Những vấn đề “khó hiểu” quanh việc Hiệp hội Bất động sản TP.HCM “tố giác” Địa ốc Alibaba

seogirl7979

Thành viên
Tham gia
10/12/2016
Bài viết
0
Mới đây, công ty CP Địa ốc Alibaba đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ là 1 nghìn 600 tỷ đồng. Một doanh nghiệp mới nổi lên, đang phát triển mạnh mẽ và “giàu” vốn, nghe có vẻ khá hấp dẫn… Nhưng theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM thì điều này “có dấu hiệu vi phạm pháp luật và thật khó tin”…
Trước khi công văn tố cáo được gửi đi

Đã có gần 200 tờ báo liên tiếp “tấn công” Địa ốc Alibaba dựa vào công văn “tố cáo” của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM. Hơn một tuần xảy ra, đến nay, vụ việc này vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu xuống.

Thế nhưng, có một sự kiện cần nhắc đến. Trước đó vài ngày, có người tự xưng là Tuấn – đại diện Hiệp hội Bất động sản TP.HCM muốn gặp CEO Nguyễn Thái Luyện để “bàn chuyện tế nhị”. Do đang trên đường công tác, ông Luyện không trực tiếp gặp gỡ và tiếp chuyện được. Vì vậy CEO Luyện uỷ quyền cho bà Kim – Phó tổng Giám đốc Truyền thông công ty xử lí cuộc hẹn này. Nhưng bên chỗ tự xưng là đại diện của Hiệp hội nói rằng chỉ muốn làm việc trực tiếp với ông Luyện để “bàn chuyện tế nhị”. Và như vậy, nghĩa là cuộc hẹn không được diễn ra theo đề nghị từ đại diện Hiệp hội Bất động sản TP.HCM. Ngay sau đó, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã gửi công văn tới toàn thể cơ quan báo chí để thông báo rộng rãi về việc “cần cảnh giác” với công ty CP Địa ốc Alibaba.

photo_2017-11-27_17-38-12.jpg


photo_2017-11-27_17-38-38.jpg


Lá đơn cũ mèm và sai luật được “tái sử dụng”

Theo chân sự việc trên, một vấn đề đáng chú ý khác xuất hiện. Ngày 26/7/2017, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận được đơn khiếu nại từ khách hàng Trần Dũng về việc Địa ốc Alibaba không hoàn trả lại tiền đặt cọc như khách hàng này yêu cầu. Đến ngày 4/10/2017, Địa ốc Alibaba nộp đơn xin gia nhập thành viên và được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM chấp thuận bằng văn bản. Đến ngày 7/11/2017, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã gửi thông báo loại trừ vị trí thành viên của Địa ốc Alibaba ra khỏi Hiệp hội.

Đầu tiên, việc khách hàng Trần Dũng đòi hỏi Địa ốc Alibaba hoàn lại tiền đặt cọc là sai quy định pháp luật. Đối với tất cả các dạng sản phẩm mua bán giao dịch, không riêng gì bất động sản, theo quy định Nhà nước, người đầu tư chỉ có quyền nhận lại tiền đặt chỗ hoặc giữ chỗ, còn tiền đặt cọc là tiền không thể nhận lại. Thế nhưng tại sao Hiệp hội Bất động sản TP.HCM để chứng minh cho việc khách hàng đầu tư ở Địa ốc Alibaba bị thiệt hại, đã đem lá đơn khiếu nại của Trần Dũng ra làm dẫn chứng? Là vì Hiệp hội Bất động sản TP.HCM không nắm luật, hay là có một nguyên nhân nào khác?

Tiếp theo, còn một vấn đề khá “khó hiểu” kế tiếp. Nếu Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã nhìn nhận lá đơn khiếu nại của ông Trần Dũng đối với Địa ốc Alibaba là hợp lý và đúng luật, thì Địa ốc Alibaba đang nằm trong danh sách những kẻ tội đồ đang bị “án treo”. Vậy, tại sao Hiệp hội Bất động sản TP.HCM lại chấp thuận đơn xin gia nhập của Địa ốc Alibaba 2 tháng sau đó?

Thêm nữa, đến ngày 7/11/2017, sau vụ việc đại diện Hiệp hội Bất động sản TP.HCM bị lãnh đạo Địa ốc Alibaba từ chối hẹn gặp, doanh nghiệp đã bị “khai trừ” ra khỏi thành viên Hiệp hội. Có một chút bất cập là khi được nhận vào thì có văn bản thông báo hẳn hoi, nhưng khi bị loại ra khỏi Hiệp hội này thì Địa ốc Alibaba hoàn toàn không nhận được văn bản giấy nào, mà chỉ nghe thông tin qua lời nói.

Cuối cùng, sau khi loại Địa ốc Alibaba ra khỏi danh sách thành viên, Hiệp hội đã loan truyền rộng rãi công văn “tố giác” Địa ốc Alibaba tới các cơ quan ngôn luận báo chí.

Từ đây, có thể đặt ra vô số câu hỏi cho vấn đề trên, chẳng hạn: Vì sao có đơn khiếu nại nhưng Hiệp hội Bất động sản TP.HCM không giải quyết? Đã thế, lại còn chấp nhận cho Địa ốc Alibaba gia nhập làm thành viên? Và sau đó loại Địa ốc Alibaba ra khỏi thành viên rồi “tố giác” và dùng lá đơn khiếu nại cũ mèm sai luật để làm dẫn chứng cho việc khách hàng thiệt hại? Có phải, những sự việc trên là khá mâu thuẫn và rất khó hiểu?

z829867732151_2c470a6669faac0fd8fe3b6883d110bc.png


Sau khi Hiệp hội BĐS gửi công văn đi, hàng loạt trang báo đã đưa bài về Công ty Địa ốc Alibaba

Liên tưởng đến vụ việc gần đây

Vừa qua, vụ dự án sai phạm Thảo Điền Sapphire được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đệ đơn lên Sở Xây dựng thành phố “xin tha” đã gặp một làn sóng phản đối lớn từ dư luận. Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM làm việc phải “có lý, có tình”. Vì vậy, dù chủ đầu tư của dự án Thảo Điền Sapphire không phải thành viên của Hiệp hội, vẫn được Hiệp hội hết lòng đứng ra bảo vệ trước luật pháp và cơ quan chức năng. Và mọi hành động, như Hiệp hội đã lý giải, đều xuất phát từ sự “khách quan, vô tư!”.

Tuy vậy, Sở Xây dựng thành phố không những thẳng thừng bác bỏ lá đơn xin tha cho dự án sai phạm của Hiệp hội Bất động sản TPHCM, mà còn hàm ý Hiệp hội này đang thao túng và ngụy biện cho chủ đầu tư dự án sai phạm này. Không hiểu vì sao Hiệp hội Bất động sản TPHCM dốc tâm dốc sức “lo” chuyện bao đồng đến vậy, thậm chí, phải viện dẫn lý do trái quy định pháp luật để bảo vệ sai phạm? Có một bài báo đã viết: “Với việc Hiệp hội BĐS TP.HCM có kiến nghị cơ quan chức năng theo hướng cho phép tồn tại các hạng mục sai phạm tại dự án Thảo Điền Sapphire như nói trên đang khiến dư luận đặt nghi vấn về động cơ cũng như quyền lợi của hiệp hội trong vụ việc này”.

Mới đây, công ty CP Địa ốc Alibaba đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ là 1 nghìn 600 tỷ đồng. Một doanh nghiệp mới nổi lên, đang phát triển mạnh mẽ và “giàu” vốn, nghe có vẻ khá hấp dẫn… Nhưng theo Hiệp hội thì điều này “có dấu hiệu vi phạm pháp luật và thật khó tin”…
 
Mới đây, công ty CP Địa ốc Alibaba đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ là 1 nghìn 600 tỷ đồng. Một doanh nghiệp mới nổi lên, đang phát triển mạnh mẽ và “giàu” vốn, nghe có vẻ khá hấp dẫn… Nhưng theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM thì điều này “có dấu hiệu vi phạm pháp luật và thật khó tin”…
Trước khi công văn tố cáo được gửi đi

Đã có gần 200 tờ báo liên tiếp “tấn công” Địa ốc Alibaba dựa vào công văn “tố cáo” của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM. Hơn một tuần xảy ra, đến nay, vụ việc này vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu xuống.

Thế nhưng, có một sự kiện cần nhắc đến. Trước đó vài ngày, có người tự xưng là Tuấn – đại diện Hiệp hội Bất động sản TP.HCM muốn gặp CEO Nguyễn Thái Luyện để “bàn chuyện tế nhị”. Do đang trên đường công tác, ông Luyện không trực tiếp gặp gỡ và tiếp chuyện được. Vì vậy CEO Luyện uỷ quyền cho bà Kim – Phó tổng Giám đốc Truyền thông công ty xử lí cuộc hẹn này. Nhưng bên chỗ tự xưng là đại diện của Hiệp hội nói rằng chỉ muốn làm việc trực tiếp với ông Luyện để “bàn chuyện tế nhị”. Và như vậy, nghĩa là cuộc hẹn không được diễn ra theo đề nghị từ đại diện Hiệp hội Bất động sản TP.HCM. Ngay sau đó, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã gửi công văn tới toàn thể cơ quan báo chí để thông báo rộng rãi về việc “cần cảnh giác” với công ty CP Địa ốc Alibaba.

photo_2017-11-27_17-38-12.jpg


photo_2017-11-27_17-38-38.jpg


Lá đơn cũ mèm và sai luật được “tái sử dụng”

Theo chân sự việc trên, một vấn đề đáng chú ý khác xuất hiện. Ngày 26/7/2017, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận được đơn khiếu nại từ khách hàng Trần Dũng về việc Địa ốc Alibaba không hoàn trả lại tiền đặt cọc như khách hàng này yêu cầu. Đến ngày 4/10/2017, Địa ốc Alibaba nộp đơn xin gia nhập thành viên và được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM chấp thuận bằng văn bản. Đến ngày 7/11/2017, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã gửi thông báo loại trừ vị trí thành viên của Địa ốc Alibaba ra khỏi Hiệp hội.

Đầu tiên, việc khách hàng Trần Dũng đòi hỏi Địa ốc Alibaba hoàn lại tiền đặt cọc là sai quy định pháp luật. Đối với tất cả các dạng sản phẩm mua bán giao dịch, không riêng gì bất động sản, theo quy định Nhà nước, người đầu tư chỉ có quyền nhận lại tiền đặt chỗ hoặc giữ chỗ, còn tiền đặt cọc là tiền không thể nhận lại. Thế nhưng tại sao Hiệp hội Bất động sản TP.HCM để chứng minh cho việc khách hàng đầu tư ở Địa ốc Alibaba bị thiệt hại, đã đem lá đơn khiếu nại của Trần Dũng ra làm dẫn chứng? Là vì Hiệp hội Bất động sản TP.HCM không nắm luật, hay là có một nguyên nhân nào khác?

Tiếp theo, còn một vấn đề khá “khó hiểu” kế tiếp. Nếu Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã nhìn nhận lá đơn khiếu nại của ông Trần Dũng đối với Địa ốc Alibaba là hợp lý và đúng luật, thì Địa ốc Alibaba đang nằm trong danh sách những kẻ tội đồ đang bị “án treo”. Vậy, tại sao Hiệp hội Bất động sản TP.HCM lại chấp thuận đơn xin gia nhập của Địa ốc Alibaba 2 tháng sau đó?

Thêm nữa, đến ngày 7/11/2017, sau vụ việc đại diện Hiệp hội Bất động sản TP.HCM bị lãnh đạo Địa ốc Alibaba từ chối hẹn gặp, doanh nghiệp đã bị “khai trừ” ra khỏi thành viên Hiệp hội. Có một chút bất cập là khi được nhận vào thì có văn bản thông báo hẳn hoi, nhưng khi bị loại ra khỏi Hiệp hội này thì Địa ốc Alibaba hoàn toàn không nhận được văn bản giấy nào, mà chỉ nghe thông tin qua lời nói.

Cuối cùng, sau khi loại Địa ốc Alibaba ra khỏi danh sách thành viên, Hiệp hội đã loan truyền rộng rãi công văn “tố giác” Địa ốc Alibaba tới các cơ quan ngôn luận báo chí.

Từ đây, có thể đặt ra vô số câu hỏi cho vấn đề trên, chẳng hạn: Vì sao có đơn khiếu nại nhưng Hiệp hội Bất động sản TP.HCM không giải quyết? Đã thế, lại còn chấp nhận cho Địa ốc Alibaba gia nhập làm thành viên? Và sau đó loại Địa ốc Alibaba ra khỏi thành viên rồi “tố giác” và dùng lá đơn khiếu nại cũ mèm sai luật để làm dẫn chứng cho việc khách hàng thiệt hại? Có phải, những sự việc trên là khá mâu thuẫn và rất khó hiểu?

z829867732151_2c470a6669faac0fd8fe3b6883d110bc.png


Sau khi Hiệp hội BĐS gửi công văn đi, hàng loạt trang báo đã đưa bài về Công ty Địa ốc Alibaba

Liên tưởng đến vụ việc gần đây

Vừa qua, vụ dự án sai phạm Thảo Điền Sapphire được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đệ đơn lên Sở Xây dựng thành phố “xin tha” đã gặp một làn sóng phản đối lớn từ dư luận. Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM làm việc phải “có lý, có tình”. Vì vậy, dù chủ đầu tư của dự án Thảo Điền Sapphire không phải thành viên của Hiệp hội, vẫn được Hiệp hội hết lòng đứng ra bảo vệ trước luật pháp và cơ quan chức năng. Và mọi hành động, như Hiệp hội đã lý giải, đều xuất phát từ sự “khách quan, vô tư!”.

Tuy vậy, Sở Xây dựng thành phố không những thẳng thừng bác bỏ lá đơn xin tha cho dự án sai phạm của Hiệp hội Bất động sản TPHCM, mà còn hàm ý Hiệp hội này đang thao túng và ngụy biện cho chủ đầu tư dự án sai phạm này. Không hiểu vì sao Hiệp hội Bất động sản TPHCM dốc tâm dốc sức “lo” chuyện bao đồng đến vậy, thậm chí, phải viện dẫn lý do trái quy định pháp luật để bảo vệ sai phạm? Có một bài báo đã viết: “Với việc Hiệp hội BĐS TP.HCM có kiến nghị cơ quan chức năng theo hướng cho phép tồn tại các hạng mục sai phạm tại dự án Thảo Điền Sapphire như nói trên đang khiến dư luận đặt nghi vấn về động cơ cũng như quyền lợi của hiệp hội trong vụ việc này”.

Mới đây, công ty CP Địa ốc Alibaba đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ là 1 nghìn 600 tỷ đồng. Một doanh nghiệp mới nổi lên, đang phát triển mạnh mẽ và “giàu” vốn, nghe có vẻ khá hấp dẫn… Nhưng theo Hiệp hội thì điều này “có dấu hiệu vi phạm pháp luật và thật khó tin”…
 
×
Quay lại
Top