Những siêu dự án về cơ sở hạ tầng sẽ thay đổi châu Phi

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Từ đường sắt đến cảng biển, đây là những siêu dự án về cơ sở hạ tầng mang sứ mệnh cao cả sẽ thay đổi toàn diện nền kinh tế châu Phi.

Ảnh: Siemens AG.
1. Trên khắp châu Phi, những hệ thống vận tải cải tiến và thành phố thông minh đang được xây dựng để thúc đẩy nền kinh tế và tăng cơ hội giao thương.

Những kế hoạch về đường sắt cao tốc ở Ai Cập đã được công bố vào tháng 1/2021. Tuyến đường dài 286 dặm này sẽ là một phần của mạng lưới 600 dặm lớn hơn. Ảnh: Siemens AG.

---

Ảnh: Giải pháp Năng lượng MAN.
2. Dù Nigeria là một trong những quốc gia giàu dầu mỏ nhất châu Phi nhưng những nhà máy lọc dầu của quốc gia này chỉ đang hoạt động ở quy mô nhỏ. Điều đó gây bất lợi cho nền kinh tế - việc thiếu hụt dầu mỏ đồng nghĩa với Nigeria phải hứng chịu những đợt cắt giảm năng lượng thường xuyên. Nhưng người giàu nhất châu Phi, ông Aliko Dangote, lại sắp xây dựng một nhà máy lọc dầu. Nhà máy này sẽ giải quyết vấn đề dầu mỏ của Nigeria. Nằm trên 2635 hecta đất, nhà máy lọc dầu Dangote Petroleum sẽ là nhà máy lớn nhất ở châu Phi, với công suất xử lý 650.000 thùng một ngày. Dangote hy vọng sẽ tạo ra thị trường cho ngành dầu thô của Nigeria trị giá 11 tỷ đô hằng năm. Nhà máy lọc dầu này dự kiến khai trương năm nay. Ảnh: Giải pháp Năng lượng MAN.
---

Ảnh: Cảng Lekki.
3. Những dự án như Cảng biển sâu Lekki ở Lagos hướng đến tái định vị những thành phố của châu Phi thành những trung tâm kinh doanh mang tính cạnh tranh quốc tế.

Cảng biển đa dụng này sẽ là cảng biển sâu nhất ở vùng hạ Sahara của châu Phi, nhằm tăng cường hoạt động thương mại của Nigeria trên khắp Tây Phi và tiềm năng giao thương toàn cầu của đất nước này. Cảng biển được thiết kế để xử lý 4 triệu tấn hàng khô mỗi năm. Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã cho dự án mượn 629 triệu đô và Công ty Kỹ thuật Cảng Trung Quốc đang tài trợ 221 triệu đô vốn chủ sở hữu cho cảng biển này, dự kiến tạo ra doanh thu 361 tỷ đô và 170.000 việc làm mới. Cảng biển sẽ hoàn công vào năm 2022, hiện đang thi công ở giai đoạn đê chắn sóng. Ảnh: Cảng Lekki.

---

Ảnh: Khaled Desouki/AFP/Getty Images.
4. Chỉ cách Cairo 45 kilomet về phía đông, Ai Cập đang thi công một Thủ đô Hành chính Mới. Dự án trị giá 58 tỷ đô này khởi công năm 2015, được thiết kế để trở thành một trung tâm của chính phủ và ngành công nghiệp tài chính. Ai Cập hy vọng sẽ thu hút một phần trên tổng dân số 20 triệu người của thủ đô Cairo hiện tại chuyển đến thành phố mới, vốn có sức chứa đến 6,5 triệu người.

Thành phố sẽ có nhiều toà nhà chọc trời, bao gồm toà tháp Iconic sắp sửa trở thành toà nhà cao nhất châu Phi. Hiện tại, một dự án đường sắt đơn dài 100 kilomet, trị giá 4 tỷ đô kết nối Cairo và thành phố mới đã được công bố. Ảnh: Khaled Desouki/AFP/Getty Images.

---

Ảnh: Eduardo Soteras/AFP/Getty Images.
5. Đập thuỷ điện Grand Ethiopian Renaissance (GERD) là một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất châu Phi. Được xây dựng trên sông Nile Xanh gần biên giới Ethiopia và Sudan, đập thuỷ điện trị giá 5 tỷ đô này sẽ tạo ra 6000 megawatt điện mỗi năm. Dự án này hướng đến việc biến Ethiopia thành nước xuất khẩu thuỷ điện lớn nhất châu Phi.

Nhưng đập thuỷ điện đã vướng phải ồn ào ngay từ lúc bắt đầu. Sông Nile Xanh là một trong hai nguồn cấp nước của sông Nile, cung cấp 85% lượng nước chảy lên phía bắc đến Sudan và Ai Cập rồi đổ ra Địa Trung Hải. Những thoả thuận thời thuộc địa quy định Ai Cập và Sudan, những quốc gia dựa vào nguồn cấp nước của sông Nile, duy trì sự kiểm soát trên dòng sông từ trước, nhưng đập nước của Ethiopia đe doạ đến thoả thuận ấy. Những cuộc đàm phán giữa Ethiopia, Sudan và Ai Cập đang được triển khai, nhưng vẫn chưa đạt được thoả thuận chung. Ảnh: Eduardo Soteras/AFP/Getty Images.

---

Ảnh: Patrick Meinhardt/Bloomberg/Getty Images.
6. Được thiết kế để kết nối những thành phố lớn ở Kenya, và sau đó là những quốc gia láng giềng, Đường sắt Standard Gauge của Kenya là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất được Kenya đảm nhận kể từ khi đất nước này giành được độc lập năm 1963.

Quá trình thi công 482 kilomet đầu tiên giữa thành phố biển Mombasa và thủ đô Nairobi của Kenya đã hoàn thành năm 2017. Với vận tốc 120 km/giờ, chuyến tàu di chuyển giữa hai thành phố giờ đây chỉ còn 4 giờ đồng hồ thay vì 12 giờ. Dự án trị giá 3,8 tỷ đô này được công ty xây dựng Trung Quốc China Road and Bridge Corporation (CRBC) thi công, và 90% được Ngân hàng Exim cấp vốn. Ảnh: Patrick Meinhardt/Bloomberg/Getty Images.

---

Ảnh: Patrick Meinhardt/AFP/Getty Images.
7. Giai đoạn 2 của dự án Đường sắt Standard Gauge kết nối Nairobi và Naivasha (thị trấn được du khách yêu thích vì nằm gần Vườn Quốc gia Hell's Gate và Vườn Quốc gia núi Longonot) đã mở cửa cho hành khách năm 2019. Dự án 1,5 tỷ đô này cũng được CRBC thi công và Ngân hàng Exim cấp vốn. Phần công trình mở rộng đến tuyến đường hiện hành vẫn đang được xem xét trong những năm tới, với những tuyến đường được đề xuất kết nối với Ethiopia, Uganda và Nam Sudan, cũng như những tuyến đường nội địa Kenya. Ảnh: Patrick Meinhardt/AFP/Getty Images.
---

Ảnh: Pius Utomi Ekpei/AFP/Getty Images.
8. Một dự án đường sắt tham vọng khác là Đường sắt Standard Gauge Lagos-Kano ở Nigeria sẽ kéo dài 2700 kilomet từ cảng biển thành phố Lagos đến thành phố Kano phía bắc, gần biên giới với Niger. Nhằm thúc đẩy nền kinh tế, đường sắt này sẽ chuyên chở cả hành khách và hàng hoá. Được Công ty Xây dựng Kỹ Thuật Dân dụng Trung Quốc (CCECC) thi công và được Ngân hàng Exim cấp vốn một phần, dự án này đang hoàn công ở nhiều công đoạn: đoạn đầu tiên giữa Abuja và Kaduna hoàn thành năm 2016, trong khi đoạn thứ hai từ Lagos đến Ibadan đã bắt đầu nghiệm thu vào tháng 12/2020. Ảnh: Pius Utomi Ekpei/AFP/Getty Images.
---

Ảnh Namport.
9. Là cảng thương mại lớn nhất Namibia, vịnh Walvis xử lý 5 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Dự án kéo dài 5 năm và trị giá 300 triệu đô đã giúp cảng biển tăng hơn gấp đôi công suất xử lý container và giảm thời gian tàu thuyền chờ đợi. Cảng container mới được xây dựng trên 40 hecta đất khai hoang, được công bố đi vào hoạt động đầy đủ vào tháng 9/2020. Ảnh Namport.
---

Ảnh: Khaled Desouki/AFP/Getty Images.
10. Kênh đào Suez của Ai Cập đã tiêu tốn 8 tỷ đô để mở rộng vào năm 2015 nhằm tăng khả năng giao thương, và nó đã được đền đáp, với doanh thu tăng 4,7%. Tuy nhiên kênh Suez có thể được mở rộng thêm: Vào tháng 9/2020, Hala el Said, Bộ trưởng Bộ Phát triển Quy hoạch và Kinh tế cho biết 1,1 tỷ đô đã được phân bổ để nâng cấp dự án kênh đào Suez năm 2021. Là một trong những nguồn thu nhập chính của quốc gia, việc tăng năng suất của kênh đào là rất quan trọng cho phát triển kinh tế trong thập kỷ tiếp theo. Những đề xuất bao gồm 4 đường hầm bên dưới kênh đào và những nâng cấp thiết bị. Ảnh: Khaled Desouki/AFP/Getty Images.
---

Ảnh: Moise Gomis/AFP/Getty Images.
11. Công trình bắt đầu từ dự án tỷ đô Eko Atlantic nhằm thay đổi diện mạo của Lagos (thành phố lớn nhất Nigeria) vào năm 2009. Trung tâm tài chính mới này có sức chứa đến 300.000 cư dân và 150.000 người đi về mỗi ngày, diện tích 10 kilomet vuông đất khai hoang. Tuy nhiên nhiều người quan ngại sự phát triển của Eko Atlantic đang gây ra xói mòn bờ biển, và có thể khiến những vùng lân cận dễ bị ngập lụt. Ảnh: Moise Gomis/AFP/Getty Images.
---

Ảnh: Konza Technopolis Development Authority (KoTDA).
12. Vẫn còn đang ở giai đoạn đầu thi công, Thành phố Công nghệ Konza được thiết kế để trở thành quê nhà của nền công nghiệp mới nổi ở Kenya. Chỉ cách Nairobi 37 dặm, thành phố rộng 5000 mẫu này là dự án cao cấp của Kenya 2030 Vision, một sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông.

Tiến độ thi công dự án còn chậm, nhưng nó đã huy động được hơn 666 triệu đô tiền tài trợ từ Trung Quốc và gã khổng lồ viễn thông Huaweii sẽ đảm nhận việc phát triển trung tâm dữ liệu cho dự án. Những kế hoạch hiện tại gồm có công nghệ thành phố thông minh tích hợp như cảm biến đường bộ nhằm tối ưu hoá luồng giao thông. Ảnh: Konza Technopolis Development Authority (KoTDA).


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo CNN World)
 
×
Quay lại
Top