Những truyền thuyết kỳ bí về ngày Halloween

Mr_Zer0

Gục ngã...
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2011
Bài viết
6.102
Lịch sử Halloween


Halloween%20anime%20Wallpaper__yvt2.jpg

Tháng 10 thắm thoát đã qua. Ngoài việc phải điều chỉnh lại giờ, lui lại 1 tiếng, ngủ thêm đuợc 1 tí, không có sự kiện nào đáng kể trừ lễ Halloween. Năm nào cũng thế, cứ đến ngày 31 tháng 10 lại phải loay hoay khoét trái bí rạ, thắp nến làm ma. Cho tới bây giờ, ta cũng tự hỏi, tại sao có cái lễ quỉ quái này, cả con nít lẫn người lớn cứ xôn xao như lễ hội. Người thì giả ma, hóa trang đủ hình hài, trông cũng khá vui nhộn....

Cứ vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, thì hàng nghìn trẻ em Bắc Mỹ và Châu Âu đổ ra đường trong những trang phục truyền thống, chơi các trò lừa nhau, đục khoét quả bí ngô, đớp táo. Vậy thì phong tục độc đáo này bắt nguồn từ đâủ Giữa năm 1000 và 100 sau công nguyên, Người Kentơ tổ chức kỷ niệm năm mới với lễ hội Driud. Chính vào thời gian này vị thần của mùa xuân và mùa hè không còn ngự trị và nhường chỗ cho thần chết và thần Samhain.

Vào khoảng 800 năm trước Công nguyên người Tây Âu coi mặt trời là vị thần tối thượng tạo ra công việc, giúp mùa màng sinh sôi và làm trái đất trở nên tươi đẹp. Vì vậy, vào mùng 1 tháng 11 hàng năm người Celtic (thuộc vùng Bắc nước Pháp – Anh bây giờ) tổ chức ngày lễ đánh dấu sự kết thúc của mùa hè và bắt đầu của mùa đông "đầy bóng tối và lạnh giá". Họ cho rằng trong mùa đông thần mặt trời bị Samhain – “chúa tể của cái chết và hoàng tử của bóng đêm” giam cầm. Vào thời gian này, linh hồn những người đã mất xuất hiện dưới hình hài của con mèo đen để tìm cách quay trở lại cuộc sống. Chính vì vậy, mèo đen trở thành biểu tượng của lễ hội Halloween.

tumblr_mcka45qcIM1rhzxjko1_500.jpg


Cuối tháng 10 cũng là dịp để người Celtic dâng cúng lễ vật để cảm ơn những gì thiên nhiên đã ban tặng cho họ và cầu xin cho một năm mới thịnh vượng và mùa màng bội thu. Vào lễ Samhain người ta thường đốt những đống lửa lớn trên đồi để chứng tỏ lòng tôn kính tới các vị thần và xua đuổi tà ma. Người dân thường lấy một hòn than hồng từ đống lửa đó để mang về nhà. Hòn than đó được giữ trong củ cải hay quả bầu bí.

Để không bị những linh hồn lang thang quấy phá, người ta hoá trang và khắc những khuôn mặt kinh dị trên những đèn lồng bằng quả bí ngô hoặc củ cải, tục này còn lưu truyền đến hôm nay vào ngày lễ Halloween. Trẻ em ở Ailen và Bắc Mỹ thường chơi trò đục khoét củ khoai tây và quả bí đao trong lễ hội Halloween.

Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, đạo Thiên chúa được phổ biến mạnh ở Châu Âu, số vị thánh nhiều đến nỗi không có đủ ngày trong năm để làm lễ tôn kính cho mỗi vị thánh. Chính vì vậy, người ta đã lập ra ngày lễ các thánh (All Saints'Day), để làm lễ dành cho các vị thánh mà các Giáo hội không biết hết được. Lúc đầu ngày này được tổ chức vào 13/5, nhưng sau đó đã được chuyển vào ngày 1/11 trước ngày lễ các linh hồn (All Soul's Day - 2/11).

halloween-anime.jpg

Halloween có tên gốc là All Hallows'Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày lễ các thánh. "Hallow" là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là "thánh" và cuối cùng đổi là Halloween như chúng ta biết ngày nay.

Như vậy lễ hội Halloween là kết quả của nhiều sự biến đổi trong hàng thế kỷ. Song giờ đây, các ngày lễ trong lễ hội Halloween không còn mang ý nghĩa tôn giáo mà mọi người đều coi đó là một lễ hội vui chơi với những quả táo của lễ hội Pomona, con mèo đen của lễ hội Sanhaim và những con ma, bộ xương của ngày lễ các thánh và các linh hồn, All Saint's Day và All Soul's Day


Thành ra đối với Bắc Mỹ và Châu Âu, phong tục này bắt nguồn từ các tập quán xa xưa hơn hơn cả đạo Thiên Chúa, vốn là gốc từ các ông đạo sĩ (druids) bên Anh quốc. Rất lâu về trước, đây là dịp tạm giã biệt mùa hè vừa chấm dứt, để ăn mừng, họ nhóm lửa và đốt rác lên cho vui. Mãi sau này, theo dương lich của người celtik (celtics), đây là lễ giao thừa trước khi bước qua thềm năm mới.

Do truyền thống Halloween được coi là bắt nguồn từ những người ngoại đạo, nên ngày nay vẫn còn một số người theo đạo Thiên chúa giáo không tổ chức lễ kỷ niệm ngày này. Một số người theo các giáo phái khác tổ chức kỷ niệm lễ hội này nhưng coi đó là lễ hội mùa màng, lễ hội xá tội hay đêm thánh Halleluja và họ tổ chức kỷ niệm lễ hội tại nhà thờ của giáo phái mình. Lễ hội này mang đến cho trẻ em nhiều trò chơi rất bổ ích và lý thú.

tumblr_lturxgMsjj1r4lkmno1_1280.jpg

Có tất cả ba yếu tố chính trong những ngày đại lễ này : họ ăn mừng mùa thu hoạch đã chấm dứt (end of harvest) , đón chào mùa đông và ... nghỉ ngơi (Sabbath)!!! Yếu tố cuối cùng, có lẽ là yếu tố quan trọng, đã tạo ra truyền thống lễ Halloween cho tới ngày hôm nay. Đó là ngày giỗ, họ khấn vái và cầu nguyện cho người đã khuất.

Đúng theo giáo phái thiên chúa nhà thờ La Mã, những linh hồn được cầu siêu trong dip này là những người đã qua đời mà chưa được rửa hết tội (venial sins) trước khi chết, tội nói đây là những tội phạm không cố ý hoặc không vô tình vạ lây mà không biết (not committed with both deliberate and complete consent), những tội không nặng lắm, có thể dung thứ được. Nếu các tội này không đuợc rửa, các linh hồn này sẽ không được khoan dung của đáng toàn năng...

Còn những linh hồn còn lại? Phải hiểu đây là dịp cho họ quậy một phen vì họ biết biết bản thân đã bị bỏ rơi, và không được tha thứ, sống làm tội chết làm quỉ - Đây mới thật là khía cạnh đen tối của Halloween. Tất cả họ từng đàn từng đàn một, trồi lên từ cõi hỏa ngục tăm tối để đi phá phách và giết hại kẻ thần kinh suy nhược, yếu bóng vía...

Tại Việt Nam, không có Halloween như các xứ bắc mỹ, nhưng trong truyền thống của người Việt và dân Á châu nói chung, có cái lễ cũng tương tựa như Halloween, đó là lễ cúng cô hồn : tuy không rầm rộ, và mang đậm tính thương mại, giải trí như Halloween, nhưng khi còn bé, có lẽ không ai không một lần đi chờ trực một buổi lễ cúng cô hồn. Thông lệ khi cây nhang cuối cùng vừa tắt, người chủ lễ bưng khay đồ ăn ra sân hoặc truớc nhà, và cứ thế mà liệng vào đám đông. Một mặt khác, tiền cắc cũng đuợc bố thí vào dịp này, làm tăng thêm phần hào hứng. Già trẻ cứ chen nhau chờ lúc người chủ hộ ném tiền vào đám đông, là xô đẩy nhau để nhặt tiền bố thí, gọi là tiền cô hồn....

Nói đến ma quỉ ai cũng sợ và đề phòng. Đề phòng họ cũng như đề phòng kẻ gian. Họ chỉ thích hại những người yếu bóng vía, lợi dụng tình cảm và tiền bạc và thường nấp trong bóng tối. Họ chìm đắm trong tội lỗi và oán hận, quyết không đầu thai khi chưa trả được ân oán thâm thù, và cứ thế sống vất vưởng, cầu nguyện cho họ là nhằm giúp cho họ tìm được con đường siêu thoát. Nhưng nói đến ma quỉ ai cũng thích xem một lần, hoặc chứng kiến những diễn chứng không phủ nhận được: có 3 thành phố ở bắc mỹ có sự xuất hiện của ma.

tumblr_ltus1kEiom1r4lkmno2_1280.jpg

Ở Canada, Montreal, Ile Sainte-Helene, có bảo tàng viện STEWART, xưa kia là một cái đồn nơi xây ra 1 cuộc đẫm chiến làm thiệt mạng 800 người lính thuộc Hoàng Gia Anh Quốc trong lúc đánh đuổi lính xâm lăng từ Mỹ. Sau khi đồn Stewart đuợc cải biến thành bảo tàng viện, ông quản lý, sau khi qua đời thường đuợc thấy xuất hiện, trong bảo tàng viện. Đôi khi khách du lịch la hoảng vì thấy ông ta xuất hiện, với mấy người lính, họcứ chực chờ xuất hiện trong viện bảo tàng cứ như ta đang lạc về một thời gian rất là xa xăm trong lịch sử...

Ở Canada, Niagara Falls, có 1 đường hầm, nổi tiếng gọi là "Screaming Tunnel". Bạn nào tò mò, chỉ việc bước sâu vào đường hầm, bật một diêm quẹt lên là nghe tiếng hồn ma la hét trong đau đớn. Tiếng gào thét đầy đau đớn, oán hận, buồn bã, và cô độc trong đêm tối sâu thẵm. Đó chính là tiếng hét thê lương của một cô bé đáng thương bị người cha mất hết nhân tính, tẩm xăng vào cô và thiêu sống. Câu chuyện bắt nguồn từ một sự bực tức sau một tranh chấp ly dị, gã đàn ông mất quyền trông nom của cô con gái. Thất vọng, hắn ta hóa điên và đã thực hiện tội ác tàn ác hơn cả loài ma quỷ thấp hèn nhất.

Còn bên Mỹ, ôi thôi ở đâu cũng có ma hết... Nhưng đặc biệt ở tiểu bang Massachussets, thành phố Salem nổi tiếng thế giới là thành phố Halloween, chuyên trị về phù thủy và bói toán. Nổi tiếng đến nổi, địa điểm đó đã trở thành 1 thắng cảnh du lịch, nhất là vào dịp Halloween. Riêng về khía cạnh bói toán, có nhiều vụ án giết người chỉ giải quyết đuợc nhờ các thầy bói thanh phố Salem. Cho đến nay, cảnh sát trung ương thường nhờ vả vào những lực lượng thần bí của thành phố Salem để truy lùng và tìm kiếm những tên hung thủ gây ra nhiều vụ án, mà manh mối điều tra đã rơi vào tình trạng vô vọng...

tumblr_mcm5x6pjFa1rhxgajo1_1280.jpg

 
Halloween ngày âm dương giao ngộ

Hình như hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những chuyện liên quan đến quỷ, ma và một số hiện tượng siêu nhiên khác. Về chuyện ma thì Âu Mỹ nổi tiếng nhất là truyện Dracula và Frankenstein, Tàu thì có "Con Ma Nhà Họ Hứa", VN thì có ma hời, ma trơi, ma rà, ma xó, ma mách...

Người ta thường nói là sợ ma quỷ nhưng tại sao lại thích kể thích xem phim truyện quỷ mả Phải chăng trong cuộc sống của chúng ta cũng đang lắm quỷ ma trà trộn? Ma quỷ đang ở giữa chúng ta, trong cuộc sống và cả trong lòng người! Thiền học phân biệt nội ma và ngoại mạ Các nhà luyện võ thì rất sợ tẩu hỏa nhập mạ Người thường thì luôn luôn phải lo kiềm chế con "ma lồi" để khỏi "nổi ma" gây ra tai họa cho gia đình xã hội... Những vị tu thiền thì thường bị ma chướng phá hoại... Xem như thế thì không có gì đáng ngạc nhiên khi ta đón chào ngày trở về của chàng thanh niên lỡ chơi với quỷ mà bị cả Thiên Đàng lẫn Địa Ngục, hai nơi đều từ chối nhập cảnh... đành quay lại trần gian chung đụng với loài người trong tình trạng: "Nghe gà gáy tìm đường lẩn trốn, tắt mặt trời lẩn thẩn tìm ra"... Đó là Jack trong ngày Halloween.

Lễ Hội Halloween:


1167494-bigthumbnail.jpg


Ngày cuối tháng Mười dương lịch là ngày Halloween của Hoa Kỳ. Đây là một lễ hội bắt đầu vào buổi chiều tối ngày 31-10 cho tới 12 giờ đêm. Trong dịp này, trẻ em và thiếu niên được mặc "y phục Halloween" để đi đến từng nhà, gõ cửa để nhận kẹo và chúc tụng... Theo tục lệ, các em nhỏ thường cầm theo lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô có đục lộng hình mặt người để ánh sáng xuyên ra ngoài...


Những cuộc hội hè vui chơi trong đêm Halloween thường xoay quanh các đề tài như chuyện may rủi trên đời, các chuyện kể về ma quỷ và phù thủy...
Lễ Halloween đã bắt nguồn và phát triển từ những lễ Hội Tân Niên và các lễ hội dành cho những người đã chết.

Vào thế kỷ thứ 8 (năm 800 sau Tây Lịch), các giáo hội Thiên Chúa Giáo đã thiết lập "Ngày Các Thánh" (All Saint's Day) vào mồng 1 tháng 11 để mọi người sửa soạn chờ đón Giáng Sinh luôn thể.
Nguồn Gốc Chữ Halloween :

your_crucifixion_by_the_chocoholic_girl.jpg


Thánh Lễ được truyền giảng vào ngày này gọi là Allhallowmas. Thời gian đêm trước ngày "Các Thánh" hay Chư Thánh đã được xem như là All Hallow éven hay Halloween. Nguyên nghĩa chữ "Hallow" là Thánh. Halloween là lối viết tắt của "Allhalows' Evening."

Từ “Halloween” bắt nguồn từ nhà thờ Thiên chúa giáo, là dấu vết còn lại của lễ hội All Hallow Eve (lễ thánh). Ngày 1/11 là ngày lễ thánh của người Thiên chúa giáo để bày tỏ lòng thành trước thánh thần. Nhưng vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, ở xứ Kentơ (Ailen) mùa hè kết thúc vào ngày 31/10 và ngày hội Halloween được gọi là ngày lễ Samhain (gieo trồng) và ngày này chính thức bắt đầu một năm mới của người Kentơ.

Các Tập Tục Trong Ngày Halloween:


halloween-anime-1.jpg


- "Trick Or Treat" Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trong đêm Halloween. Trong suốt lễ hội Samhain, vị thần Driuds cho rằng người chết sẽ đến lừa con người, gây hoang mang lo sợ và phá hoại con người. Những xác ma đi lại ăn xin và chúng đến nhà nào thì gia chủ phải cung cấp thức ăn cho chúng.

"Trick" nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch ngợm: "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat."
Thông thường những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh lừa với "lũ ma" nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).

Biểu tượng chính của đêm "Halloween" là cái đèn lồng của chàng Jack - "Jack-ó-lanterns." Các biểu tượng phụ là phù thủy, ma quỷ và mèo đen.

Trò “đớp táo”: Khi người Kentơ bị người La Mã xâm chiếm, thì theo đó nhiều phong tục của người La mã cũng du nhập vào đất Kentơ, trong đó có lề hội thờ nữ thần mùa màng Ponoma, vị thần này thường xuất hiện hoá trang trong giỏ hoa quả. Quả táo là một thứ hoa quả linh thiêng dùng để thờ cúng thần linh, do đó đã xuất hiện nhiều trò chơi liên quan đến loại quả này trong lê hội Samhain.

Truyền Thuyết Về Halloween:

Axis.Powers%3A.Hetalia.240.312224.jpg


Theo truyền thuyết của nước Ái Nhĩ Lan (Ireland) thì từ ngữ "Jack-ó-lanterns" đến từ một người có tên là Jack. Jack là một chàng thiếu niên đã chết nhưng linh hồn không được phép vào Thiên Đàng vì lý do: lúc sống, anh ta vốn là một người tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì. Thế nhưng anh ta lại cũng không thể vào Địa Ngục vì lúc còn sống anh ta đã từng chơi đùa với ma quỷ, nên quỷ không bắt anh.

Chuyện kể rằng: một hôm có chú quỷ đến quấy phá một vùng dân cư, chẳng may bị báo động, người ta đến cầu cứu các vị tu sĩ đem các vật thánh đến "yểm" và "khóa các cửa" ra vào. Thế là con quỷ bị bắt... Jack đã nhận ra đó là chú quỷ thường vui đùa với mình và Jack đã tìm cách gỡ vật "yểm ma quỷ" mở đường cho người bạn hữu chạy thoát.

Để đền ơn cứu mạng, chú quỷ hứa với Jack là sẽ không bao giờ bắt hồn Jack về giam cầm ở Địa Ngục. Do đó, khi Jack chết vì một tai nạn, hồn Jack bị Thiên Đường từ chối. Jack liền tìm đến Địa Ngục, nhưng quỷ nhất quyết không cho vào... vì đã trót vướng vào lời hứa xưa kia. Thấy Jack lạnh lùng khổ sở, chú quỷ bèn động lòng lấy một ít than hồng ở Địa Ngục bỏ vào trong ruột một quả bí ngô và tặng cho cho Jack để sưởi ấm... trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí thông vào nuôi lửa, Jack phải đục thủng quả bí ngô... và ánh lửa từ trong đã chiếu ra soi sáng nẻo đường lang thang của Jack. Có lẽ Jack phải cầm đèn đi lang thang trên mặt đất cho đến ngày phán xét cuối cùng của nhân loại. Có dị bản thì nói rằng cục than hồng được đặt trong củ cải thánh để giữ cho nó không bị tắt, nhờ thế Jack có thể thắp sáng đường trong đêm tối giá lạnh.

tumblr_mbyubpAq6t1qlh2cko1_1280.png


Người Ailen đã dùng những củ cải để thay cho đèn lồng của Jack, nhưng do nạn di cư sang Mỹ người ta phát hiện ra quả bí ngô sáng hơn củ cải và do đó sau này đèn lồng ở Mỹ mới được trang trí bằng quả bí ngô có cục than hồng ở trong.


Mặc dù một số tín đồ tội lỗi có theo tục lê. Halloween, nhưng vào ngày này bọn chúng vẫn không ngừng gây tội ác. Ngày hội Halloween không chỉ còn là ngày hội năm mới của người Kentơ hay ngày cầu thánh của người Châu Âu nữa. Ngày nay nhiều nhà thờ vào ngày đó vẫn tổ chức tiệc Halloween hoặc tổ chức khắc đèn lồng cho trẻ em,vào ngày đó mọi người cùng nhau đấu tranh vì một thế giới không còn tội ác hiện hữu.

Chuyện về quả táo Pomona Cây táo từ lâu đã được gắn với hình ảnh nữ thần bất tử và trí tuệ. Nếu bổ ngang một quả táo, sẽ lộ ra hình ngôi sao 5 cánh, biểu tượng cho nữ thần trong niềm tin của người Châu Âu ngày xưa. Táo Pomona là những quả táo được thả trong chậu nước, hoặc trên sợi dây. Những thanh niên tới tuổi cập kê tìm mọi cách để lấy quả táo và người nào làm được thì sẽ là người sớm được lập gia đình. Ngoài ra còn nhiều truyền thuyết dân gian khá lý thú như ai gọt vỏ táo Pomona trước một cái gương bên cạnh một cây nến cháy thì sẽ nhìn thấy hình ảnh của người vợ (chồng) tương lai trong gương, hoặc cố gắng giữ vỏ táo càng lâu thì cuộc đời của bạn được kéo dài…!

Lai lịch:


Lễ hội Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2,000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc nước Pháp.
Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch. Một lễ hội được cử hành vào đêm trước năm mới để vinh danh vị thủ lãnh đã quá cố là Samhain. Ngày lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết của loài người. Dân tộc Celt tin rằng Samhain cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó.

Người ta kể lại, vào ngày lễ Samhain linh hồn của những người chết trong năm trước sẽ tìm đến một thể xác khác để bắt đầu cuộc sống mới trong năm tiếp theo. Tuy nhiên đây chỉ là ước vọng của con người vào một cuộc sống khác sau khi chết. Người Kentơ tin rằng, trong thời gian lễ hội Samhain thần linh sẽ cho phép người trần và những linh hồn địa ngục có thể hoà đồng.

Tuy nhiên, người sống không muốn linh hồn người chết nhập vào mình và vì thế vào ngày 31/10 dân làng dập tắt lửa trong nhà để làm cho nhà cửa lạnh lẽo và tẻ ngắt. Sau đó họ hoá trang thành ma cà rồng và lặng lẽ đi vòng quanh nhà hàng xóm vẻ hăm doạ để xua đuổi những hồn ma tìm thể xác

wolfman.jpg


Theo giải thích khác thì người ta cho rằng vào đêm Samhain, người Kentơ dập tắt lửa trong nhà đi không phải để xua đuổi những linh hồn người chết mà họ làm như thế để sau đó họ sẽ cùng nhau đi lấy lửa tại nguồn sáng gọi là Druidic, liên tục cháy ở Usinach thuộc miền trung Ailen.


Nhưng nhiều người lại cho rằng, người Kentơ dùng tục lệ thiêu sống những ai mà họ cho là đã bị linh hồn người chết nhập vào, để làm bài học cho những linh hồn khác. Mặt khác, theo nhiều bằng chứng lịch sử của người Kentơ thì những hiện tượng trên đều là hoang tưởng.

Sau này, người La Mã đã biến những tục lệ trên của người Kentơ thành tục lệ của mình. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, họ đã bỏ tục lệ hiến người sống và thay vào đó là hiến hình nộm. Theo thời gian, tục lệ này đã mất dần đi và chỉ còn mang tính chất nghi thức. Do người ta không còn tin vào linh hồn nữa, cho nên tục lệ hoá trang thành ma quỷ hay phù thuỷ chỉ còn là hình thức.
Vào năm 43 (Tây lịch kỷ nguyên), người La Mã chinh phục vùng đất của dân tộc Celt và cai trị khoảng 400 năm (vùng này bây giờ là Anh Quốc). Trong giai đoạn này có hai lễ hội Samhain của dân tộc Celt. Một trong hai lễ đó là FẺALIA được cử hành vào cuối tháng Mười để vinh danh những ngưòi đã chết, lễ thứ hai dành cho Pomona, nữ thần La Mã về cây và quả. Có lẽ vì nữ thần Pomona mà quả táo (apple) đã được kết hợp vào lễ hội Halloween. Sau ngày lễ Chư Thánh, tại Anh Quốc, còn có ngày "Các vong hồn" vào mồng 2 tháng 11. Tại Anh Quốc, Halloween đôi khi được gọi là Nutcrack Night or Snap Apple Night vì mọi người trong gia đình ngồi quanh lò sưởi kể chuyện và ăn đậu phụng rang hoặc nhai "táo."

Vào ngày "Các vong hồn," những người nghèo đi "khất thực cô hồn" (went-a-souling) và họ sẽ được bố thí bánh trái gọi là "soul cakes" (bánh vong hồn) để họ hứa là sẽ cầu nguyện cho "các vong hồn."

tumblr_mckb1pRhI41rhzxjko1_1280.jpg


Halloween đến Hoa Kỳ do những di dân đầu tiên, đa số đến từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì lý do tín ngưỡng bị giới hạn, nghĩa là lúc đầu các tôn giáo lớn đưa ra giới luật tương đối chặt chẽ, nên việc cử hành lễ Halloween chưa được phổ cập trong dân chúng. Mãi đến thập niên 1800 mới trở nên tục lệ được nhiều người hưởng ứng.

Cùng với phong trào di cư để tránh nạn đói do dịch hại khoai tây của người Ailen sang Mỹ vào những năm 1840, tục lệ Halloween này đã được du nhập vào Mỹ cùng với nhiều trò như lật ngược nhà vệ sinh và tháo cổng ra vào. Tuy nhiên, ngày hội “nói dối” được cho là bắt nguồn từ một phong tục gọi là tục “cầu hồn” của người Châu Âu ở thế kỷ thứ 9, mà không phải bắt nguồn từ người Kentơ. Ngày 2/11 là ngày cầu hồn, vào ngày này người theo đạo Thiên chúa giáo đi từ làng này sang làng khác xin “bánh cầu hồn”, đây là những chiếc bánh hình vuông làm từ bánh mỳ và nho Hy lạp. Người đi xin càng nhận được nhiều bánh thì họ càng cầu siêu được nhiều những linh hồn đã siêu thoát của người thân của gia chủ. Vào những ngày này, người ta cho rằng linh hồn chưa hoàn toàn siêu thoát và do đó nhờ có lễ cầu hồn họ mới thực sự được bước qua cổng thiên đàng.

Vào giữa thế kỷ 19, tục lệ "trick or treat" chưa được phổ biến ở các thành phố lớn vì ở những nơi này "hàng xóm láng giềng" hầu như không có; nhiều người ở cạnh nhau mà không quen biết nhau, cho nên Halloween đôi khi gây ra những sự việc tai hại. Ngày nay, nhiều cộng đồng, nhiều tổ chức đã đứng ra bảo trợ các tục lệ vui chơi của ngày Halloween, nên nó đã trở thành một ngày lễ hội rất vui thú mọi tầng lớp niên thanh thiếu niên, và có thể ngay cả người lớn cũng hào hứng đón nhận.

tumblr_ltus1kEiom1r4lkmno2_1280.jpg
 
Ý Nghĩa Của Ngày Halloween

halloween.jpg


1) Về Giáo Dục:


Hành động và cuộc đời của Jack đã trở thành những kinh nghiệm để tuổi trẻ rút ra một bài học làm người, đó là:

- Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt

- Phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn

- Không nên chơi đùa với ma quỷ. Ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi, những việc làm tinh quái do trí thông minh và tưởng tượng của tuổi trẻ sáng tạo ra có khi làm hại đến người, đến xã hội... Chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi.

"Tham lam" là tâm lý chung của loài người. Số người kiềm chế được lòng tham trong cuộc sống rất hiếm. Tính bủn xỉn, keo kiệt, hà tiện là những hệ luận của tính tham lam mà thôi.
Lòng tham của cải vật chất, sắc dục, danh vọng từng là nguồn gốc của vô số tội ác trong lịch sử nhân loại. Vì tham vọng người ta sẽ dùng bất cứ thủ đoạn hay phương tiện nào miễn là đạt được mong cầu. Có lẽ vì vậy mà các đấng giáo chủ của tôn giáo đều khuyên răn con người bỏ lòng tham để có thể sống đời an vui trong hiện tại và để được vào cõi Thiên Đàng, Niết Bàn, Bồng Lai Tiên Cảnh sau khi từ bỏ trần gian...

Kiềm chế lòng h.am m.uốn là bước đầu để trở nên người tốt. Tiếp theo là phải có lòng thương người (nhân ái, bác ái, từ bị..) biết giúp đỡ người khác lúc họ gặp khó khăn, phải bố thí cho kẻ nghèo... Ngoài ra, thanh thiếu niên không nên chơi đùa với quỷ hay mạ Sở dĩ có điều cấm kỵ này là vì người đời thường quan niệm rằng quỷ, ma là những thành phần bất chính, thường dùng những phép thuật, những mưu chước của mình để làm hại loài người, để phá phách hoặc để thỏa mãn h.am m.uốn... Các tôn giáo rất kỵ quỷ vì quỷ thường có hành động chống đối lại các đấng giáo chủ thiêng liêng. Trong Thiên Chúa Giáo, Quỷ là loài hung dữ, xấu xa ở Hỏa Ngục. Lu-xi-fe chẳng hạn, là quỷ giữ địa ngục. Trước đó Lucifer cũng ở cõi Thiên Đàng, nhưng vì tham vọng mà bị đọa đày ở Địa ngục.

Axis.Powers%3A.Hetalia.full.511354.jpg


Dân gian thường tin rằng quỷ hay đi bắt bớ người ta, hành hạ người ta một cách tàn nhẫn để vui đùa hoặc để thỏa mãn dục vọng. Có lẽ vì đó mà người ta thường dùng lời nguyền rủa "Đồ quỷ tha ma bắt" khi nói đến một người mà họ ghét bỏ.

Người Việt thì có những thành ngữ như: "mưu ma, chước quỷ," "hiện quỷ," "quỷ quái tinh ma."

Trong thần thoại có rất nhiều loại quỷ. Về quyền phép biến hóa thì quỷ với thần ngang nhau. Quỷ với Thần phân biệt nhau qua hành động:

- Quỷ thường dùng quyền phép của mình để thỏa mãn h.am m.uốn, tham vọng nên thường đi vào đường ác, có hại cho loài người và vũ trụ.

- Thần luôn luôn dùng quyền phép để làm điều phúc lợi cho loài người và vũ trụ, đó là con đường thiện yêu thương, và lòng trắc ẩn. Chỗ ở chính của Quỷ là địa ngục, là nơi tăm tối, sâu thẵm đến vô vọng, và nơi các vị Thần ngự trị thì ở cõi Trời, trong ánh sáng.

Thần được người trần gian tôn thờ.

Quỷ bị người đời xa lánh vì sợ hãi, vì quỷ lúc nào cũng bị xem là dữ. Trong kinh Địa Tạng của Phật giáo có nhắc đến một Quỷ vương có tên là Vô Độc. Đây là một điều mà tây phương không nghĩ đến vì đối với họ Quỷ luôn luôn hung dữ, độc ác.

Do đó, không bao giờ nên giao du với quỷ, nhất là tuổi thanh thiếu niên. Người Việt có câu "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" để chỉ những hành vi ranh mãnh, đầy mưu trí, có hại cho xã hội loài người. Học trò ở đây là tuổi thanh thiếu niên. Câu chuyện Halloween muốn gởi cho thanh thiếu niên một thông điệp để đề phòng sự tiêm nhiễm cái "quỷ quái, tinh ma" khi giao du với cái giới mà mình cũng được xếp vào hạng số ba!

Tuy nhiên, chuyện anh chàng Jack trong đêm Halloween cũng ghi nhận một thái độ rất sòng phẳng, và đầy sự công bằng của loài quỷ, đó là "ân đền, oán trả" và "giữ lời hứa, trọng chữ tín". Dù rằng sự "giữ lời hứa" này đã làm cho Jack rơi vào thân phận cô hồn lang thang vất vưởng. Nhưng dù còn đỡ hơn là việc bị bị giam cầm và đọa đày nơi Hỏa Ngục.

Quỷ đã chịu ơn cứu mạng của Jack. Jack đã cứu quỷ vì tình bạn vui đùa. Quỷ đã đền ơn với lời hứa là "không bắt hồn Jack về Địa Ngục." Và kết quả, như đã nói trên, hồn Jack đã phải trở về trần gian, lang thang với những đốm than hồng do quỷ từ địa ngục tặng để sưởi ấm và soi đường đi trong tăm tối, cô đơn. Đối với các xã hội Âu, Mỹ Halloween đã trở thành lễ hội vui chơi hằng năm cho trẻ em và cả người lớn. Ít người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa nhân bản của nó. Họ chỉ chú trọng vui chơi. Các phim ảnh về Halloween cũng nhằm tạo cảm giác rùng rợn ma quái của thế giới âm ty như để thay đổi cách chơi, tìm cảm giác mới là chính yếu.

2 ) Ý Nghĩa Nhân Bản:

Nếu đào sâu hơn, có lẽ sẽ tìm thấy tính cách nhân bản trong câu chuyện. Thử đặt câu hỏi: tại sao dưới ánh sáng khoa học và kỹ thuật mà các nước Âu, Mỹ vẫn dành một ngày lễ hội cho người của "cõi Âm" mà đại diện là chàng Jack?

Jack là nhân vật tưởng tượng nhưng đã thực sự hiện thân trong cuộc đời, trong thân phận làm người... mà lại là một người cô đơn. Khi chết, Jack trở thành cô hồn, không chỗ dung thân... Thiên Đàng và Địa Ngục đều từ chối!

Truyền thống lễ hội Âu Mỹ đã dành cho Jack một ngày. Một ngày được trở lại với cõi dương. Trong ngày đó, Jack có thể sống vui chơi thoải mái, vì người sống đã hóa trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có chỗ trà trộn vào cho đỡ cô đơn. Đây là ý nghĩa nhân bản của lễ hội Halloween.

pumpkins.jpg


Lễ Hội Halloween ở Mỹ nhằm vào tiết thu, mưa buồn và gió lạnh, trùng hợp với "ngày cô hồn" trong truyền thống dân tộc VN cũng trong mưa buồn hiu hắt:

"Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt
Toát hơi may lạnh buốt xương khô
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng
Đường bạch dương bóng chiều man mác
Ngọn đường lê lác đác mưa sa
Hồn nào hồn chẳng thiết tha
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm...
Trong trường dạ tối tăm trời đất
Có khôn thiêng phảng phất u minh
Thương thay thập loại chúng sinh
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người..."

Trong ý nghĩa nhân bản, Halloween và Rằm tháng Bảy Âm lịch có thể xem như là ngày hai cõi Âm, Dương hội ngộ trong niềm thương cảm bao la..

Cuộc hội ngộ này đã phần nào nói lên cái triết lý "Âm, Dương nhất lý, Sinh tử đạo đồng" nơi gặp gỡ của tâm hồn nhân bản đông tây.

"Halloween," "All Soul's Day", "Cúng Cô Hồn" đều là những dịp để người sống tưởng nhớ, đoái thương những mảnh đời bất hạnh trong cõi u minh và trong cuộc sống hiện thực chung quanh...


pumpkins.jpg


Có lẽ người đời đã dùng phương pháp loại suy (Analogy) để từ đời sống hiện thực trần gian, tưởng tượng ra một thế giới của cõi âm nơi những linh hồn sinh hoạt sau khi chết. Đó là ý nghĩa của lập luận: "Cõi dương còn thế nữa là cõi âm!"


Thật vậy, tưởng tượng và hư cấu không thể nào bắt nguồn từ cái không không mà phải khởi đi từ một thực tại nào đó. Như vậy thì, phải chăng, "Jack Ó Lantern" chỉ là hình tượng của bao nhiêu thanh thiếu niên trong cuộc đời hiện thực, vì môi trường gia đình, xã hội, giáo dục hoặc vì những thúc bách thầm kín nào đó đã vô tình "đùa chơi với quỷ." Và vì đó họ đã lỡ tay đánh mất tuổi thơ, vì ham vui, vì lòng trắc ẩn, thương xót, vì tình bạn bè... mà đã vô tình vi phạm quy ước xã hội, lỗi với giáo điều tín ngưỡng, mang tội với gia đình... Rồi bị xã hội thẳng tay loại trừ...

Thật vậy, khi ra tay cứu quỷ một lần... Chỉ một lần thôi, là đủ, để cho cái xã hội với thành kiến hẹp hòi, với tư duy cố chấp... buộc tội đến trọn cả đời... không cất đầu lên nổi!

Ôi! Bao nhiêu thanh thiếu niên trong xã hội, chỉ vì một lần lầm lỡ trong đời thực mà đã không còn chỗ dung thân! Bao nhiêu linh hồn đã bị Thiên Đường từ chối, nhưng lại không đủ tiêu chuẩn vào Địa Ngục đã phải sống lang thang!

Trên đời này, nơi đây và hôm nay... thiếu gì người đang sống trong cảnh:

"Cô hồn vạn thuở buồn đơn chiếc

Có lẽ đêm nay cũng ngủ nhờ!"
Dù sao... thì Jack Ó Lantern cũng đã có một ngày hạnh phúc bên cạnh và cảm nhận hơi ấm của trái tim nhân loại...

picture.php



Một Vài chuyện Phim Về Ma Quỷ
:

1)
Màn Đêm che giấu sự trở về của ác quỷ:

Chuyện phim kể rằng: ngày 31 tháng 10 - 1963, một cậu bé sáu tuổi có tên là Micheal Myers đã giết người chị là Judith. Một thời gian ngắn sau đó Micheal bị đưa đi an trí tại Trại An Dưỡng Smith's Grove Warren County, nơi đây nó phải sống 15 năm trong im lặng dưới sự chăm sóc của một bác sĩ tâm thần là Sam Loomis.

Sau đó, ngày 30-10-1978, Micheal trốn thoát và trực chỉ về thành phố quê nhà là Hađonfield, Illinois. Tại đó, Micheal bắt đầu rình rập, săn đuổi một cô học sinh High School và hai người bạn gái của cô là Annie và Lyndạ Vào ngày 31 tháng 10-1978 mấy cô gái đều ở nhà một mình. Và đêm ấy, Micheal đã tấn công: siết cổ và cắt họng Annie, giết chết Lynda và bạn trai của cô tạ Rồi đi theo Laurie là một người giữ trẻ đang chăm sóc hai đứa 8 tuổi là Tommy Doyle và Lyndsay Wallacẹ Laurie đem đặt hai đứa trẻ vào một chỗ an toàn, rồi đi ra một chọi một với Micheal. Ngay khi Laurie sắp về nhà, Bác sĩ Loomis bắn Micheal và nhìn nó rơi khỏi ban công của nhà Lauriẹ Nhưng khi kiểm soát để đoan chắc là Micheal đã chết, Bác sĩ Loomis nhìn qua và thấy rằng thi thể của Micheal đã biến mất!

2) Sự Kinh Hoàng Không Bao Giờ Yên Nghỉ!

Chuyện phim: Sau vụ nổ trong dịp Halloween, thành phố Hađonfield nghĩ rằng Jamie Lloyd và người chú của cô là Micheal Myers đã chết. Nhưng không đúng như vậy. Người đàn ông mặc y phục đen đã bắt Jamie và đưa cô ta đến một nơi cất giấu bí mật. Tại đây nó làm cho cô mang thai và đứa bé đã sinh ra vào đêm trước ngày Halloween. Jamie, biết rằng đứa bé có thể sẽ bị giết, cho nên đã cố tìm cách trốn thoát với sự giúp đỡ của một người đàn bà tên là Marỵ Lập tức Mary phải đền tội bằng cách bị đóng một cái đinh lớn vào đầu do không ai khác hơn là chính Micheal. Jamie tự mình tìm một chiếc xe tải và bắt đầu lái đến một trạm xe buýt. Bà ta giấu đứa bé vào sau một tủ đựng ly phía dưới chậu rửa bát. Micheal tìm Jamie, nhưng bà ta đã đi xạ.. Ít ra là một khoảng thời gian ngắn và cuối cùng Micheal đành mất bóng bà ta.

Trước khi rời trạm xe buýt, Jamie đã gọi cho trạm cảnh sát địa phương rồi cho hệ thống DJ biết bà ta là ai và kẻ nào đang theo sau bà. Bác sĩ Sam Loomis nghe được việc này và lo lắng về những gì đã thực sự xảy ra ở trạm cảnh sát. Một người khác cũng nghe việc này và đã nghĩ rằng đây là sự thật. Người ấy là Tommy Doylẹ Tommy Doylẹ Tommy là đứa con trai nhỏ mà trước đây Laurie Strole giữ vào đêm Halloween 1978 - Nó đã bị ám ảnh bởi Michael và đã hình dung ra cái gì đang thực sự diễn rạ Nó nghe cuốn băng của Laurie và phát hiện rằng bà ta đang ở tại trạm xe buýt. Nó vội đi đến đó và tìm thấy đứa bé. Một gia đình mới đã dọn vào nhà của Myer's. Các thân nhân của Laurie Strokẹ Kara Stroke và con của bà là Dannỵ Danny cũng đã nghe "tiếng nói" mà Micheal đã nghẹ Việc này dẫn đến việc kia và Tommy cùng Kara, Danny và đứa bé cuối cùng đã trốn khỏi Micheal.


Nhiều sự việc khá rắc rối xảy ra cho đến khi ngôi mộ bị sụp xuống và người đàn ông áo đen bị lộ mặt không ai khác hơn là bác sĩ Wym trong dịp Halloween 10 năm trước. Họ đã bắt cóc Kara và đứa con trai của bà và giấu đứa bé. Rồi Tommy và Bác sĩ Loomis đi tìm chúng trong trại An Dưỡng. Micheal bị đá văng đi và Tommy, Kara, Danny thoát ra an toàn. Bác sĩ Loomis trở lại công việc chăm sóc không bao giờ chấm dứt với Micheal. Khi một tiếng kêu la vang lên và hết phim.

(Terror Never Rests In Peace)
 
×
Quay lại
Top