn các tôn giáo, đặc biệt là Công giáo đều có thêm những nét độc đáo của riêng mình.

Cho dù thế nào đi chăng nữa tôn giáo nào cũng hưỡng con người đến sự hoàn thiện về bản thân. Đạt tới chân thiện mỹ và những đức tin đó vẫn sẽ mãi là một niêm tin không thể nào bị xoa mờ.

Giang sinh mang lại cho con người cảm giác an lành với những loi chuc noel va nhung sms giang sinh đẹp tuyệt vời và đầy ý nghĩa. Sẽ có nhiều người cho răng việt nam chỉ đang hội nhập và đón những luồng tư tưởng mới. nhưng giáng sinh thì sẽ mãi là một ngày lễ đẹp và tuyệt vời trong lòng mỗi người dân đất việt.
 
×
Quay lại
Top