Những "phẩm chất" nào của bạn mà Sếp ngán nhất!

Tham gia
7/10/2013
Bài viết
0
Chinh phục được nhà tuyển dụng khó khăn nhưng chỉ là bước đầu. Vấn đề quyết định là bạn có trụ được và phát triển với công việc đó hay không. Nhiều công việc có cơ hội phát triển rất tốt, nhưng vì những "phẩm chất" của mình, chính mình tự bỏ đi cái cơ hội đó mà không hề biết.

Những ngày đầu mới nhận việc ở môi trường mới, là những ngày "tuần trăng mật" của cuộc hôn nhân giữa bạn với công ty. Là tâm trạng của cô dâu mới về nhà chồng, chúng ta thường "rón rén" quan sát, tìm hiểu công việc và những người xung quanh, đặc biệt quan sát ai là người ảnh hưởng nhất đến nơi mình đang làm. Sếp trực tiếp mình có đặc điểm gì, xung quanh đồng nghiệp của mình ra sao...

Sau khi đã quen với môi trường làm việc mới, cá tính của mình bắt đầu bộc lộ ra. Những kẻ tài năng thường có cá tính mạnh, những kẻ yếu thì phải biết vâng lời ...đó là đặc điểm thường gặp. Ở đây không bàn đến năng lực chuyên môn, mà bàn về tính cách của chúng ta.

Như bài viết trước đã đề cập, khả năng chuyên môn chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ chính là tính cách, cá tính của bạn phù hợp với những tiêu chí mà nhà quản lý, lãnh đạo cần. Cá tính cũng phát triển theo 2 chiều hướng, tích cực và tiêu cực. Các Sếp mong muốn bạn thể hiện trách nhiệm trong công việc, đoàn kết, hòa đồng và giúp đỡ lẫn nhau. Tận tụy trong công việc, thật thà, đóng góp những sáng kiến góp phần phát triển công ty. Khả năng quản lý nhóm hay điều khiển nhân sự dưới quyền...Tuy nhiên, chẳng có ai có tính cách đẹp đẽ thuần túy như vậy.

Bên cạnh những điều Sếp mong muốn như trên, nhiều cá tính Sếp rất ngán nếu phải nhìn thấy ở nhân viên. Đó là những phẩm chất gì?

- Thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc: nhiều kẻ quan niệm rằng làm việc tới tháng nhận lương nên không cần phải cố gắng chi cho mệt. Với những "kỹ xảo" lánh nặng tìm nhẹ sẽ giúp cho bản thân ta "thảnh thơi" hơn. Trước mặt mọi người ta thể hiện rất có trách nhiệm, nhưng sau đó, bằng những "thủ thuật" khéo léo, ta đùn đẩy việc cho hết người này đến người kia. Tình trạng này kéo dài, bạn sẽ lọt vào "bảng phong thần" của Sếp mà chính bạn chẳng hay biết.

- Thường xuyên bất mãn, không cố gắng: cuộc sống cũng như công việc, cái mà chúng ta thích rất ít. Cuộc sống bắt ta phải làm. Nhiều người tỏ ra bất mãn khi được giao công việc không như ý. Bạn thường xuyên thể hiện sự chán nản và không cố gắng, thường tỏ thái độ bất cần...sớm hay muộn gì bạn cũng phải thay đổi nơi làm việc mà thôi.

- Tỵ nạnh nhau công việc, gây mất đoàn kết, lôi kéo những kẻ khác ủng hộ mình. Đó là hành động bạn đang phá hoại tổ chức mà Sếp đang cố gắng xây dựng, điều này thật nguy hiểm. Những bạn đã có chút vị trí và có ảnh hưởng đến người khác, đây là điều rất cấm kỵ. Khi Sếp trảm bạn rồi, ekip mà bạn lôi kéo cũng phải đi theo, vì có ở lại cũng làm gián điệp cho bạn mà thôi.

- Cố ý làm trái, gây thất thoát, thiệt hại cho tổ chức, bán thông tin cho đối thủ...là tội rất nặng, cần phải loại bỏ khi phát hiện.

....

Như vậy, đứng về mặt tổ chức, công tác nhân sự rất quan trọng. Muốn cơ cấu hay bố trí lại công việc, bắt đầu từ khâu tổ chức nhân sự. Chọn nhầm người gây hậu quả nghiêm trọng. Với kinh nghiệm thương trường cùng những thông tin đa dạng...Sếp rất nhạy cảm khi có sự "biểu hiện" hơi khác của nhân viên. Con mồi thì vẫn vô tư vì nghĩ rằng chẳng ai biết. Bạn đã vào danh sách cần phải theo dõi...thì khó mà tạo được sự uy tín và thăng tiến trong công việc.

Kinh nghiệm của Sếp là tin thì dùng, không tin không dùng. Năng lực yếu thì sẽ được đào tạo, quan trọng là an toàn. Có thể thấy rằng, khi tin tưởng sẽ được giao việc quan trọng. Khi phụ trách những việc quan trọng nghĩa là chính công việc đó sẽ đào tạo cho bạn, Sếp sẽ chia sẻ kinh nghiệm những lúc cần thiết. Sự thăng tiến và tưởng thưởng sẽ theo đó mà tìm đến bạn. Ngược lại, dù khả năng của bạn rất khá, nhưng những "phẩm chất" của bạn "trái cách", bạn sẽ không bao giờ là người quan trọng để giao những công việc quan trọng.

Trên thực tế, không phải lỗi của bạn mà do tổ chức. Điều đó đúng, nhưng nếu bạn thay đổi thường xuyên công việc mà bạn không thể phát triển được thì phải xem lại chính bạn.

Đến đây, chúng ta thấy rằng, chuyên môn khá chỉ là điều kiện cần. Phẩm chất "đúng cách" mới là điều kiện đủ. Có đủ 2 điều kiện chúng ta mới thành công. Điều này giải thích tại sao nhiều người học giỏi nhưng vẫn không thể thành công được vì còn thiếu.

Những phẩm chất tốt và xấu tạo nên cá tính của mỗi chúng ta. Không có ai tốt đẹp hết và cũng chẳng có ai xấu xa tất cả. Cái tốt và cái xấu luôn tồn tại trong mỗi con người chúng đấu tranh với nhau. Bên nào thắng sẽ thể hiện ra hành động. Nhận thức được điều này giúp chúng ta loại bỏ bớt tính "khôn lỏi" vốn là đặc tính nổi trội của người Việt Nam.

Chúng ta thường được dạy rằng, người Việt thông minh, khéo tay, chịu khó...nhưng bên cạnh đó sự vô tổ chức, tỵ nạnh, khôn lỏi...cũng nổi trội không kém. Điều đó làm cho nhiều nước ngán lao động Việt Nam. Khi nào đặc tính này còn lất át những ưu điểm của người Việt, lúc đó ta vẫn không thể thành công và Việt Nam vẫn đi trên con đường nghèo nàn lạc hậu.
 
nếu các bạn boăn khoăn, và cần tư vấn, hãy liên hệ trực tiếp với trung tâm, tư vấn viên sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn nhé
 
×
Quay lại
Top