Những thói quen xấu đẩy lùi việc học

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
https://home.univn.com/Tin-tuc-cap-nhat/Nhung-thoi-quen-xau-day-lui-viec-hoc.univn

Thói cẩu thả
Có những thói quen vô hình tồn tại trong lối sống của teen, khiến việc học của teen ngày càng đi xuống. Tất nhiên, đây không phải toàn bộ những thói quen teen có, nhưng nó là một trong những thói quen nổi bật, dễ thấy ở tuổi teen…

Nếu ép một teen lúc nào cũng phải từ tốn và cẩn thận thì đúng là chẳng khác gì bảo teen “bắc thang lên hỏi ông trời”. Ở cái tuổi teen, lúc nào con người ta cũng có chút gì đó vội vã, bồng bột và nhất là hay “cẩu thả ” trong mọi việc. Nhưng chính thói quen đó là một tác động không nhỏ đến việc học của teen.
Một bài toán tưởng chừng rất đơn giản, với những phép toán cộng trừ nhân chia rất đỗi bình thường, nhưng chỉ thiếu tính cẩn thận một chút thôi là “sai một ly, đi một dặm”. Minh Quân, 17t, trường LTV, ngậm ngùi tiếc nuối vì đã quá cẩu thả trong bái kiểm tra vừa qua, anh chàng cho biết: “Vì quá tự tin, cho rằng bài quá dễ, nên lúc làm bài xong mình đã không thèm kiểm tra lại. Cuối cùng, đến gần hết giờ, mình mới phát hiện do quá ẩu, đã tính nhầm ngay bước đầu tiên, nhưng lúc đó thì không còn kịp để sửa lại nữa...."
Hay trong bài tập đòi hỏi tính kiên nhẫn và cẩn thận, các teen chúng ta lại muốn rút gọn các bước và mau đi đến đáp số. Nhiều teen rút gọn “tất tần tật” những gì có thể rút gọn được. Nhưng đó không phải thông minh, chính vì những sự cẩu thả như vậy lại khiến teen bỏ ra bao công sức nhưng lại chẳng thu được gì.
Hãy nhớ, các thầy cô luôn chấm điểm dựa theo đáp số và quá trình thực hiện. Nếu teen biết cách làm, nhưng lại làm ẩu và không đủ các bước theo yêu cầu, hay trình bày không rõ ràng, thì cũng không đạt được điểm tối đa đâu teen nhé. Tất nhiên là giữa hai bài làm, một bài làm đầy đủ, công phu và đủ các bước theo yêu cầu, với một bài chỉ có kết quả, thì không thể nào cho hai bài một thang điểm giống nhau được.
Đôi khi bản thân teen nghĩ rằng lúc học ở nhà, học thêm thì cẩu thả tí, làm sai tí, điểm thấp tí cũng không sao. Teen nghĩ rằng khi đi thi hay kiểm tra teen sẽ cố gắng cẩn thận hơn. Nhưng điều đó hoàn toàn không đơn giản như thế, những gì đã hình thành thói quen thì khó có thể sửa được. Có những lúc teen muốn cẩn thận, nhưng do thói quen cẩu thả đã hình thành, không thể thay đổi đơn giản trong phút chốc, thế là "tiêu tùng"...

a1.jpg
Thói lười biếng
Sau cả ngày đi học về, hết học chính thức rồi lại đi học thêm, vùi đầu vào việc học đến mức ngán ngẩm, chuyện teen nhìn đến sách là “đổ lười” cũng có thể hiểu được phần nào. Nhưng lười biếng chính là yếu tố khiến cho việc học của teen ngày càng trở nên “nguy hiểm”. Tất nhiên, chẳng cần so sánh cũng biết, một học sinh cần cù, chăm chỉ, luôn đạt thành tích tốt hơn một học sinh lười biếng.
Khi teen trở nên lười biếng, teen sẽ làm việc một cách thờ ơ, không rõ ràng hay làm việc gì cũng lừng khừng, chờ đợi. Như trường hợp của Quốc Việt, 16t , biết mình vốn thông minh, nên anh chàng dành rất ít thời gian cho việc học. Việt luôn nghĩ rằng mình chỉ “ iếc sơ là nhớ” , nên thời gian dành cho việc học của anh chàng chẳng được bao nhiêu. Riết rồi Việt cứ “nhìn thấy sách vớ là ngán”. Đến khi chợt nhận ra, cái thông minh của mình không thể phát huy được nếu “quá làm biếng ” thì anh chàng mới tìm cách “ luyện siêng ” trở lại. Nhưng quá trình luyện tập ấy cũng chẳng mấy dễ dàng.
Người xưa có câu “Nhàn cư vi bất thiện”, khi teen lười biếng trong việc học, nó sẽ trở thành một thói quen ăn sâu vào cuộc sống sau này của teen. Và khi người ta quá “nhàn cư” thì cái “vi , tức hành động” dễ sa ngã vào những việc xấu. Nói đơn giản hơn như trong giờ kiểm tra, nếu teen vì một lí do nào đó không thuộc bài, có thể teen sẽ suy nghĩ đên việc “quay bài”. Đó là một hành vi không tốt vì làm được một lần, teen có thể làm thêm 2-3 lần sau thế nữa.
Hay chỉ bắt đầu từ những bài tập về nhà, teen nghĩ rằng không làm cũng không sao vì cho rằng nó không mấy quan trọng. Hoặc bài tập quá nhiều nên teen “buông xuôi”, cứ thế, 1 lần rồi 2-3 lần, nó vô tình trở thành thói quen cứ nhìn thấy học là lười…Ngay lúc còn có thể, thì hãy cố gắng “luyện siêng” vì lười biếng là con virut tấn công cực nhanh vào thói quen của teen, khó chữa trị lắm đấy!
Thói quen khất lần
Bất kì ai khi gặp khó khăn thì cũng có thể “nản chí”, vì vậy nhân gian hay nói vui rằng “gian nan bắt đầu nản”. Chỉ nói đến việc chép bài trên lớp, Do quá mệt, đôi khi do “lười lười” nên teen thường hay khất lần “thôi để về nhà chép”, đến khi về nhà lại “thôi mai lên lớp chép” .Thế là hết lần này đến lần khác, bài vẫn chưa chép...
Thói quen xấu này sẽ làm tiêu hao đi tinh thần phấn đấu của teen. Ngay khi teen đưa ra một quyết định sẽ cố gắng phấn đấu cho một việc gì đó, hay cố gắng đạt điểm cao trong môn học nào đó. Nhưng nếu cứ khất lần khất lượt “thôi để lần sau “, thì chẳng biết bao giờ sự quyết tâm của teen mới đi được đến đích....
Thói quen “thờ ơ”
Thói quen này nổi trội nhất ở các teenboy. Mỗi khi được thầy cô giao cho bài tập về nhà, dù bài tập chất cao như núi, nhưng đến 60% các teenboy sẵn sàng chọn giải pháp đi đá banh với “ lũ” hàng xóm sau đó mới về nhà làm bài. Đôi khi đá banh về quá mệt rồi lại “thôi , kệ đời, mai lên lớp tính”.
Không chỉ thờ ơ với bài tập, các teenboy đa phần không cảm thấy “đau lòng ” mỗi khi bị điểm thấp như các teengirl. Nỗi buồn chỉ “chan chứa” một lúc rồi lại thôi, không như các teengirl có thể “ăn không ngon, ngủ không yên” vì một điểm thấp.
Tuy vậy, không chỉ riêng các teenboy, các teengirl đôi khi cũng thờ ơ với kết quả học tập của mình. Nhưng tính về số lượng, thì không thể “dầy đặc” như các teenboy được. Một số teen nghĩ rằng đó là "sống đơn giản, không lo lắng”, nhưng hoàn toàn không phải vậy đâu teen nhé. Khi teen thờ ơ với việc học, là teen đang thờ ơ với những việc ảnh hưởng đến bản thân. Bên cạnh đó, không riêng gì việc học, teen rất dễ mắc vào những việc làm sai trái hay lại rơi vào những trường hợp ngoài ý muốn nếu tiếp tục có lối sống thờ ơ.
Vì vậy, ngay từ hôm nay, chớ thờ ơ với học tập hay kết quả của bản thân, teen cần xác định lại xem mình đã vấp phải những điều gì để sửa chữa trong tương lai mới mau tiến bộ được.
Kết
Con đường học tập chính là con đường khổ luyện giúp chúng ta vững chắc bước vào đời. Không đơn giản rằng chúng ta đến trường để học kiến thức, để có bằng cấp mà chúng ta đang đến trường để học tập cách sống và rèn luyện nhân cách nữa. Vì vậy dù vẫn đang ngồi trong hàng ghế nhà trường, các teen hãy cố gắng rèn luyện cho mình những thói quen tốt. Đừng để những thói quen tưởng chừng vô hại, lại ảnh hưởng đến tương lai và cuộc sống của teen sau này, teen nhé…
 
cái nào mình cũng có

vậy là sao ta?
 
Hiz, cái mô cũng có hết :KSV@08:Bùn thật
 
Á hà...tks bạn nhá...thói quen khất lần, cái này giúp cho lễ hội bắn pháo hoa đẹp hơn đây:KSV@05:
 
Á hà...tks bạn nhá...thói quen khất lần, cái này giúp cho lễ hội bắn pháo hoa đẹp hơn đây:KSV@05:
nhóc nói chi mà chị ko hiểu
haha, kiểm duyệt lại thấy cái j mình cũng có hết, buồn thật, buồn thật
 
nhóc nói chi mà chị ko hiểu
haha, kiểm duyệt lại thấy cái j mình cũng có hết, buồn thật, buồn thật
hê..nhìn lại mới thấy e nhầm...cái đó là thói quen thờ ơ chứ ko phải là khất lần...nổi trội ở các teenboy :KSV@10:
 
hix tội lỗi thật.
4 cái xơi cả 4
fải mau chấn chỉnh thôi.
 
:KSV@16:mình cũng đủ cả mới chán chứ
 
hok biết sao cái nào bamboo cũng có hết....:KSV@16:
 
Hi, nếu là con người mà không có những cái trên thì lúc đó là thánh nhân rồi? Nhưng là có ở mức độ nào? Mức độ cho phép, mức độ không cho phép,....
Và những ai có thể kiềm chế và giảm thiểu được tác động xấu của nó không?:)
Bởi dù sao nó cũng không thuộc về tính cách mà chỉ là do hoàn cảnh tạo nênvì thế nó có thể sữa chữa được, Tôi cũng đang cố giảm tác động xấu ẩu nó!
 
Quay lại
Top