Những thực phẩm tốt và xấu cho bệnh xương khớp

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Bệnh xương khớp khi được nhắc đến nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng đây là bệnh của người cao tuổi Đó là một sai lầm Benh xuong khop là một bệnh lý rất rộng nổi bật là thoái hóa khớp hángđau khớp gối Việc chữa bệnh xương khớp hiện nay vẫn chưa như mong muốn và thuốc chữa bệnh xương khớp tây y hay có các tác dụng phụ Do vậy ta cần phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách ăn những thực phẩm tốt cho xương khớp

Để điều trị các bệnh về xương khớp, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ thì chế độ ăn uống hợp lý giúp tăng cường sức khỏe và giảm thiểu những khó chịu mà viêm khớp gây ra.

Vậy, chế độ ăn cho người bị bệnh xương khớp như thế nào?

Nguyên tắc chung

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc các bệnh về xương khớp cần cân bằng và đa dạng hóa việc thu nạp vitamin, khoáng chất, chất chống ô xy hóa và các chất dinh dưỡng khác.

Đối với những bệnh nhân thuộc nhóm thừa cân, béo phì duy trì chế độ ăn uống giảm cân. Ngược lại, người gầy yếu bị viêm đa khớp dạng thấp nên ăn nhiều bữa nhỏ để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Nhóm thực phẩm cần thiết cho bệnh nhân xương khớp

Axit béo omega-3

Mục đích: Axit béo omega-3 có tác dụng giảm viêm khớp hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng và tăng cường chăm sóc sức khỏe.

Phương pháp

Bổ sung thực phẩm có chứa axit béo omega-3 gồm: cá bơn, cá trích, cá ngừ, cà hồi hồ, cá hồi, cá mòi, cá thu…Ngoài ra, axit béo omega-3 còn có trong dầu quả óc chó, dầu hạt cải, hạt lanh và dầu hạt lanh chứa các chất chuyển đổi thành các axit béo omega-3.

Trứng

Mục đích: Trứng là một sản phẩm hoàn hảo gồm nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho bệnh nhân xương khớp.

Phương pháp

Bổ sung trứng trong thực đơn hàng tuần (3 lần/tuần) với các món: trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng hấp… để có một bộ xương khỏe mạnh.

Các loại rau củ quả

Mục đích: Rau củ quả có tác dụng cung cấp các loại vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cơ thể và bộ xương khỏe mạnh.

Phương pháp

Bổ sung trong thực đơn các loại rau quả có màu xanh thẫm như súp lơ xanh, cải xoong, cải xanh; các loại có màu da cam như bí ngô và một số gia vị như hành và tỏi.

Ngũ cốc

Mục đích: Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, trong ngũ cốc còn chứa nhiều carbohydrate phức, mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho người bệnh.

Phương pháp

Bổ sung các loại ngũ cốc như: gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, bắp rang, và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt khác trong thực đơn.

Trà xanh và các loại trà thảo dược

Mục đích: Các loại trà này có tác dụng thanh lọc cơ thể, kháng viêm, tái tạo lớp sụn giữa các khớp xương, rất tốt cho người bị bệnh xương khớp.

Phương pháp

Uống nước trà xanh hoặc trà thảo dược kết hợp với nước thanh thủy hàng ngày. Khuyến cáo những người bị bệnh xương khớp nên uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày.

Những thực phẩm cần kiêng kỵ

+ Các loại quả có hàm lượng đường cao như chuối, đào, cam, dứa, lê, dưa hấu..

+ Cà phê (cà phê chứa cafein khiến cho bệnh khớp trở nên tồi tệ hơn).

+ Bột mì khiến cho bệnh xương khớp tăng lên.

+ Hạn chế ăn những thực phẩm có lượng muối cao…


Lời kết

Bệnh viêm xương khớp đã trở thành vấn đề phổ biến gây đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi. Nguyên nhân dân đến các bệnh về xương khớp do: thừa cân béo phì, thiếu dinh dưỡng, thời tiết, môi trường…

Để khắc phục các hiện tượng do các bệnh về xương khớp gây nên, người bệnh cần áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các nhóm thực phẩm chứa Axit béo omega-3, trứng, các loại rau củ quả, ngũ cốc, nước trà xanh…Ngoài ra, cần tập thể dục điều độ, vận động nhẹ nhàng khi đau nhức xương khớp.
 
Bệnh xương khớp rất phổ biến và gây nhiều lo lắng cho mọi người vì bệnh ảnh hưởng đến việc đi lại và chất lượng cuộc sống hằng ngày Nhất là thoái hóa khớp háng đau khớp gối Thật ra ta có thể phòng benh xương khớp bằng cách ăn những thực phẩm tốt cho xương khớp hàng ngày Phòng bệnh hơn chữa bệnh và nhất là chữa bệnh xương khớp

1. Bổ sung canxi từ các loại thịt cá và xương ống

Với quan niệm ăn gì bổ nấy, các món ăn được hầm từ xương, sụn sẽ cung cấp một lượng canxi và các chất dinh dưỡng đáng kể giúp xương khớp luôn chắc khỏe. Các loại thịt, cá biển, tôm cua, sò, ốc,.. cũng là nguồn cung cấp canxi lý tưởng cho bạn. Nhưng hãy nhớ đừng ăn quá đà sẽ dẫn đến dư chất đạm, dễ mắc bệnh gout.

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung canxi là bí quyết tuyệt vời giúp bạn luôn khỏe mạnh, xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai.

2. Quả cà chua

Cà chua là loại thực phẩm xanh cực kì có lợi cho sức khỏe, cung cấp một lượng lớn vitamin và dưỡng chất, ngăn ngừa lão hóa, cung cấp collagen cho cơ thể. Cà chua giúp bảo vệ xương khớp, phòng chống thoái hóa, giảm đau khớp nhanh chóng. Nghiên cứu đã chứng minh hạt cà chua có thể thay thế chất aspirin có công dụng kháng viêm, giảm đau cực kì hiệu quả và an toàn.

3. Ngũ cốc

Đậu nành, các loại hạt… là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có khả năng tăng miễn dịch, tăng đề kháng, ngăn ngừa lão hóa, làm chậm quá trình oxy hóa.

Các gia vị như gừng, ớt, tiêu, lá lốt,… cũng có khả năng chống viêm rất tốt đồng thời giảm mạnh cảm giác đau nhức, triệu chứng sưng tấy của các khớp xương.

Khoa học cũng đã chứng minh đậu nành và bơ có khả năng kích thích các tế bào sụn khớp sản sinh Collagen – “thần dược” tạo sự liên kết và duy trì hoạt động của toàn bộ khung xương. Chỉ sau 6 tháng sử dụng bơ và đậu nành thường xuyên, các triệu chứng thoái hóa xương khớp thuyên giảm hẳn, cảm giác đau nhức cũng không còn và đặc biệt không hề thấy bất kì tác dụng phụ nào.

4. Các loại nấm và mộc nhĩ

Nấm là một loại món ăn ngon, giàu dinh dưỡng và cực tốt cho sức khỏe, có tác dụng tăng sức để kháng, ngăn ngừa lão hóa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, ung thư, đặc biệt là thoái hóa xương khớp.

Nấm hương rất hiệu quả trong việc chữa trị chứng chân tay tê bại, suy nhược cơ thể, ngoài ra còn có khả năng kháng viêm, chống viêm mạnh. Nấm hương rất giàu vitamin, hỗ trợ hấp thụ hàm lượng lớn vitamin D chống còi xương và thiếu máu, giúp cơ thể luôn khỏe khoắn, xương khớp vững chắc.

Mộc nhĩ bên cạnh công dụng ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch còn có khả năng tăng đề kháng, chống viêm nhiễm, chống sự hình thành khối u hoặc nhiễm phóng xạ. Kết hợp mộc nhĩ, nấm hương và một số loại rau củ khác như cà rốt, bông cải, ớt,… trong mỗi bữa ăn là bí quyết tuyệt vời giúp cơ thể bạn được bổ sung thêm vitamin A, E, C, K,…để xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai.

5. Rượu vang

Thụy Điển đã chứng minh rằng rượu vang có công dụng hữu hiệu trong việc ngăn chặn sự phát triển của các triệu chứng suy thoái xương khớp, giảm nguy cơ thoái hóa xuống những 50%.

6. Sữa và các loại thực phẩm chế biến từ sữa

Sữa là nguồn thực phẩm ưu tiền hàng đầu trong các thực phẩm phòng chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe vì trong sữa có nhiều canxi, thành phần cấu thành nên xương. Nếu không uống sữa tươi có thể thay thế bằng sữa chua, phô mai, sữa bò.

Trong một hộp sữa chua có hàm lượng canxi tương đương với một cốc sữa 250ml. Một miếng pho mát 30g cũng chứa lượng canxi tương ứng. Còn 1 ly sữa bò chứa khoảng 270mg canxi. Nếu lo ngại về lượng đường trong sữa và các chế phẩm từ sữa, bạn hãy chọn các sản phẩm ít đường hoặc không đường.

7. Rau xanh và các loại hoa quả

Một số loại hoa quả tốt cho người bị đau khớp như đu đủ, dứa, chanh, bưởi. Các loại trái cây này cung cấp men kháng viêm và sinh tố C, ngoài ra nếu đem quả bơ kết hợp với đậu nành có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen là thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương. Cụ thể, những người bị thoái hóa khớp gối hay khớp háng nếu uống trái bơ hay đậu nành trong vòng 6 tháng thấy giảm đáng kể các triệu chứng của thoái hóa khớp và không thấy có tác dụng phụ gì cả.

Một loại quả cũng có tác dụng rất tốt với người bệnh xương khớp phải kể tới chuối. Chuối có tập trung lượng trytophan và serotonin cao, đặc biệt là kali – chất điện phân ngăn ngừa mất canxi của cơ thể. Mỗi ngày bạn ăn một trái chuối là đủ.

Ngoài ra, một số loại rau xanh như bắp cải rất tốt cho người bệnh xương khớp. Bắp cải giầu vitamn K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. 100g bắp cải mang tới 0,2mg vitamin K trong khi lượng vitamin K hàng ngày cần nạp vào cơ thể là 0,03-1mg. Nếu không muốn ăn bắp cải, chúng ta có thể thay thế bằng cải thìa, cải xanh, cải xoăn… vì các loại cải này cũng hàm chứa rất nhiều vitamin K.

8. Giá đỗ

Giá đỗ có chứa phyto-oestrogen (hormone oestrogen thực vật), đặc biệt là isoflavon người bệnh giảm hẳn lo lắng về quá trình loãng xương, nhất là ở giai đoạn mãn kinh, khi xương mỏng đi nhanh chóng và gia tăng nguy cơ gãy xương.

9. Trà xanh

Trà xanh chứa một hàm lượng đáng kể chất flavonoid là chất chống ôxy hóa giúp giảm nguy cơ loãng xương. Tuy nhiên bạn cũng không nên uống quá 3 cốc nước trà/ngày vì trong trà có nhiều théine – một chất gây kích thích. Ở một số người, uống quá nhiều nước trà còn có thể gây đau đầu, thở gấp cũng như rối loạn tầm nhìn hay khó khăn về tiêu hóa. Nên tránh uống trà ít nhất 30 phút trước và sau bữa ăn.
 
×
Quay lại
Top