Những sinh vật biển "quái lạ" ở rạn san hô

_Joey_

Cố gắng lên...sẽ tốt thôi ^^
Thành viên thân thiết
Tham gia
30/12/2012
Bài viết
831
Nghêu khổng lồ, tôm vạch, cá mập san hô... là những loài sinh vật biển có hình dáng bắt mắt sống ở rạn san hô...Rạn san hô ngầm dưới đáy biển chứa nhiều sinh vật hoang dã, thú vị, từ hàng đàn cá màu sắc sặc sỡ đến hung thần cá mập hay những con nghêu khổng lồ. Nó được coi như một viện sinh học thu nhỏ của đại dương vậy.


Đặc trưng ở những sinh vật biển sống ở rạn san hô thường có màu sắc sặc sỡ để "đánh lừa" các loài động vật săn mồi, sống cộng sinh để bảo vệ san hô hoặc có các tập tính sống dựa vào những rạn "đá quý của biển" này.


Cùng lặn xuống biển sau và khám phá những điều thú vị về một số loài sinh vật biển quái lạ dưới đây.


1. Nghêu khổng lồ phương Nam - "cosplay" san hô


872434-nhung-sinh-vat-bien-quai-la-o-ran-san-ho.jpg


Nghêu khổng lồ phương Nam (có tên khoa học là Tridacna derasa) hay còn được gọi là trai trượng. Đây là một trong những loài động vật thân mềm lớn nhất thế giới với kích thước cơ thể có thể đạt đến 60cm chiều dài.

872434-nhung-sinh-vat-bien-quai-la-o-ran-san-ho-1.jpg


872434-nhung-sinh-vat-bien-quai-la-o-ran-san-ho-2.jpg


Với hai mảnh vỏ dày mịn và có hình lượn sóng ở mép, trông những con nghêu này như một đôi môi khổng lồ, mềm mại và xanh biếc dưới đáy đại dương. Chúng thường có màu xanh rực rỡ bắt mắt, màu sắc này thay đổi theo từng cá thể, không con nào giống con nào.


872434-nhung-sinh-vat-bien-quai-la-o-ran-san-ho-3.jpg


Nghêu khổng lồ sinh sống chủ yếu tại vùng biển nhiệt đới ở Đông Nam châu Á và phía Nam Australia, trong đó có khu vực biển Đông của Việt Nam. Loài nghêu khổng lồ này ẩn mình trong các rạn san hô như để "cosplay" chính những rạn san hô đó, tồn tại chủ yếu bằng cách hấp thụ các hợp chất hữu cơ được hòa tan trong nước qua lỗ miệng.


872434-nhung-sinh-vat-bien-quai-la-o-ran-san-ho-4.jpg


Chúng cũng là một loài động vật lưỡng tính khá đặc biệt. Lúc đầu, chúng là con đực nhưng khoảng một năm sau khi trưởng thành, nghêu khổng lồ có thể trở thành lưỡng tính với sự xuất hiện của cả hai cơ quan sinh dục đực và cái.



2. Tôm san hô vạch - "công nhân vệ sinh" trong rạn san hô


872434-nhung-sinh-vat-bien-quai-la-o-ran-san-ho-5.jpg


Một phần quan trọng khác trong rạn san hô là những con tôm san hô vạch. Tôm san hô vạch (có tên khoa học là Stenopus hispidus) hay tôm dọn vệ sinh, tôm đấm bốc vạch, tôm vạch.

872434-nhung-sinh-vat-bien-quai-la-o-ran-san-ho-6.jpg

Một con tôm san hô vạch đang làm tổ trong một miếng bọt biển.


872434-nhung-sinh-vat-bien-quai-la-o-ran-san-ho-7.jpg

Cơ thể của tôm san hô vạch được phủ bởi nhiều gai cứng, chủ yếu giúp chúng tự vệ. Với hai bộ càng lớn và nhiều càng nhỏ khác, chúng là những “công nhân vệ sinh” của hệ sinh thái san hô này.


Chúng có nhiệm vụ quen thuộc là loại bỏ tế bào chết, kí sinh trùng và nấm khỏi cơ thể những con cá mà chúng bám vào. Loài tôm vạch này có thể làm sạch móng tay rất cẩn thận nếu ta đưa tay về phía chúng.
3. Mực Caribbean - chọn san hô làm nhà


872434-nhung-sinh-vat-bien-quai-la-o-ran-san-ho-8.jpg


Mực Caribbean hay còn được gọi là mực san hô, có tên khoa học là Sepioteuthis sepioidea. Chúng được tìm thấy sinh sống ở trong các rạn san hô thuộc vùng biển Caribbean.


872434-nhung-sinh-vat-bien-quai-la-o-ran-san-ho-9.jpg


Dù nhỏ chỉ khoảng 20cm và không hay di chuyển như những loài mực khác nhưng mực Caribbean có những kĩ năng thú vị và độc đáo riêng.


872434-nhung-sinh-vat-bien-quai-la-o-ran-san-ho-10.jpg

Mực san hô đang giơ “tay" song song theo những cành san hô mềm vươn thẳng.


872434-nhung-sinh-vat-bien-quai-la-o-ran-san-ho-11.jpg


Đây là loài mực đầu tiên được biết đến với kĩ năng bay khỏi mặt nước. Ngoài ra, nó cũng có thể thay đổi đến gần 40 màu sắc khác nhau để phù hợp với việc giao tiếp, ẩn náu kẻ thù hay thu hút bạn tình… Một điều thú vị là mực Caribbean có thế giữ nguyên vị trí tới 40 phút.
4. Cá mập Whitetip - "nghỉ ngơi" trong rạn san hô


872434-nhung-sinh-vat-bien-quai-la-o-ran-san-ho-12.jpg


Mang tên của hung thần biển cả nhưng cá mập san hô Whitetip (tên khoa học là Triaenodon obesus) lại có kích thước khá khiêm tốn so với các loài cá mập khác, thường to không quá 1,6m với cơ thể thanh mảnh và ngắn.

872434-nhung-sinh-vat-bien-quai-la-o-ran-san-ho-13.jpg



Đây là loài sống quanh các rạn san hô, dưới mực nước biển chỉ khoảng 8 - 40m và đặc biệt phổ biến ở khu vực rạn san hô Ấn Độ - Thái Bình Dương.


Khác với các nhánh họ hàng cá mập to lớn khác phải bơi thường xuyên để thở, nhờ cấu tạo đặc biệt của mang cá mập san hô Whitetip thích sử dụng phần lớn thời gian để "nghỉ ngơi" trong hang động hoặc luồn lách trong cách rạn san hô vào ban ngày.


872434-nhung-sinh-vat-bien-quai-la-o-ran-san-ho-14.jpg


Ban đêm, chúng sẽ bơi lên để săn mồi. Loài cá mập này có thể sống từ vài tháng đến hàng năm ở một khu vực san hô trước khi chuyển đến khu vực tương tự khác.

 
×
Quay lại
Top