Những trải nghiệm tình yêu lãng mạn có nên nhất quán ?

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo : Should Romantic Experiences Be Consistent?
We expect other people but not us to be consistent
Published on September 27, 2008 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love

Khi tôi nói về những gì mọi người làm khi họ nhất quán, ý tôi là nhìn chung họ hành động theo những cách giống nhau dưới những tình huống giống nhau. Khi nghĩ về những gì mọi người nói, ý tôi là những gì họ nói là nhất quán và không có sự mâu thuẫn. Một phụ nữ là nhất quán khi cô ấy luôn luôn yêu bạn đời. Nhưng nếu hôm nay cô ấy nói " em yêu anh " và ngày mai lại nói " em không yêu anh    " thì đó là không nhất quán. Tính giống nhau của một hành động nhất quán phản ánh sự đáng tin cậy và tính có thể dự đoán.

Chúng ta mong đợi mọi người trở nên nhất quán, và sự mong đợi này có một giá trị trí tuệ và thực tiễn rất lớn. Tuy nhiên, từ quan điểm của cảm xúc, vốn được nảy sinh bởi sự thay đổi và nhiều nhạy cảm trước những yếu tố bối cảnh, thì giá trị của sự mong đợi ( mọi người là nhất quán ) là đáng nghi ngờ. Hành động của những người cực đoan, ví dụ, những người bị thống trị bởi những tư tưởng cực đoan , người tỏ ra không bị ảnh hưởng bởi sự phức tạp của thế giới, là người nhất quán. Mặt khác, những người nhạy cảm trước sự phức tạp của cuộc sống là người có tính linh hoạt hơn và do đó họ có thể sẽ ít nhất quán hơn. Khi một nhà chính trị được hỏi tại sao ông ấy thay đổi ý kiến của mình về một vấn đề nhất định ( do đó là không nhất quán ) , ông ấy đã nói :" bởi vì thực tế đã thay đổi."

Sự nhất quán của người khác trong những mối quan hệ cá nhân của chúng ta có ý nghĩa quan trọng, bởi vì hiểu và dự đoán được hành động của người khác có tầm quan trọng đến mức độ , phạm vi mà nó ảnh hưởng đến chúng ta. Đoán được hành động của người khác cho phép chúng ta chuẩn bị những phản hồi của mình và thậm chí là kiểm soát nó nếu có cơ hội. Những mục tiêu đó ít có lợi khi liên quan đến chúng ta và khi áp dụng vào chính những hành vi của chúng ta thì yêu cầu về sự nhất quán trở nên ít quan trọng. Chúng ta thường không nhìn nhận bản thân mình là người không nhất quán, mà chúng ta thường nhìn nhận người khác hành xử theo một cách không nhất quán.

Sự thiếu nhận thức về tính phức tạp của hoàn cảnh của người khác chịu trách nhiệm cho những hành vi không nhất quán trong một mối quan hệ cá nhân. Khi nói đến bản thân chúng ta thì nhu cầu về sự nhất quán là ít quan trọng vì sự phức tạp của chính chúng ta được tự động chịu trách nhiệm khi chúng ta đánh giá về nhiều thông tin về hoàn cảnh và niềm tin của chúng ta.

Vì vậy, những người nói với tôi về trải nghiệm yêu hai người cùng một lúc của họ , xem trải nghiệm này và những hành vi liên quan của họ là có thể chấp nhận được và hợp lý. Họ cố biện hộ cho hành động có vẻ không nhất quán của họ bằng cách chỉ ra sự phức tạp trong tình huống của họ và tập trung vào những khía cạnh khác nhau của những người họ yêu. Tuy nhiên, khi xem xét khả năng người bạn tình của họ có thể sẽ yêu 2 người cùng một lúc thì phần lớn trong số họ thấy hành vi này là không thể chấp nhận và không thừa nhận sự phức tạp trong tình huống của người bạn tình của họ. 

Nhu cầu mạnh mẽ về sự nhất quán là tương hợp với cái mà David Schnarch gọi là "the other-validated model of intimacy " ( Sự xác minh của người khác ) , ở đó , toàn bộ bản sắc của một người được dựa vào người khác. Khi mọi người không thể dự đoán được hành động của người họ yêu thì họ không thể xác minh được bản sắc của họ trong kiểu mẫu này. Nhưng nếu sự xác minh ( bản sắc ) của họ dựa phần lớn vào chính bản thân họ thì sự không nhất quán trong hành động của người khác sẽ ít có khả năng gây mất ổn định hoặc đe doạ bản sắc của họ.

Kiểu mẫu phổ biến của những mối quan hệ lãng mạn bao hàm sự mong đợi về sự chấp nhận, thấu cảm, sự xác nhận và sự có qua có lại từ người bạn tình. Và khi kiểu mẫu này bao hàm sự phụ thuộc sâu sắc vào người khác thì vấn đề về sự nhất quán của người khác có tầm quan trọng to lớn. Hãy xem xét trường hợp của Nancy, một phụ nữ đã kết hôn, cô ấy không muốn yêu bởi vì nó bao hàm sự phụ thuộc vào người khác :" Một khi tôi đã yêu, thì tôi đã đánh mất sự kiểm soát về niềm hạnh phúc của tôi; hạnh phúc của tôi thuộc về một ai đó. Điều quan trọng đối với tôi là tôi trải nghiệm niềm hạnh phúc của mình không phải thông qua một ai đó mà tôi không kiểm soát được tâm trạng của họ."

Trong nghiên cứu của Karen Kayser về những cuộc hôn nhân bất mãn, những sự kiện chính chịu trách nhiệm cho sự xuống cấp của tình yêu bao hàm hành vi kiểm soát của người bạn đời, cụ thể là hành vi bao gồm sự ra quyết định đơn phương. Nghiên cứu của bà chỉ ra , những người cố gắng , với rất ít thành công, nhằm chấm dứt quá trình bất mãn bằng cách làm hài lòng người bạn đời nhiều hơn nữa. " Tôi thay đổi những sở thích của mình nhằm làm cho chồng chấp nhận hơn"

Như một sự thay thế cho kiểu mẫu" sự xác minh của người khác ", Schnarch đề xuất về kiểu mẫu " tự xác minh " ( the model of self-validated intimacy ), dựa trên mỗi cá nhân tự duy trì sự tự chủ và giá trị bản thân của người đó. Trong kiểu mẫu này, nền tảng của hôn nhân lâu dài là sự khác biệt ( differentiation ) , đó là khả năng duy trì cảm nhận về bản thân của một người , trong khi vẫn có mối quan hệ gần gũi với người khác mà người đó có thể gây sức ép lên chúng ta , để chúng ta trở nên nhất quán với những nhận thức hoặc nhu cầu của họ. Trong kiểu mẫu này thì vấn đề về sự nhất quán trở nên ít quan trọng hơn. Kiểu mẫu này không cố gắng duy trì giai đoạn đam mê mãi mãi, mà thay vào đó nó khuyến khích sự phát triển bản thân và tự hoàn thiện của mỗi người và do đó yêu cầu sự tự chủ, sự nhạy cảm và sự linh hoạt rất lớn trước những hoàn cảnh sống phức tạp. Mỗi người phải bắt kịp với sự phát triển của người khác để giữ mối quan hệ tồn tại, và mỗi người phải thể hiện sự tự kiểm soát bản thân và không cố gắng kiểm soát người khác.

Nếu chúng ta dừng mong đợi về sự nhất quán tuyệt đối ở người khác, thì các mối quan hệ sẽ trở nên chân thực hơn. Đồng thời, chúng cũng sẽ trở nên phức tạp hơn. Dưới những điều kiện như vậy, những thái độ sống như tuyệt đối, kiên quyết, vô điều kiện ( absolute, uncompromising, and unconditional ) ít có cơ hội trở nên hữu dụng; những thái độ sống phức tạp và linh hoạt hơn thì có lợi  hơn. Từ bỏ mong đợi về sự nhất quán tuyệt đối không giống với từ bỏ mong đợi về một vài sự nhất quán. Sự nhất quán trong chừng mức nào đó sẽ luôn luôn là cần thiết nhằm ngăn ngừa sự không chắc chắn hoàn toàn về thế giới mà chúng ta sống.


 


 
 
×
Quay lại
Top