Những thói xấu của người Việt khi lái xe

Training

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/7/2011
Bài viết
4.659
Những thói xấu của người Việt khi lái xe

Ai cũng đi được xe máy, nhưng hầu hết điều khiển bằng chủ quan thay vì an toàn và đúng luật. Sự tùy tiện dần trở thành thói quen trong ứng xử giao thông khiến đường đã tắc lại càng tắc hơn.

Ý thức kém là một trong những nguyên gây ùn ứ, kẹt xe. Ai cũng biết! Ai cũng nói! Nhưng chẳng mấy người thực hiện, nhất là ở ngã ba, ngã tư nơi tập trung nhiều phương tiện.
Trên các diễn đàn mở, chúng ta gặp khá nhiều nhận xét đại loại như: “Ý thức giao thông kém!”, “Người Việt Nam là vậy!”, “Người Nhật hay phương Tây qua đây cũng bị nhiễm cái ý thức khi tham gia giao thông của người Việt”, “Ôi chà, Việt Nam mà!”, “chỉ có ở Việt Nam!”... Ai cũng đổ lỗi cho cái được gọi là “ý thức tham gia giao thông” nhưng chẳng mấy người tự mình thực hiện.
Đọc những dòng này mà thấy ngậm ngùi cay đắng! Chúng ta tự hào là người Việt Nam, luôn muốn nâng tầm đất nước. Tại sao mỗi người không thực hiện điều đó bằng cách tự giác chấp hành luật giao thông, ứng xử có văn hóa ngay trên đất nước thân yêu của mình.
490_treo-len-via-he.jpg
Tắc đường, xe máy trèo lên vỉa hè không phải là hiếm. Thói quen xấu của người Việt Nam khi tham gia giao thông

Trong dòng xe cộ tham gia giao thông chúng ta thấy phần lớn là xe máy, loại xe cực kỳ thuận tiện mà hầu hết ai cũng điều khiển được trước khi lấy bằng. Nói nôm na lấy bằng là để hợp thức hóa khi chạy xe ngoài đường. Như vậy một thực tế là ai cũng điều khiển được xe máy, nhưng chỉ theo thói quen mà mình tự học chứ không phải là lái xe an toàn và đúng luật. Và chính cái thói quen tùy tiện đấy lâu dần thành ý thức chạy xe tùy tiện như ngày nay.
Tháo gương chiếu hậu hoặc sử dụng sai mục đích
Phải nói rất ít người sử dụng gương chiếu hậu của xe máy trừ phi đã từng lái xe ôtô. Lý do là không có thầy cô nào chỉ bảo và “hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”, mà chỉ có mấy đứa bạn, đứa em khuyên lắp gương khác cho đẹp hoặc mốt và để đối phó với CSGT? Hoặc là xe của con mình đi nhờ thôi mà…
Không xi-nhan khi rẽ
Thói quen này phần lớn là từ việc đi xe đạp đưa lên xe máy với các bước đơn giản như sau: Lấn đường, vẫy tay và rẽ với cái lý “tôi đã xin đường” bất kể phía sau như thế nào. Có nhiều anh, chị, em vô tư rẽ ngay khi mới bật xi-nhan hoặc chuyển làn đột ngột và cắt ngay luồng giao thông gây ách tắc.
Tâm lý “mình không lấn thì thằng khác sẽ lấn"
Trong dòng xe cộ đông đúc, trong khi ôtô đang xếp hàng trên làn đường của mình thì xe máy như những dòng nước tự động điền vào các khoảng trống xung quanh dù ôtô đang xi-nhan xin rẽ. Tâm lý này một số tài ôtô bắt chước nên ùn tắc càng trầm trọng.
Tại sao có thói quen này? Do người giám sát giao thông chưa nghiêm và lấy lý do xe đông nên bỏ qua lỗi vi phạm lấn làn, sai tuyến của người đi xe máy. Một người chen được thì người khác bắt chước và dần dần hình thành thói quen “chen”, “lấn”, “cướp”, “tạt”, cắt” dù anh là dân lao động hay dân trí thức, chị là tiểu thư đài các hay buôn thúng bán bưng. Thói quen tùy tiện của anh chị đều giống như nhau.
Xe lớn đền xe nhỏ
Nhiều người là cho rằng xe nhỏ luôn đúng dù mình có sai luật cũng đóng góp thêm cho cái được gọi là ý thức tham gia giao thông của người Việt. Có va quệt xảy ra thì bất kể đúng sai, lấy “luật rừng” ra và tìm sự ủng hộ của quần chúng với sự phân biệt giai cấp giàu nghèo rất rõ rệt. Thế là tắc nghẽn cục bộ.
Xin anh bảo qua, vì em là con ông này, cháu chú nọ!
Không biết các "cha ông" dạy dỗ thế nào mà "con cháu" vi phạm luật giao thông thì mang uy tín của các vị ra để xin xỏ, miệt thị người thực thi pháp luật. Thậm chí nhiều "ông" còn ra mặt, lấy mình để bảo lãnh thay vì dạy dỗ con cháu cho nên người. Có lẽ các vị ấy thương con theo kiểu “cháu hát được 6 thứ tiếng rất chuẩn...” thì hại con mất rồi.
Ngoài phương tiện xe cá nhân, xe ben, xe buýt, xe công và thỉnh thoảng có cả mấy chú taxi cũng tùy tiện khi tham gia giao thông. Ben, buýt, công tùy tiện do “con hư tại mẹ” thì taxi do quá quen “lối cũ ta về” thành ra ẩu.
Tất cả hội tụ trên mọi nẻo đường và hình thành nên cái gọi là ý thức khi tham gia giao thông đáng buồn này.
Cần sự đồng lòng của các cơ quan quản lý với người dân

Tôi tin chắc, nếu ai đó có dịp đi ra nước ngoài, dù là đi du lịch hay công tác thì mỗi người đề chấp hành tốt quy định nước sở tại. Ví như xếp hàng mua đồ, tuân thủ luật giao thông, một phần là vì ý thức bảo vệ hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè. Bên cạnh đó, nếu không tuân theo, người đó sẽ trở nên lạc lõng và bị xem thường, nếu tiếp tục sẽ bị họ nhắc nhở, xử phạt…
Việc tuân theo luật thường xuyên, liên tục sẽ thành thói quen, lâu hơn nữa sẽ biến thành ý thức, tất cả các quy tắc được thực hiện một cách tự nhiên, không hề gây cảm giác gò bó. Để có được kết quả đó cần một quá trình tác động tương hỗ giữa cơ quan chức năng làm nhiệm vụ giám sát quản lý, và người dân trong vai trò thực hiện.
Đội mũ bảo hiểm ở Việt Nam là một ví dụ điển hình cho quá trình này. Lúc mới ban hành quy định đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe máy, ai cũng phản đối dù biết mũ bảo hiểm sẽ an toàn hơn cho chính họ. Để quy định được thực thi, cơ quan chức năng ngoài việc làm gương ra đã tích cực kiểm tra, xử phạt nghiêm. Sau một thời gian thực hiện, người dân quen dần với việc đội mũ bảo hiểm, mọi người hiểu được ý nghĩa, và bắt đầu nhắc nhau nếu thấy ai đó quên.
Bên cạnh việc bị nhắc nhở, xử phạt thì chính cảm giác lạc lõng, cô độc của những người cố tình vi phạm đã buột họ phải thay đổi. Như vậy ý thức đội mũ bảo hiểm được hình thành chỉ sau 5 năm thực hiện.
Làm gì để thay đổi?

Xin đừng đổ lỗi cho người khác
Mỗi người Việt hãy cố gắng tuân thủ luật, và nhắc nhở người vi phạm, thay đổi ý thức giao thông là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Các cơ quan công quyền xin hay học thêm tinh thần đồng đội, nghĩ tới những lợi ích toàn dân thay vì đùn đẩy trách nhiệm theo nối chẳng thể thay đổi những thứ ngoài kiểm soát của cơ quan mình.
Mỗi người dù bạn là ai, bạn làm nghề gì, sử dụng loại phương tiện gì khi tham gia giao thông hãy nhớ tuân thủ luật giao thông. Ai chưa rõ thì lên mạng hỏi bác Google hay ghé các diễn đàn ôtô xe máy để trang bị thêm về kiến thức vì an toàn của mình và người khác.
Luyện tập thói quen an toàn
Sử dụng gương chiếu hậu và bật xi-nhan đối với xe máy trước khi muốn rẽ. Quan sát thấy an toàn mới chuyển hướng và tránh cản trở luồng giao thông. Đi đúng làn đường, đúng tốc độ và ứng xử lịch sự như những gì bạn đang thể hiện qua hình thức bên ngoài, chia sẻ với người thân hay bạn bè về an toàn giao thông. Dần dần thói quen mới sẽ hình thành và sẽ giúp ý thức tham gia giao thông riêng của mình và chung của xã hội ngày một tốt hơn.
Đến lúc ấy, sẽ chẳng cần áp dụng những biện pháp "quyết liệt" thêm nhiều loại phí... mà đường vẫn thông, hè vẫn thoáng.
Chúc các bác lái xe an toàn!
 
Sáu thói xấu của văn hóa xe máy ở Việt Nam
Tính vô kỷ luật cá nhân, tiểu nông tùy tiện, gian vặt, vô kỷ luật tập thể hay tính vô cảm, còn những vô số những thói xấu đang tiềm ẩn sẽ có khả năng bùng phát.
Về Sài Gòn bây giờ, các bạn hẳn đã thấy những con đường kẹt cứng hàng ngàn xe cộ nhích từng chút một. Đại đa số là xe gắn máy hai bánh như Honda, Yamaha hay Suzuki. Khi 95% người dân sử dụng xe máy như ở Việt Nam hiện nay ngoài các tác hại về môi trường và sức khỏe, còn vô số những thói xấu đang tiềm ẩn sẽ có khả năng bùng phát. Những tính xấu này ai cũng có, nhưng chỉ phát triển mạnh mẽ khi gặp cơ hội.

Đi xe máy kiểu xã hội Việt Nam là một quá trình thích hợp nhất để phát triển những “đức tính” ấy, vì khi ấy ta sẽ tiếp cận với nhiều tình huống thuận tiện để cái phần “con” trong mỗi con người nhảy ra tung hoành áp đảo cái phần “người”; mà những tình huống này xe hơi ít khi gặp phải. Đó là:

a. Tính vô kỷ luật cá nhân: Vì xe máy nhỏ gọn, nên luồn lách rất dễ. Hễ kẹt đường là nhẩy lên hè, cho rằng mình nhẩy lên có một chút thì đã sao, có mòn lề mòn gạch gì đâu. Hoặc sẵn sàng dắt xe trèo qua “con lươn” xi-măng, tức là dải phân cách giữa đường. Hoặc hễ thấy khó băng qua đường để quẹo trái, là lập tức quẹo trái ép sát lề trái mà không băng qua đường, nghĩa là chạy ngược chiều làn xe trước mặt rồi từ từ len vào dòng xe ngược chiều ấy để băng ngang đường. Hoặc chạy ngược dòng xe trong đường ghi bảng một chiều vì “chỉ một quãng ngắn, chạy vòng làm gì cho mất công”. Xe hơi thì không làm thế được vì sẽ gây tai nạn ngay tức khắc.

b. Tính tiểu nông tùy tiện: Vì xe máy dễ ngừng lại nên khi đang chạy chợt trông thấy hàng bánh mì chẳng hạn là quay ngoắt lại để mua, mua xong rú ga phóng đi như bay vì chợt nhớ ra đã gần đến giờ hẹn đi nhậu. Cá tính “coi thường sự an toàn của người khác chỉ nghĩ đến tiện lợi cho mình” này nếu đi xe buýt hoặc xe điện sẽ không có dịp để phát triển. Sự ngừng tùy tiện của xe máy lại làm cho các hàng vặt cứ bày bán ngổn ngang trên lề đường, góp phần vào sự bát nháo của lề đường hè phố mà chính quyền không sao quản lý nổi.

c. Tính gian vặt: Đèn xanh của mình chưa lên; nhưng đoán chừng đường bên kia sắp đèn đỏ nên đón đầu chạy trước. Có người hỏi “Tôi chỉ chạy trước khi đèn xanh có vài giây đồng hồ, gian vặt ở chỗ nào?” Xin thưa, trong giao thông có khái niệm “lượng thời gian an toàn”. Lượng thời gian an toàn là tài sản tự nhiên của người công dân sử dụng phương tiện giao thông. Khi bạn chưa có đèn xanh mà đã chạy, thì bạn đã “ăn gian” của xe cộ của con đường trước mặt một khoảng thời gian an toàn của họ.

d. Tính vô kỷ luật tập thể: Vì luật lệ không chặt chẽ, nên người ta cho rằng hễ cùng nhau phá luật thì không ai phạt mình nổi. Ít khi Cảnh sát giao thông (CSGT) đuổi kịp và phạt nổi cả chục chiếc xe máy vượt đèn đỏ cùng một lúc.

e. Tính chụp giựt: Khi kẹt đường, ai cũng nhích lên từng tí, không ai nhường ai vì nếu nhường một người thì sẽ lại phải nhường thêm người nữa, cứ thế thì bao giờ mới đến nơi. Do đó mạnh ai nấy huých; đức tính lịch sự mã thượng sẽ bị thui chột dần dần sau nhiều năm chạy xe máy. Tại sao lòng mã thượng sẽ mất ? Bởi vì, nếu bạn liên tục giành giật từng mét đường trong cả giờ đồng hồ kẹt xe, khi về đến ngõ nếu gặp một bà cụ chậm chạp đi qua, bạn khó mà nhường bước vì đang có cái “đà”, cái tư duy giành giật từng tấc vẫn còn nằm nguyên trong đầu bạn. Lúc này mà nói đến chuyện thương người nghèo, chuyện làm từ thiện thì khó mà “cảm” được.

f. Tính vô cảm: Khi lòng ta nghĩ về đất nước, ngoài hình ảnh gia đình người thân thì hình ảnh thành phố, chợ búa, công viên, con sông, cây cầu, con đường con phố là hình ảnh nổi bật và đậm đà nhất trong tiềm thức chúng ta.

Nhưng nếu ngày nào ta cũng phải mất hai ba tiếng đồng hồ toát mồ hôi dang nắng hít vào vài chục lít khói xe làm hai buồng phổi đen lại; nhê nhích từng tí trong những con đường con phố, thì hình ảnh những nơi đường sá, và cả cái thị trấn ta sinh ra lớn lên ấy dần dần trở thành hình ảnh đáng ghét vì sự hỗn loạn, nhếch nhác và vô trật tự của nó.

Thực ra thì cái xe máy hai bánh nó không có tội tình gì cả. Nguyên nhân chính là do một xã-hội đông đúc sống tập trung trong những thành phố chật hẹp mà phương tiện giao thông công-cộng như xe buýt lại không thông dụng; không có subway (xe điện ngầm), không có light-rail bus (xe buýt điện trên đường ray), nên hầu như tất cả mọi người đều chạy xe máy. Cái xã hội ấy sẽ dần dần trở nên nhếch nhác, ô nhiễm, vô kỷ luật và sẽ đi xuống một cách thảm hại.

Độc giả Andy Nguyễn
 
Bữa kia mình ngồi trên xe buýt mà thấy nhỏ kia chở ghệ, mà tay chân tên đó táy máy gì đâu, nhìn phản cảm ghê luôn, mà 02 đứa hắn cứ tự nhiên tỉnh bơ. Hôm thứ bảy nắng quá Trời luôn, ngồi kế cửa sổ để đón gió nghe nhạc, thấy ông kia chạy Honda biển số 68 chắc là Kiên Giang, quên tắt xi nhan, cứ chớp tắt liên hồi, mình cũng không có định nhắc vì ngại la lớn/mắc cỡ, nhưng xe ổng với bus của mình cứ trờ lên vượt xuống rồi kế nhau hoài nên mình thấy gai mắt mới nhắc Xi-nhan, ổng chẳng có nghe rõ cứ hỏi gì em, gì em, làm mình phải ngó lại nhắc 02-03 lần. Sau đó là bus mình vượt mặt chiếc Honda đó luôn nên mình không có kiểm tra được là anh ta đã có nghe thấy và tắt xi nhan chưa
 
Ý thức của người tham gia giao thông hiện nay vẫn còn khá kém, không chỉ gây nguy hiểm cho mình mà còn ảnh hưởng đến người khác nữa
 
×
Quay lại
Top