Niềng răng đau cỡ nào và cách khắc phục

itestseo

Thành viên
Tham gia
4/9/2013
Bài viết
4
Niềng răng (chỉnh nha) - cách làm đẹp không dao kéo được tất cả mọi người chọn lựa khi muốn sở hữu một nụ cười quyến rũ hơn. Thời gian đầu của quá trình chỉnh nha bệnh nhân không chỉ thấy bất tiện về mặt thẩm mỹ mà còn có những cơn đau nhẹ hoặc ê ẩm kéo dài. Điều này luôn khiến bệnh nhân lo lắng, thậm chí một số người khi được tư vấn đã không dám thực hiện quá trình điều trị và chấp nhận sở hữu một hàm răng không đẹp.

Thế nhưng đau trong chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng mắc cài là do sự thay đổi của răng dưới tác động của lực chỉnh hình. Thông thường cơn đau kéo dài từ 2 -3 ngày, còn ê răng thì lâu hơn. Tuy vậy, tùy theo cơ địa mỗi người mà thời gian đau có khác nhau (không nhiều). Nếu bạn cảm thấy đau dai dẳng nhiều hơn 1 tuần thì nên gặp nha sĩ để yêu cầu xem xét quá trình điều trị hoặc lựa chọn cho mình một nha sĩ khác uy tín hơn.

Hầu hết bệnh nhân nghĩ khi siết răng là đau nhất nhưng thực tế có 4 can thiệp đau nhất trong chỉnh nha thường gặp: gắn thun tách kẽ, gắn mắc cài và sợi dây đầu tiên, Kéo lò xo tăng lực, khí cụ gây trầy xước bên trong.
Cùng Niềng răng - Chỉnh nha đẹp Trần Quang Mạnh tìm hiểu và khắc phục 4 nỗi đau trên
+ Gắn thun tách kẽ: Bước này giúp cho kẽ răng hở ra để nha sĩ có thể gắn khâu vào răng cối thuận tiện. Có nhiều cách để tách kẽ răng, nhưng tách bằng thun là đau nhất. Chỉ với mảnh nhỏ thức ăn giắt vào kẽ răng đã khiến bạn cảm thấy e răng, khó chịu thì khi nhét một sợi thun tách kẽ dày khoảng 2mm vào hiển nhiên bạn sẽ "đau". Tuy nhiên, nha sĩ có thể thay thế thun bằng lò xo tách kẽ giúp bạn dễ chịu hơn và kèm theo đó là thuốc giảm đau.
+ Gắn mắc cài và sợi dây đầu tiên: Nếu gắn mắc cài không, bạn sẽ chỉ cảm thấy khó chịu chứ không đau. Nguyên nhân đau chính là do dây cung môi bắt đầu tác động lực khiến bạn đau âm ỉ tạo cảm giác muốn thoát khỏi nó càng mạnh. Nếu nha sĩ gắn cho bạn một sợi dây thật nhỏ, thật đàn hồi quá trình này sẽ nhẹ nhàng hơn.
+ Đau khi kéo lò xo, tăng lực: Hãy trao đổi với nha sĩ nếu như cảm giác đau xuất hiện trong giai đoạn này. Nha sĩ không phải là bạn nên không thể cảm nhận được bạn có đau hay không. Yêu cầu nha sĩ chỉnh một lực vừa phải sẽ không làm bạn đau.
+ Đau do khí cụ, trầy xước môi má, áp- tơ: Việc đầu tiên bạn nên làm là tới gặp trực tiếp nha sĩ. Một hộp sáp cách ly mắc cài, một động tác cắt dây dư sẽ giải quyết trình trạng này.

Sau khi trải qua 4 điều khó chịu trên bạn sẽ sở hữu một hàm răng đẹp, nụ cười tỏa nắng mà bạn đã từng mong muốn
Cùng tham khảo thêm các bài viết chăm sóc răng miệng tại Niềng răng - Chỉnh nha đẹp Trần Quang Mạnh
 
×
Quay lại
Top